metyruoi
Active Member
TT - Không ít tài xế, nhất là tài xế chạy đường dài, có quan niệm rất đơn giản về “cái chết”. Cuộc đời lái xe của họ cũng gắn liền với một lối sống buông thả đầy nguy hiểm.
Bước chân lên xe là tài xế bước vào “cuộc trường chinh”. Trong “cuộc trường chinh” này có lắm chuyện vui ít, buồn nhiều.
“Sợ nhưng quen rồi”
Đầu tháng 5, chúng tôi theo chân một xe container 40 feet chở 30 tấn hàng đông lạnh từ TP.HCM ra Hà Nội. Tài xế là Nguyễn Văn Thọ, phụ xe là Nguyễn Duy Bằng, cả hai đều trên 30 tuổi, cùng ngụ ở Bình Định, có nhiều năm trong nghề. Xe nhận hàng tại một kho bãi ở Q.12 với lời nhắn của chủ: “Hàng hóa cả tỉ đồng, phải có mặt chiều 4-5 tại Hà Nội”. Tài xế Thọ gật đầu, sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân và xuất phát.
Sau một chặng dài vượt qua xa lộ Hà Nội đông đúc, xe tới địa phận xã Bình Minh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), Thọ cho xe tăng tốc. Một tay giữ vôlăng, anh mở điện thoại cười nói rôm rả, xe container cồng kềnh vẫn ào ào chạy.
Bỗng cách đầu xe chừng 50m, hai thanh niên tay cầm dây, rẽ đám kẹt xe bên đường lao sang lộ, tạo lối đi cho các trẻ mặc đồng phục học sinh đi qua. Tài xế Thọ bỏ nhanh điện thoại, hai tay bám chặt vôlăng, nhổm chân nhịp thắng, đầu xe container khừng khựng theo từng tiếng kêu “rèn rẹt”.
Khi xe dừng hẳn cũng là lúc chúng tôi chúi đầu trong buồng lái, nhìn xuống đường đầu xe chỉ cách sợi dây chắn đường hơn 1m. Phía trước mặt, gần 20 em nhỏ vẫn hồn nhiên cười nói, xô đẩy nhau... Tài xế Thọ thản nhiên tiếp tục nghe điện thoại, trong khi phụ xe Bằng nằm ngủ co ro trên chiếc giường nhỏ trong buồng lái.
“Một năm bao hai xác”
Tại một quán nhậu trong bãi xe thuộc P.Hoàng Văn Thụ, Hà Nội tối 4-5, trong lúc “trà dư tửu hậu”, tôi nghe một tài xế bàn bên cạnh nhắc đến chuyện “một năm bao hai xác” mà rợn người. Nghĩa là chủ xe dặn dò cánh tài xế nếu có cán người thì cán cho chết, chủ xe sẽ “bao” hai xác/năm, nếu tài xế vượt mức đó thì tự chịu.
Tuy nhiên, một tài xế lại cho rằng đó chỉ là lời đồn miệng, không ai tàn nhẫn đến mức đó. Khi tôi hỏi: “Thực tế đã có nhiều trường hợp tài xế lùi xe cán chết nạn nhân dù người này chỉ bị thương ở chân”, lập tức một tài xế khác chen vào: “Thế thì ác quá, thà như người ta sắp chết cán còn được, thằng này ác quá!”.
Khoảng 21g, xe dừng ăn cơm tại một quán vắng ở ven TP Phan Thiết (Bình Thuận), tài xế Thọ chiết một chai rượu từ trong bình lớn mang theo nhắm vài ly, miệng lẩm bẩm: “Uống tí mới ngủ được”. Tôi hỏi: “Hồi nãy suýt chút nữa xe cán mấy đứa nhỏ, anh không sợ?”. Thọ bảo: “Sợ nhưng quen rồi”.
