- 39
- 0
- 0
chiaseyeuthuong
New Member
Màn đêm đặc quánh, người đàn ông dáng gầy còm, trên hai vai khoác hai ba lô, tay cầm gậy dò dẫm tìm đường, bước chân nặng chịch, liêu xiêu…
Quăng quật một kiếp người
Người đàn ông ấy có tên là Thành. Cụ bảo cứ gọi cụ bằng "lão Thành", vì đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức.
Nơi không gian chật hẹp trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình, tôi thấy ông lão ngồi co ro, tay cầm quạt phe phẩy đuổi muỗi, tay chân khẳng khiu như ống điếu. Ông bảo, cả ngày nay bước rạc cả chân, giờ muốn nghỉ ngơi mà muỗi cắn dữ quá.
Lão Thành- là cách người dân vẫn thường gọi tên mỗi khi thấy ông xuất hiện.
Trong nỗi nhớ mơ hồ về nguồn gốc, quê quán của mình, ông Thành đưa bàn tay nhẩm tính: “Hình như tôi cũng đã hơn 55 tuổi rồi thì phải”.
Gần nửa thời gian ấy, ông lão sống phiêu bạt nay đây mai đó, một mình chống gậy lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm tìm kế mưu sinh.
Lật ngược hồi ức, trong câu chuyện nửa được nửa không, tôi chỉ lượm lặt được những câu nói đứt quãng của ông. "Lão Thành" là con thứ 9 của một gia đình bần nông quê tận Khánh Hòa. Lớn lên được 8 tuổi, sau trận ốm nhừ tử, cha mẹ đưa đến bệnh viện điều trị cũng là lúc ông nhận được tin dữ: “Vĩnh viễn bị mù lòa”.
Lớn lên, cảnh nhà nghèo khó, anh em lang bạt khắp chốn làm ăn, mình ông bơ vơ ở với cha mẹ già. Khi bậc sinh thành chết, ông lại được anh chị em thay phiên nhau chăm sóc.
Cuộc sống đói khổ bữa sắn, bữa khoai khiến ông quyết tâm rời quê ra đi. Ngày ấy cũng ngót nghét gần 20 năm trời, ông lão còn nhớ rõ, hành trang mang theo là mấy tấm quần áo cũ rách và chiếc gậy dò đường đi.
Gần 20 năm trước, "lão Thành" đã gói gém đồ đạc và bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh
Trong cái giá lạnh chớm đông, lão cứ đi, men theo những con đường làng, rồi ra quốc lộ. Ông bảo, mình đi nhưng cũng chưa biết sẽ đi về đâu. Bóng lão dần chìm khuất sau lũy tre làng, dưới màn sương lạnh buốt.
Sau hàng tháng trời, vừa đi, vừa xin ăn dọc đường, cơ duyên cũng đưa ông đặt chân đến vùng đất Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Những ngày sống tại đây, ông lão trãi qua đủ thăng trầm với cuộc sống mưu sinh của người mù. Đất nước sau thống nhất còn ngổn ngang, người dân xô bồ chạy đói. Ông cũng chạy!, nhưng những cơn đói trong đêm vẫn luôn hành, và ông tìm đến kế mưu sinh bằng những củ khoai, cơm thừa người dân thương tình đưa cho. Cứ thế cuộc sống của ông cũng quăng quật, kéo dài được gần 20 năm trời giữa đất khách quê người.
Người đàn ông mù bán vé số dạo và điều ước trong mưa
Giờ, khi thấy người dân đổ xô chơi vé số, ông cũng mon men hỏi dò đến các đại lý lấy vé đem bán. Số tiền vốn của ông chỉ là mấy chục ngàn đồng được người dân thương tình cho mỗi khi thấy ông đi lang thang ngoài đường.
Hàng ngày, hành trình của ông được bắt đầu từ 5h sáng thức giấc, lau chùi dọn dẹp chỗ ngủ trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật, gói gém đồ đạc, mang hai ba lô nặng chịch, sau đó đem đồ đạc đến một số quán cà phê nằm cùng tuyến đường Bùi Văn Hòa gửi, rồi mò mẫm đến ngã ba Thành lấy vé số.
Từng đó thời gian, cuộc sống của ông càng cơ cực hơn khi tuổi đã xế chiều
Chủ đại lý vé số nằm ở ngã ba Thành của phường Hòa Bình, thấy tội tình nên cũng đưa vé số cho ông đem bán. Thế nhưng, trong bước đường đời mưu sinh, cuộc sống của ông càng thêm trớ trêu hơn, khi nhiều người thấy ông mù, nên vừa xem xong tờ vé số rồi chạy luôn, bỏ mặc ông đứng la hét, cầu cứu.
