Me Minh "meo"
Active Member
Khi gọi cấp cứu 115, nên thông báo đầy đủ và chính xác tình trạng của người bị nạn để nhận được khuyến cáo cần thiết; cung cấp tiền sử bệnh để bệnh viện có hướng xử lý.
Một công nhân nam trong lúc đang sơn lan can cho tòa nhà không may bị ngã từ trên lầu cao xuống đất. Chủ công trình vội gọi vào tổng đài 115. “Theo mô tả của người gọi, chúng tôi dự đoán người gặp nạn có thể bị gãy cột sống nên dặn kỹ phải để nạn nhân nằm yên tại chỗ, chờ đội cấp cứu đến” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn, Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, người tham gia ê - kíp cấp cứu lần ấy, nhớ lại.
Trong lúc xe cấp cứu đang chạy đến thì nhiều người lên tiếng trách mắng chủ công trình, buộc phải đem nạn nhân vào nhà. Tai họa đã xảy ra khi nạn nhân bị di chuyển không đúng cách dẫn đến tổn thương tủy sống vùng thắt lưng. Hậu quả là nửa thân dưới liệt vĩnh viễn.
Y bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương sơ cứu cho người bị tai nạn tại hiện trường
Tai hại vì mất bình tĩnh
Có nhiều trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông gãy cột sống cổ được di chuyển đến bệnh viện bằng taxi. Do không được cố định mà đoạn đường thì dằn xóc nhiều nên khí quản nạn nhân bị chèn ép, gây ngưng thở và tử vong trên đường.
Ông V.X trong lúc rửa hồ cá không may bị thành hồ thủy tinh cứa vào bắp tay gây đứt động mạch. Người nhà vội dùng chiếc áo ép chặt vào vết thương và đưa ông đến bệnh viện. Do nhà quá xa nên đến được bệnh viện thì nạn nhân cũng bắt đầu hôn mê do mất máu quá nhiều. “Cách sơ cứu ấy đúng nhưng chưa đủ. Vết thương khá sâu, ngoài việc ép chặt để ngăn chảy máu, bệnh nhân cần giơ cao cánh tay bị thương khỏi đầu để giảm áp lực bơm máu từ tim lên vị trí tổn thương, hạn chế chảy máu” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn cho biết thêm.
Nhiều trường hợp người nhà khi gọi cấp cứu do luống cuống nên không thông báo đúng tình trạng của nạn nhân khiến cho các nhân viên đội cấp cứu không thể nào hướng dẫn được cách sơ cứu ban đầu giúp họ.
Cần sơ cứu trước khi di chuyển
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, khi xảy ra tình huống cần cấp cứu trong một số trường hợp nạn nhân rất cần được sơ cứu ngay trước khi di chuyển đến cơ sở y tế. Chẳng hạn các trường hợp:
- Ngưng tim, ngưng thở: Thấy nạn nhân trong trường hợp này, nên quan sát chuyển động lồng ngực hoặc áp tay vào mũi nạn nhân để kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân đã ngưng tim, ngưng thở, phải hồi sinh tim, phổi khẩn cấp trong vòng 3-4 phút bằng cách ép tim ngoài lồng ngực hoặc hà hơi thổi ngạt.
- Gãy xương: Gặp trường hợp này nên cố định chỗ gãy bằng nẹp trước khi di chuyển. Riêng các trường hợp khả năng nghĩ đến gãy cột sống hay gãy xương phức tạp, nhiều vị trí… thì cần để nạn nhân nằm yên tại hiện trường chờ đội cấp cứu tới.
- Chảy máu nhiều: Dùng khăn, vải sạch ép chặt vết thương để ngăn máu chảy. Nếu bị thương ở cánh tay, chân thì trong lúc di chuyển nên giơ tay hoặc chân nạn nhân có vết thương lên cao.
Theo các bác sĩ, trong mùa mưa, tai nạn điện giật thường xuyên xảy ra và đây cũng là trường hợp đặc biệt nên lưu ý. Trước hết, phải bảo đảm nguồn điện đã được ngắt trước khi đến gần nạn nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngưng thở, không thấy mạch đập, cần hồi sinh tim, phổi và gọi ngay cho lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp 115. Nếu nạn nhân còn tỉnh thì sơ cứu các vết phỏng điện (nếu có) và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Thông báo chính xác dấu hiệu sinh tồn
Bác sĩ Mai nhấn mạnh: “Nếu nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch hoặc người nhà lúng túng không rõ cách sơ cứu thì nên gọi ngay đội cấp cứu 115. Khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các thao tác sơ cứu mà người nhà cần làm trong khi chờ xe cấp cứu tới”. Bác sĩ Mai cũng lưu ý khi gọi cấp cứu, người thân nên thông báo đầy đủ, chính xác tình trạng nạn nhân, đặc biệt là các dấu hiệu sinh tồn để nhận được khuyến cáo cần thiết. Bên cạnh đó, nên cung cấp tiền sử bệnh của người cần cấp cứu để phía bệnh viện có hướng xử lý hợp lý.
http://tintuconline.com.vn/vn/suckhoe/489036/index.html
Một công nhân nam trong lúc đang sơn lan can cho tòa nhà không may bị ngã từ trên lầu cao xuống đất. Chủ công trình vội gọi vào tổng đài 115. “Theo mô tả của người gọi, chúng tôi dự đoán người gặp nạn có thể bị gãy cột sống nên dặn kỹ phải để nạn nhân nằm yên tại chỗ, chờ đội cấp cứu đến” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn, Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, người tham gia ê - kíp cấp cứu lần ấy, nhớ lại.