Ăn cơm xong, cả ba chúng tôi leo lên xe, mỗi người một góc. Đang chập chờn, tôi bỗng thấy chiếc xe bị dằn mạnh. Nhìn quanh, té ra xe đang chạy với tốc độ cao. Lúc này khoảng hơn 1g sáng, người ôm vôlăng là phụ xế Bằng, cởi trần trùng trục, vừa lái xe vừa rít thuốc lá. Bằng bảo: “Đêm vắng tranh thủ chạy gấp”.
Hơn 8g sáng hôm sau xe qua đèo Cả (Phú Yên) trong sương mù dày đặc, trước xe của tài xế Thọ là một xe container đang đổ dốc và suýt va vào chiếc xe tải nhỏ chạy cùng chiều khiến chiếc xe tải chao đảo, tài xế xe này phải đánh tay lái cho xe ép vào phía vách núi, chiếc xe tải trườn “reng reng” một đoạn rồi dừng lại, nằm im bên bờ đá. Chứng kiến cảnh tai nạn, tài xế Thọ lắc đầu nói: “Cả nhà không ai muốn tôi chạy xe tải nhưng vẫn phải làm”.
Vừa qua khỏi đèo Cù Mông (Bình Định), xe đậu lại trước một dãy quán bình dân. Đây cũng là nơi dừng chân của xe container, xe tải. Sau khi tắm giặt, cánh tài xế tụ nhau rôm rả bên chai rượu. Thọ gặp nhiều đồng nghiệp quen nên bàn nhậu khá đông. Say sưa một lát, Thọ kiểm tra nhiệt độ thùng container rồi lên xe xuất phát. Dưới hàng quán, nhiều tài xế vẫn “chén chú chén anh”.
Tối 4-5, xe container của Thọ có mặt tại bãi xe ở P.Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai, Hà Nội. Sau khi giao hàng, Thọ cho xe tìm chỗ nghỉ lại bên lề đường dưới chân cầu Đỗ Xá (Q.Thường Tín, Hà Nội) để hai ngày sau nhận hàng về TP.HCM. Tại đây, Thọ bị phạt vì đậu xe không đúng chỗ và còn bị đám giang hồ “vặt” hết 800.000 đồng.
Máu đổ bên đường
Tài xế xe tải Đoàn Mạnh Khiêm (quê Sơn La) nhớ mãi một chuyện cách đây ba năm. Đêm hôm đó tài xế Khiêm đang cho xe chậm rãi vượt dốc đoạn thuộc địa phận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhìn qua kính chiếu hậu mờ sương, anh Khiêm hốt hoảng khi thấy một chiếc xe máy đang bám sát, người ngồi phía sau với tay bấu chặt vào xe tải. Biết bọn cướp sẽ lấy hàng, anh Khiêm gọi người bạn đang ngủ phía sau, sau đó anh nghe tiếng la thảm thiết, một bàn tay của tên cướp rớt lại trên xe...
Anh bảo: “Tải hàng đêm ở các tỉnh miền núi thường xuyên bị cướp, lần đó buôn chuyến hàng lớn, tôi phải cho người theo ngủ canh hàng, ai ngờ nó lấy phảng chém đến rớt tay tên cướp”.
Tài xế Lê Văn Điệp (ngụ Bình Dương) chạy xe tải trên một số tuyến đường ra miền Trung và lên Tây nguyên cũng kể gặp cướp thường xuyên. Cuối năm 2010, anh Điệp chở hàng đi Gia Lai, đến địa phận huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), anh bị một nhóm thanh niên dùng xe máy chặn đầu, ném đá vỡ cửa kính rồi vây quanh cướp hàng. Anh Điệp đành bỏ xe chạy cầu cứu người dân, còn phụ xe ở lại rút mã tấu chống đỡ. May công an có mặt kịp thời nên bọn xấu phải bỏ chạy trước khi kịp cướp hàng.
Anh Điệp tâm sự: “Khi đi qua những đoạn đường thường có cướp, cánh tài xế xe tải phải phóng bạt mạng, rất dễ gây ra tai nạn”.