Có hôm, tiền vốn mấy chục ngàn của ông cũng sạch bay vì bị cướp kiểu vậy. Đói!, ông lại đến năn nỉ chủ vé số cho ứng vé bán trước, trả nợ sau để lấy tiền kiếm bữa ăn.
Sau những lần bị cướp, ông đúc rút kinh nghiệm, cứ đứng ngay trước cổng chợ Biên Hòa, khi nào có khách hỏi mua, thì kêu ai đó chứng kiến và kiểm tra tiền khách đưa.
Mỗi ngày, tiền lời từ bán vé số cũng đủ giúp ông mua được thức ăn sống tạm qua ngày. Nhiều hôm mưa gió, không bán được vé số, cả đêm nằm co ro đói, ông đành phải uống nước lã cầm hơi. Thế nhưng, đói thì ông có thể chịu đựng được, riêng nơi tá túc mỗi đêm về là điều khiến ông luôn lo lắng.
Và ông chỉ ước mơ có tiền mua thuốc điều trị và một lần được về quê ngày tết
Trước cửa phòng Trung tâm tư vấn pháp luật, mỗi khi trời đổ mưa, nước dột khắp phía, ông lại ngồi nép mình cả đêm thức giấc. Cái đói khổ dường như vẫn đeo bám và hành hạ ông ngay cả những lúc trời nắng nóng. Đêm xuống, từng đàn muỗi ùa đến như ong vỡ tổ tha hồ biến ông thành con mồi để “xâu xé”.
Nhiều người dân sống ở gần khu vực ông trú ngụ, thấy thương cảm nhưng cũng không thể giúp được mãi. Họ cho biết: "Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán".
Tuổi "lão Thành" giờ cũng đã xế chiều. Mỗi khi đau yếu, bệnh nhồi máu cơ tim của ông lại hành dữ dội. Ông bảo, giá như giờ có tiền để mua lọ thuốc điều trị bệnh khi tái phát. Điều ước của ông chỉ từng đó và thêm một chuyến về quê khi tết đến cận kề.
Còn giờ, mỗi ngày ông vẫn phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống “tự lập” nơi đầu đường xó chợ.
Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình - TP Biên Hòa.
Quăng quật một kiếp người
Người đàn ông ấy có tên là Thành. Cụ bảo cứ gọi cụ bằng "lão Thành", vì đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức.
Nơi không gian chật hẹp trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình, tôi thấy ông lão ngồi co ro, tay cầm quạt phe phẩy đuổi muỗi, tay chân khẳng khiu như ống điếu. Ông bảo, cả ngày nay bước rạc cả chân, giờ muốn nghỉ ngơi mà muỗi cắn dữ quá.
Lão Thành- là cách người dân vẫn thường gọi tên mỗi khi thấy ông xuất hiện.
Trong nỗi nhớ mơ hồ về nguồn gốc, quê quán của mình, ông Thành đưa bàn tay nhẩm tính: “Hình như tôi cũng đã hơn 55 tuổi rồi thì phải”.
Gần nửa thời gian ấy, ông lão sống phiêu bạt nay đây mai đó, một mình chống gậy lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm tìm kế mưu sinh.
Lật ngược hồi ức, trong câu chuyện nửa được nửa không, tôi chỉ lượm lặt được những câu nói đứt quãng của ông. "Lão Thành" là con thứ 9 của một gia đình bần nông quê tận Khánh Hòa. Lớn lên được 8 tuổi, sau trận ốm nhừ tử, cha mẹ đưa đến bệnh viện điều trị cũng là lúc ông nhận được tin dữ: “Vĩnh viễn bị mù lòa”.
Lớn lên, cảnh nhà nghèo khó, anh em lang bạt khắp chốn làm ăn, mình ông bơ vơ ở với cha mẹ già. Khi bậc sinh thành chết, ông lại được anh chị em thay phiên nhau chăm sóc.
Cuộc sống đói khổ bữa sắn, bữa khoai khiến ông quyết tâm rời quê ra đi. Ngày ấy cũng ngót nghét gần 20 năm trời, ông lão còn nhớ rõ, hành trang mang theo là mấy tấm quần áo cũ rách và chiếc gậy dò đường đi.