Trong lúc xe cấp cứu đang chạy đến thì nhiều người lên tiếng trách mắng chủ công trình, buộc phải đem nạn nhân vào nhà. Tai họa đã xảy ra khi nạn nhân bị di chuyển không đúng cách dẫn đến tổn thương tủy sống vùng thắt lưng. Hậu quả là nửa thân dưới liệt vĩnh viễn.
Y bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương sơ cứu cho người bị tai nạn tại hiện trường
Tai hại vì mất bình tĩnh
Có nhiều trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông gãy cột sống cổ được di chuyển đến bệnh viện bằng taxi. Do không được cố định mà đoạn đường thì dằn xóc nhiều nên khí quản nạn nhân bị chèn ép, gây ngưng thở và tử vong trên đường.
Ông V.X trong lúc rửa hồ cá không may bị thành hồ thủy tinh cứa vào bắp tay gây đứt động mạch. Người nhà vội dùng chiếc áo ép chặt vào vết thương và đưa ông đến bệnh viện. Do nhà quá xa nên đến được bệnh viện thì nạn nhân cũng bắt đầu hôn mê do mất máu quá nhiều. “Cách sơ cứu ấy đúng nhưng chưa đủ. Vết thương khá sâu, ngoài việc ép chặt để ngăn chảy máu, bệnh nhân cần giơ cao cánh tay bị thương khỏi đầu để giảm áp lực bơm máu từ tim lên vị trí tổn thương, hạn chế chảy máu” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn cho biết thêm.
Nhiều trường hợp người nhà khi gọi cấp cứu do luống cuống nên không thông báo đúng tình trạng của nạn nhân khiến cho các nhân viên đội cấp cứu không thể nào hướng dẫn được cách sơ cứu ban đầu giúp họ.
Cần sơ cứu trước khi di chuyển
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, khi xảy ra tình huống cần cấp cứu trong một số trường hợp nạn nhân rất cần được sơ cứu ngay trước khi di chuyển đến cơ sở y tế. Chẳng hạn các trường hợp:
- Ngưng tim, ngưng thở: Thấy nạn nhân trong trường hợp này, nên quan sát chuyển động lồng ngực hoặc áp tay vào mũi nạn nhân để kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân đã ngưng tim, ngưng thở, phải hồi sinh tim, phổi khẩn cấp trong vòng 3-4 phút bằng cách ép tim ngoài lồng ngực hoặc hà hơi thổi ngạt.
- Gãy xương: Gặp trường hợp này nên cố định chỗ gãy bằng nẹp trước khi di chuyển. Riêng các trường hợp khả năng nghĩ đến gãy cột sống hay gãy xương phức tạp, nhiều vị trí… thì cần để nạn nhân nằm yên tại hiện trường chờ đội cấp cứu tới.
- Chảy máu nhiều: Dùng khăn, vải sạch ép chặt vết thương để ngăn máu chảy. Nếu bị thương ở cánh tay, chân thì trong lúc di chuyển nên giơ tay hoặc chân nạn nhân có vết thương lên cao.
Theo các bác sĩ, trong mùa mưa, tai nạn điện giật thường xuyên xảy ra và đây cũng là trường hợp đặc biệt nên lưu ý. Trước hết, phải bảo đảm nguồn điện đã được ngắt trước khi đến gần nạn nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngưng thở, không thấy mạch đập, cần hồi sinh tim, phổi và gọi ngay cho lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp 115. Nếu nạn nhân còn tỉnh thì sơ cứu các vết phỏng điện (nếu có) và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Thông báo chính xác dấu hiệu sinh tồn
Bác sĩ Mai nhấn mạnh: “Nếu nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch hoặc người nhà lúng túng không rõ cách sơ cứu thì nên gọi ngay đội cấp cứu 115. Khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các thao tác sơ cứu mà người nhà cần làm trong khi chờ xe cấp cứu tới”. Bác sĩ Mai cũng lưu ý khi gọi cấp cứu, người thân nên thông báo đầy đủ, chính xác tình trạng nạn nhân, đặc biệt là các dấu hiệu sinh tồn để nhận được khuyến cáo cần thiết. Bên cạnh đó, nên cung cấp tiền sử bệnh của người cần cấp cứu để phía bệnh viện có hướng xử lý hợp lý.
http://tintuconline.com.vn/vn/suckhoe/489036/index.html