Tài xế chạy tuyến Bắc - Nam Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ Nghệ An) cho biết cách đây nửa tháng, một người bạn chạy xe khách Lộc Thủy bị một nhóm thanh niên thường xuyên chặn đầu xe xin đểu tại bến Đô Lương. Đến lần thứ 3, tài xế này cho xe tông thẳng vào nhóm người xin đểu. Tai nạn làm cả nhóm bị thương nặng, còn tài xế ra cơ quan công an đầu thú.
Theo đội CSGT Rạch Chiếc (TP.HCM), các tài xế chạy xe đường dài thường mang theo hung khí, không chỉ để chống cướp mà còn sẵn sàng choảng nhau vì những chuyện không đâu trên đường. Tháng 6-2010, xe container của tài xế Ngô Quang Tuân (quê Ninh Bình) đi từ Đồng Nai về TP.HCM va chạm nhỏ với xe tải chạy cùng chiều. Hai bên lời qua tiếng lại và tài xế Tuân rút mã tấu mang theo trên xe rượt chém “đối thủ” khiến người đi đường một phen kinh hãi.
Khi đội CSGT Rạch Chiếc tới hiện trường thì Tuân cho xe tháo chạy. CSGT phải bám đuổi hơn 500m mới khống chế được tài xế dừng xe và thu giữ hung khí.
Đê mê cùng ma túy
Trong những ngày theo chân tài xế xe tải Bắc - Nam, chúng tôi giật mình bởi sự nghiện ngập ma túy của cánh tài xế. Tại một quán cơm gà dưới chân đèo Cù Mông, thoáng thấy một tài xế xe container từ nhà vệ sinh ra với dáng chúi nhủi, bà chủ quán buông một câu gọn lỏn: “Lại phê thuốc”.
Theo chủ quán, có ngày bà phải nhặt cả chục kim tiêm còn dính máu vương vãi. Nhiều tài xế cho biết người tài xế này chạy xe container Bắc - Nam được sáu năm, nghiện heroin sau khi lái xe được ba năm. Trước đây khi đi làm phụ xe, thấy các tài xế chơi “hồng phiến” chống buồn ngủ nên anh này cũng tập tành, đến giờ chuyển qua chích heroin.
Theo một số tài xế Bắc - Nam, các tài xế thường mua ma túy tại khu vực An Sương (TP.HCM), trên đèo Cù Mông cũng có chỗ cung cấp “hàng” cho các con nghiện. Cánh tài xế còn nói những tiệm treo bảng “vá xe” hay “cà phê” che chắn bằng lá lụp xụp ở đèo Cù Mông đều có dịch vụ cung cấp “gà móng đỏ” và sẵn sàng bán heroin với giá cao 200.000 đồng/liều cho khách.
Hơn 20 năm chạy xe khách Bắc - Nam, ông T., một chủ xe ở bến xe Lam Hồng (Bình Dương), khẳng định: “Có rất nhiều tài xế chạy đường dài dính ma túy. Không chỉ nghiện ngập, họ còn tham gia buôn bán ma túy”.
Trở lại TP.HCM, nhiều ngày theo dõi tại những bến xe xung quanh khu vực cầu vượt An Sương như Vinh Hoa, Hoàng Long, Tây Nam... chúng tôi nhận thấy đúng là ở đây có những tay xe hành nghề buôn bán “hàng trắng” cho cánh tài xế. Không chỉ tại cầu vượt An Sương, bến xe ngã tư Ga cũng là nơi tập trung nhiều tài xế chạy xe Bắc - Nam bị nghiện ma túy.
SƠN BÌNH
-----------------------------
Nghiện ma túy trong giới tài xế gia tăng
Theo thống kê của Trung tâm Tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu, TP.HCM, trong năm 2009 trung tâm tiếp nhận cai nghiện cho 59 tài xế và phụ xe, năm 2010 con số này tăng lên 101 người. Riêng bốn tháng đầu năm 2011, trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện cho 59 người trong giới này. Phần lớn tài xế nghiện ngập đều cư ngụ ở miền Bắc, bị công an bắt quả tang khi đang chích hút ở cầu vượt An Sương, bến xe ngã tư Ga, cầu vượt Bình Phước, chợ đầu mối Thủ Đức...