Gần 20 năm trước, "lão Thành" đã gói gém đồ đạc và bắt đầu cuộc hành trình mưu sinh
Trong cái giá lạnh chớm đông, lão cứ đi, men theo những con đường làng, rồi ra quốc lộ. Ông bảo, mình đi nhưng cũng chưa biết sẽ đi về đâu. Bóng lão dần chìm khuất sau lũy tre làng, dưới màn sương lạnh buốt.
Sau hàng tháng trời, vừa đi, vừa xin ăn dọc đường, cơ duyên cũng đưa ông đặt chân đến vùng đất Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Những ngày sống tại đây, ông lão trãi qua đủ thăng trầm với cuộc sống mưu sinh của người mù. Đất nước sau thống nhất còn ngổn ngang, người dân xô bồ chạy đói. Ông cũng chạy!, nhưng những cơn đói trong đêm vẫn luôn hành, và ông tìm đến kế mưu sinh bằng những củ khoai, cơm thừa người dân thương tình đưa cho. Cứ thế cuộc sống của ông cũng quăng quật, kéo dài được gần 20 năm trời giữa đất khách quê người.
Người đàn ông mù bán vé số dạo và điều ước trong mưa
Giờ, khi thấy người dân đổ xô chơi vé số, ông cũng mon men hỏi dò đến các đại lý lấy vé đem bán. Số tiền vốn của ông chỉ là mấy chục ngàn đồng được người dân thương tình cho mỗi khi thấy ông đi lang thang ngoài đường.
Hàng ngày, hành trình của ông được bắt đầu từ 5h sáng thức giấc, lau chùi dọn dẹp chỗ ngủ trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật, gói gém đồ đạc, mang hai ba lô nặng chịch, sau đó đem đồ đạc đến một số quán cà phê nằm cùng tuyến đường Bùi Văn Hòa gửi, rồi mò mẫm đến ngã ba Thành lấy vé số.
Từng đó thời gian, cuộc sống của ông càng cơ cực hơn khi tuổi đã xế chiều
Chủ đại lý vé số nằm ở ngã ba Thành của phường Hòa Bình, thấy tội tình nên cũng đưa vé số cho ông đem bán. Thế nhưng, trong bước đường đời mưu sinh, cuộc sống của ông càng thêm trớ trêu hơn, khi nhiều người thấy ông mù, nên vừa xem xong tờ vé số rồi chạy luôn, bỏ mặc ông đứng la hét, cầu cứu.
Có hôm, tiền vốn mấy chục ngàn của ông cũng sạch bay vì bị cướp kiểu vậy. Đói!, ông lại đến năn nỉ chủ vé số cho ứng vé bán trước, trả nợ sau để lấy tiền kiếm bữa ăn.
Sau những lần bị cướp, ông đúc rút kinh nghiệm, cứ đứng ngay trước cổng chợ Biên Hòa, khi nào có khách hỏi mua, thì kêu ai đó chứng kiến và kiểm tra tiền khách đưa.
Mỗi ngày, tiền lời từ bán vé số cũng đủ giúp ông mua được thức ăn sống tạm qua ngày. Nhiều hôm mưa gió, không bán được vé số, cả đêm nằm co ro đói, ông đành phải uống nước lã cầm hơi. Thế nhưng, đói thì ông có thể chịu đựng được, riêng nơi tá túc mỗi đêm về là điều khiến ông luôn lo lắng.
Và ông chỉ ước mơ có tiền mua thuốc điều trị và một lần được về quê ngày tết
Trước cửa phòng Trung tâm tư vấn pháp luật, mỗi khi trời đổ mưa, nước dột khắp phía, ông lại ngồi nép mình cả đêm thức giấc. Cái đói khổ dường như vẫn đeo bám và hành hạ ông ngay cả những lúc trời nắng nóng. Đêm xuống, từng đàn muỗi ùa đến như ong vỡ tổ tha hồ biến ông thành con mồi để “xâu xé”.
Nhiều người dân sống ở gần khu vực ông trú ngụ, thấy thương cảm nhưng cũng không thể giúp được mãi. Họ cho biết: "Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán".
Tuổi "lão Thành" giờ cũng đã xế chiều. Mỗi khi đau yếu, bệnh nhồi máu cơ tim của ông lại hành dữ dội. Ông bảo, giá như giờ có tiền để mua lọ thuốc điều trị bệnh khi tái phát. Điều ước của ông chỉ từng đó và thêm một chuyến về quê khi tết đến cận kề.
Còn giờ, mỗi ngày ông vẫn phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống “tự lập” nơi đầu đường xó chợ.
Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình - TP Biên Hòa.