Sonate Ánh Trăng

492
0
0

sweetlily

New Member
Dựa trên một câu chuyện do nhạc sĩ Enrique Baldovino kể
Bản PPS gốc bằng tiếng Bồ-đào-nha do Edison de Piracicaba – Braxin thực hiện (epiazza@terra.com.br )
Chuyển thể và chuyển dịch từ tiếng Bồ-đào-nha do: Pedro & Mila Ramos / Dowerglen, RSA – Tháng 8/07
Âm nhạc: Mondscheinesonate - Ludwig Van Beethoven

Ai lại không có những lúc đau đớn cùng cực trong cuộc đời?
Ai lại không có lần, vào một lúc nào đó trong cuộc đời, muốn buông xuôi?
Có ai chưa bao giờ cảm thấy cô đơn, cô đơn cùng cực, và có cảm tưởng là đã mất hết mọi hy vọng chăng?
Chẳng phải là những người nổi tiếng, giàu có, quan trọng thì được miễn chuẩn khỏi những khoảnh khắc cô đơn và cay đắng thẳm sâu.

Đúng là tình cảnh như thế đã xảy ra cho một nhạc sĩ sáng tác phi thường của mọi thời, đó là Ludwig Van Beethoven. Ông chào đời năm 1770, tại Bonn, Đức, và qua đời tại Viên, Áo, vào năm 1827.

Beethoven đã trải qua một trong những thời kỳ sầu thảm, ảm đạm và u ám. Ông rất buồn sầu và chán nản vì cái chết của một ông hoàng nước Đức, là ân nhân và như là người cha thứ hai của ông. Nhà sáng tác trẻ tuồi đau khổ vì thiếu tình yêu thương âu yếm. Cha ông là một người say sưa, thường đánh đập ông. Ông này đã chết trên đường phố vì chứng nghiện rượu.

Mẹ ông qua đời khi còn rất trẻ. Anh ruột của ông không bao giờ giúp đỡ ông, và thê thảm nhất, đó là ông cảm thấy chứng bệnh của ông ngày một trầm trọng hơn. Các triệu chứng điếc bắt đầu làm ông lo lắng, khiến ông căng thẳng và hay gắt gỏng. Beethoven chỉ có thể nghe bằng cách dùng một thứ kèn có dạng như cái tù-và đặt vào tai. Ông luôn mang theo một cuốn sổ, để ở đâu người ta có thể viết, thì giao tiếp với ông như thế. Nhưng họ không đủ kiên nhẫn mà viết, mà ông thì cũng chẳng đủ kiên nhẫn mà đọc đôi môi mấp máy của họ.

Nhận ra rằng không ai hiểu và muốn giúp ông, Beethoven co quắp vào chính mình và tránh né mọi người. Do đó ông có tiếng là một kẻ yếm thế. Vì tất cả những lý do đó, nhà sáng tác rơi vào một tình trạng thất vọng sâu xa. Thậm chí ông còn nuôi ý tưởng là, đối với ông, tốt nhất là tự tử. Nhưng không một người con nào bị Thiên Chúa quên lãng, bàn tay giúp đỡ mà Beethoven cần đã đến qua một người thiếu nữ mù đang sống trong cùng một nhà trọ, nơi ông đã đến trú ngụ; vào một đêm kia, cô này đã nói với ông:

“Tôi sẵn sàng hy sinh tất cả để thấy được ánh trăng.”

Nghe cô nói, Beethoven xúc động đến rơi nước mắt.

Dù sao, ông vẫn còn được thấy!
Dù sao, ông vẫn còn có thể sáng tác nhạc và viết lên giấy!

Một ý muốn được sống đã mãnh liệt trở về với Beethoven và đưa ông tới chỗ sáng tác ra một trong những bản nhạc tuyệt diệu nhất của mọi thời: “Mondscheinsonate” – “Bản Sonate Ánh Trăng” .

Trong chủ đề chính, giai điệu phỏng tạo giống như những bước chân người ta đang bước đi chậm chạp, có thể là bước chân của chính Beethoven và của những người khác, đang khiêng quan tài của ông hoàng nước Đức, là người bạn, người đỡ đầu, và ân nhân của ông.

Nhìn bầu trời chan hòa ánh trăng bạc, và nhớ đến người thiếu nữ mù lòa, cũng như tự hỏi vế các lý do đưa đến cái chết của người bạn thân, ông chìm vào một cuộc suy ngẫm thâm trầm sâu sắc.

Một vài học giả trong giới nhạc sĩ nói rằng các nốt nhạc láy đi láy lại, tha thiết, trong chủ đề chính của phần thứ 1º của bản Xô-nát, rất có thể là các âm tiết của các từ “Warum? Warum”? (Tại sao? Tại sao?) hoặc một từ khác trong tiếng Đức có nghĩa tương tự.

Những năm sau khi đã thắng vượt nỗi sầu buồn, đau khổ và phiền muộn, xuất hiện “Bài thơ ca tụng Niềm Vui” vô song từ bản “Giao Hưởng thứ chín”, là magnum opus (tác phẩm lớn) của Beethoven. Nhà sáng tác phi thường đã hoàn thành tác phẩm để đời của mình. Chính ông điều khiển buổi hòa tấu thứ nhất vào năm 1824, nhưng vì hoàn toàn điếc, ông không nghe được tiếng vỗ tay.

Một trong những nhạc sĩ độc tấu nhẹ nhàng kéo ông quay lại, để thấy cả khán phòng là một cử tọa đang hoan hô, đang vỗ tay, và vẫy mũ như điên dại. Người ta nói rằng “Bài thơ ca ngợi Niềm Vui” diễn tả lòng biết ơn của Beethoven đối với cuộc đời và đối với Thiên Chúa, vì ông đã không tự tử.

Và có tất cả những điều này là nhờ người thiếu nữ mù lòa ấy, vì nàng đã gợi hứng cho ông nguyện vọng được chuyển dịch một đêm trăng ra bằng những nốt nhạc: các tia sáng trăng đan dệt thành những đọan nhạc dịu êm với một giai điệu thật tuyệt vời.

Do vận dụng được tính nhạy cảm, Beethoven, nhà sáng tác không có khả năng nghe, đã dùng giai điệu tuyệt vời của ông mà phác họa ra vẻ đẹp của một đêm chan hòa ánh trăng, cho một người thiếu nữ không thể thấy bằng cặp mắt thể lý của mình.

Tác giả vô danh
Dịch từ bản Anh ngữ: HPL, 26-2-2008
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top