Bước chân lên xe là tài xế bước vào “cuộc trường chinh”. Trong “cuộc trường chinh” này có lắm chuyện vui ít, buồn nhiều.
“Sợ nhưng quen rồi”
Đầu tháng 5, chúng tôi theo chân một xe container 40 feet chở 30 tấn hàng đông lạnh từ TP.HCM ra Hà Nội. Tài xế là Nguyễn Văn Thọ, phụ xe là Nguyễn Duy Bằng, cả hai đều trên 30 tuổi, cùng ngụ ở Bình Định, có nhiều năm trong nghề. Xe nhận hàng tại một kho bãi ở Q.12 với lời nhắn của chủ: “Hàng hóa cả tỉ đồng, phải có mặt chiều 4-5 tại Hà Nội”. Tài xế Thọ gật đầu, sắp xếp quần áo, đồ dùng cá nhân và xuất phát.
Sau một chặng dài vượt qua xa lộ Hà Nội đông đúc, xe tới địa phận xã Bình Minh (huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai), Thọ cho xe tăng tốc. Một tay giữ vôlăng, anh mở điện thoại cười nói rôm rả, xe container cồng kềnh vẫn ào ào chạy.
Bỗng cách đầu xe chừng 50m, hai thanh niên tay cầm dây, rẽ đám kẹt xe bên đường lao sang lộ, tạo lối đi cho các trẻ mặc đồng phục học sinh đi qua. Tài xế Thọ bỏ nhanh điện thoại, hai tay bám chặt vôlăng, nhổm chân nhịp thắng, đầu xe container khừng khựng theo từng tiếng kêu “rèn rẹt”.
Khi xe dừng hẳn cũng là lúc chúng tôi chúi đầu trong buồng lái, nhìn xuống đường đầu xe chỉ cách sợi dây chắn đường hơn 1m. Phía trước mặt, gần 20 em nhỏ vẫn hồn nhiên cười nói, xô đẩy nhau... Tài xế Thọ thản nhiên tiếp tục nghe điện thoại, trong khi phụ xe Bằng nằm ngủ co ro trên chiếc giường nhỏ trong buồng lái.
“Một năm bao hai xác”
Tại một quán nhậu trong bãi xe thuộc P.Hoàng Văn Thụ, Hà Nội tối 4-5, trong lúc “trà dư tửu hậu”, tôi nghe một tài xế bàn bên cạnh nhắc đến chuyện “một năm bao hai xác” mà rợn người. Nghĩa là chủ xe dặn dò cánh tài xế nếu có cán người thì cán cho chết, chủ xe sẽ “bao” hai xác/năm, nếu tài xế vượt mức đó thì tự chịu.
Tuy nhiên, một tài xế lại cho rằng đó chỉ là lời đồn miệng, không ai tàn nhẫn đến mức đó. Khi tôi hỏi: “Thực tế đã có nhiều trường hợp tài xế lùi xe cán chết nạn nhân dù người này chỉ bị thương ở chân”, lập tức một tài xế khác chen vào: “Thế thì ác quá, thà như người ta sắp chết cán còn được, thằng này ác quá!”.
Khoảng 21g, xe dừng ăn cơm tại một quán vắng ở ven TP Phan Thiết (Bình Thuận), tài xế Thọ chiết một chai rượu từ trong bình lớn mang theo nhắm vài ly, miệng lẩm bẩm: “Uống tí mới ngủ được”. Tôi hỏi: “Hồi nãy suýt chút nữa xe cán mấy đứa nhỏ, anh không sợ?”. Thọ bảo: “Sợ nhưng quen rồi”.
Ăn cơm xong, cả ba chúng tôi leo lên xe, mỗi người một góc. Đang chập chờn, tôi bỗng thấy chiếc xe bị dằn mạnh. Nhìn quanh, té ra xe đang chạy với tốc độ cao. Lúc này khoảng hơn 1g sáng, người ôm vôlăng là phụ xế Bằng, cởi trần trùng trục, vừa lái xe vừa rít thuốc lá. Bằng bảo: “Đêm vắng tranh thủ chạy gấp”.
