Say rượu và những điều bạn chưa biết

98
0
16

hatenanews

Member

Nếu lạm dụng loại thuốc này, chất độc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và gan…lâu dần gây ra những căn bệnh xơ gan, ung thư gan...

Người Việt Nam thường quan niệm “vô tửu” bất thành lễ. Chính vì vậy, trong các buổi tiệc, rượu bia luôn là đồ uống được ưu tiên. Để chứng tỏ mình là người có “tửu lượng tốt” và tránh mệt mỏi do rượu gây ra, nhiều người đã nhờ đến thuốc chống say rượu.

Tìm hiểu thêm: Những tác hại do uống nhiều rượu bia

Tuy nhiên, nếu thường xuyên sử dụng thuốc chống say rượu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra một số bệnh căn bệnh nguy hiểm.

Cơ chế thẩm thấu của rượu

- 5 phút sau khi uống, chất ethanol trong rượu bắt đầu xâm nhập vào các mạch máu.

- 30 đến 120 phút tiếp theo là khoảng thời gian ethanol tiếp tục lan truyền đến các bộ phận khác trong cơ thể. Và đây cũng là lúc chất cồn “ngấm” vào não, tạo ra cảm giác say.
Say rượu (Ảnh minh họa)
Đề phòng say rượu

- Kết hợp vừa ăn và uống.

- Uống từ từ để có thời gian chuyển hóa lượng cồn đã thấm vào người.

- Dùng những thức ăn như: củ cải trắng, rau cải trắng, rau cần, những món ăn chế biến từ đậu xanh.

- Ăn những món ăn giúp trung hòa, giàm lượng cồn hấp thụ hoặc phân giải cồn trong rượu: các món nhiều dầu mỡ; các loại trái cây: cam, chanh, quýt, dâu tây…

- Tuyệt đối không uống rượu với những loại nước ngọt có gas, vì phản ứng tạo bọt khí sẽ làm tăng tốc độ cồn ngấm vào máu.
Không uống rượu với nước ngọt có ga (Ảnh minh họa)
- Nói chuyện thật nhiều khi uống rượu, việc này làm hơi rượu được đẩy bớt ra ngoài và tiến trình giải phóng rượu trong cơ thể cũng xảy ra nhanh hơn.

- Uống kèm nước suối hoặc húp canh để làm loãng nồng độ rượu trong cơ thể.

- Chỉ nên uống một loại và tốt nhất là rượu vang.

Cách uống rượu không say

Ăn lòng trứng gà hoặc trứng vịt

Chất abumin của lòng trứng có tác dụng kết tủa cồn trong rượu, giảm lượng cồn hấp thu do đó giảm nguy cơ say và ngộ độc rượu. Mặt khác, albumin còn bảo vệ niêm mạc dạ dày trước tác động kích thích, xưng huyết, loét… của lượng cồn có trong rượu.

Nước chanh đường

Nước chanh đường hay những lát chanh thái mỏng có thể trung hòa đáng kể lượng cồn có trong rượu, giúp làm giảm nguy cơ say hoặc ngộ độc rượu.

Trái cây cam, bưởi, quýt…

Một vài trái cây có vị chua của a-xit lactic, a-xit acetic như: cam, bưởi, quýt… có tác dụng trung hòa lượng cồn có trong rượu, làm giảm nguy cơ say rượu.
 
Top