Hơn 8g sáng hôm sau xe qua đèo Cả (Phú Yên) trong sương mù dày đặc, trước xe của tài xế Thọ là một xe container đang đổ dốc và suýt va vào chiếc xe tải nhỏ chạy cùng chiều khiến chiếc xe tải chao đảo, tài xế xe này phải đánh tay lái cho xe ép vào phía vách núi, chiếc xe tải trườn “reng reng” một đoạn rồi dừng lại, nằm im bên bờ đá. Chứng kiến cảnh tai nạn, tài xế Thọ lắc đầu nói: “Cả nhà không ai muốn tôi chạy xe tải nhưng vẫn phải làm”.
Vừa qua khỏi đèo Cù Mông (Bình Định), xe đậu lại trước một dãy quán bình dân. Đây cũng là nơi dừng chân của xe container, xe tải. Sau khi tắm giặt, cánh tài xế tụ nhau rôm rả bên chai rượu. Thọ gặp nhiều đồng nghiệp quen nên bàn nhậu khá đông. Say sưa một lát, Thọ kiểm tra nhiệt độ thùng container rồi lên xe xuất phát. Dưới hàng quán, nhiều tài xế vẫn “chén chú chén anh”.
Tối 4-5, xe container của Thọ có mặt tại bãi xe ở P.Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai, Hà Nội. Sau khi giao hàng, Thọ cho xe tìm chỗ nghỉ lại bên lề đường dưới chân cầu Đỗ Xá (Q.Thường Tín, Hà Nội) để hai ngày sau nhận hàng về TP.HCM. Tại đây, Thọ bị phạt vì đậu xe không đúng chỗ và còn bị đám giang hồ “vặt” hết 800.000 đồng.
Máu đổ bên đường
Tài xế xe tải Đoàn Mạnh Khiêm (quê Sơn La) nhớ mãi một chuyện cách đây ba năm. Đêm hôm đó tài xế Khiêm đang cho xe chậm rãi vượt dốc đoạn thuộc địa phận xã Tòng Đậu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhìn qua kính chiếu hậu mờ sương, anh Khiêm hốt hoảng khi thấy một chiếc xe máy đang bám sát, người ngồi phía sau với tay bấu chặt vào xe tải. Biết bọn cướp sẽ lấy hàng, anh Khiêm gọi người bạn đang ngủ phía sau, sau đó anh nghe tiếng la thảm thiết, một bàn tay của tên cướp rớt lại trên xe...
Anh bảo: “Tải hàng đêm ở các tỉnh miền núi thường xuyên bị cướp, lần đó buôn chuyến hàng lớn, tôi phải cho người theo ngủ canh hàng, ai ngờ nó lấy phảng chém đến rớt tay tên cướp”.
Tài xế Lê Văn Điệp (ngụ Bình Dương) chạy xe tải trên một số tuyến đường ra miền Trung và lên Tây nguyên cũng kể gặp cướp thường xuyên. Cuối năm 2010, anh Điệp chở hàng đi Gia Lai, đến địa phận huyện Bù Gia Mập (Bình Phước), anh bị một nhóm thanh niên dùng xe máy chặn đầu, ném đá vỡ cửa kính rồi vây quanh cướp hàng. Anh Điệp đành bỏ xe chạy cầu cứu người dân, còn phụ xe ở lại rút mã tấu chống đỡ. May công an có mặt kịp thời nên bọn xấu phải bỏ chạy trước khi kịp cướp hàng.
Anh Điệp tâm sự: “Khi đi qua những đoạn đường thường có cướp, cánh tài xế xe tải phải phóng bạt mạng, rất dễ gây ra tai nạn”.
Tài xế chạy tuyến Bắc - Nam Nguyễn Quốc Tuấn (ngụ Nghệ An) cho biết cách đây nửa tháng, một người bạn chạy xe khách Lộc Thủy bị một nhóm thanh niên thường xuyên chặn đầu xe xin đểu tại bến Đô Lương. Đến lần thứ 3, tài xế này cho xe tông thẳng vào nhóm người xin đểu. Tai nạn làm cả nhóm bị thương nặng, còn tài xế ra cơ quan công an đầu thú.
Theo đội CSGT Rạch Chiếc (TP.HCM), các tài xế chạy xe đường dài thường mang theo hung khí, không chỉ để chống cướp mà còn sẵn sàng choảng nhau vì những chuyện không đâu trên đường. Tháng 6-2010, xe container của tài xế Ngô Quang Tuân (quê Ninh Bình) đi từ Đồng Nai về TP.HCM va chạm nhỏ với xe tải chạy cùng chiều. Hai bên lời qua tiếng lại và tài xế Tuân rút mã tấu mang theo trên xe rượt chém “đối thủ” khiến người đi đường một phen kinh hãi.
Khi đội CSGT Rạch Chiếc tới hiện trường thì Tuân cho xe tháo chạy. CSGT phải bám đuổi hơn 500m mới khống chế được tài xế dừng xe và thu giữ hung khí.
Đê mê cùng ma túy
Trong những ngày theo chân tài xế xe tải Bắc - Nam, chúng tôi giật mình bởi sự nghiện ngập ma túy của cánh tài xế. Tại một quán cơm gà dưới chân đèo Cù Mông, thoáng thấy một tài xế xe container từ nhà vệ sinh ra với dáng chúi nhủi, bà chủ quán buông một câu gọn lỏn: “Lại phê thuốc”.
Theo chủ quán, có ngày bà phải nhặt cả chục kim tiêm còn dính máu vương vãi. Nhiều tài xế cho biết người tài xế này chạy xe container Bắc - Nam được sáu năm, nghiện heroin sau khi lái xe được ba năm. Trước đây khi đi làm phụ xe, thấy các tài xế chơi “hồng phiến” chống buồn ngủ nên anh này cũng tập tành, đến giờ chuyển qua chích heroin.
Theo một số tài xế Bắc - Nam, các tài xế thường mua ma túy tại khu vực An Sương (TP.HCM), trên đèo Cù Mông cũng có chỗ cung cấp “hàng” cho các con nghiện. Cánh tài xế còn nói những tiệm treo bảng “vá xe” hay “cà phê” che chắn bằng lá lụp xụp ở đèo Cù Mông đều có dịch vụ cung cấp “gà móng đỏ” và sẵn sàng bán heroin với giá cao 200.000 đồng/liều cho khách.
Hơn 20 năm chạy xe khách Bắc - Nam, ông T., một chủ xe ở bến xe Lam Hồng (Bình Dương), khẳng định: “Có rất nhiều tài xế chạy đường dài dính ma túy. Không chỉ nghiện ngập, họ còn tham gia buôn bán ma túy”.
Trở lại TP.HCM, nhiều ngày theo dõi tại những bến xe xung quanh khu vực cầu vượt An Sương như Vinh Hoa, Hoàng Long, Tây Nam... chúng tôi nhận thấy đúng là ở đây có những tay xe hành nghề buôn bán “hàng trắng” cho cánh tài xế. Không chỉ tại cầu vượt An Sương, bến xe ngã tư Ga cũng là nơi tập trung nhiều tài xế chạy xe Bắc - Nam bị nghiện ma túy.
SƠN BÌNH
-----------------------------
Nghiện ma túy trong giới tài xế gia tăng
Theo thống kê của Trung tâm Tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu, TP.HCM, trong năm 2009 trung tâm tiếp nhận cai nghiện cho 59 tài xế và phụ xe, năm 2010 con số này tăng lên 101 người. Riêng bốn tháng đầu năm 2011, trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện cho 59 người trong giới này. Phần lớn tài xế nghiện ngập đều cư ngụ ở miền Bắc, bị công an bắt quả tang khi đang chích hút ở cầu vượt An Sương, bến xe ngã tư Ga, cầu vượt Bình Phước, chợ đầu mối Thủ Đức...