Sốt phát ban do rubella và sởi ! Dấu hiệu và điều trị

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Hai hôm trước con trai ng hâm hấp sốt và kêu con mệt. Nhắn tin xin phép cô giáo nghỉ thì cô bảo chi theo dõi cháu vì lớp có các bạn đang sốt phát ban.
Hai hôm nghỉ ở nhà con vẫn sinh hoạt bt chỉ là bớt nô, ng hơi nóng nhẹ chứ ko có gi đặc biệt. Chiều hôm qua con nói họng con đau mẹ tưởng con viêm họng.
Nhưng đêm qua thì con ngứa ngáy khó chịu gãi cả đêm, cuối cùng đúng là phát ban. Mỗi tội phát từ chân lên, sáng nay dạy lại bình thường.
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Sốt phát ban do rubella và sởi ! Dấu hiệu và điều trị

Phân biệt sốt phát ban do rubella và sởi

Thai phụ nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ, thai di dễ bị dị tật. Ảnh: N.P. Hiện tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, sốt phát ban do rubella đang vào đỉnh dịch, tuy nhiên trong số đó vẫn rải rác các ca mắc sởi. Sốt cao, nổi phát ban khắp người đều là triệu chứng của hai bệnh trên.
> Cảnh báo nhiều thai phụ nhiễm rubella


Trung bình mỗi ngày Bệnh viện Nhiệt đới trung ương tiếp nhận 70-100 ca đến khám. Trong đó, chủ yếu là sốt phát ban do virus rubella. Bệnh dễ gây biến chứng viêm não nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm với thai phụ, nhất là 3 tháng đầu của thai kỳ. Lý do là tỷ lệ dị dạng thai nhi trong giai đoạn này có thể là 25%, 40% thậm chí là 60%, khiếm khuyết về tim mạch, não, chậm phát triển...
Theo Thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc Bệnh viện, những người bị sốt kèm theo triệu chứng mẩn đỏ khắp người là dấu hiệu của sốt phát ban do virus gây ra, có thể do rubella, sởi. Dựa trên biểu hiện lâm sàng vẫn có thể phân biệt hai bệnh này với nhau. Cụ thể:
Rubella (hay sởi Đức):
- Người bệnh có các biểu hiện: sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc nhẹ và sưng hạch. Triệu chứng về hô hấp rất nhẹ hoặc không có.
- Sau 1-7 ngày sẽ nổi ban. Ban dạng dát sẩn nhỏ, màu sáng hơn so với ban sởi nhưng có thể kết hợp thành quầng đỏ, rộng. Ban tồn tại 1 – 5 ngày, hay gặp nhất là 3 ngày.
- Ngoài ra, có thể 1-2 ngày người bệnh đã sốt và phát ban khắp người chứ không theo trật tự và để lại vết thâm như sốt phát ban dạng sởi.
Sởi:
- Các triệu chứng ban đầu gồm: sốt cao đột ngột, đau người, viêm đường hô hấp, ho, chảy nước mũi...
- Sau 2-3 ngày nổi ban ở mặt, gáy, sau đó lan ra khắp người và các ban bay dần sau khoảng 3 ngày.
- Sau khi các ban bay hết vẫn để lại những vết thâm.
Giai đoạn các ban lặn có thể để lại biến chứng. Trẻ em hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, với người lớn là viêm não.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo, khi có biểu hiện bệnh nên đi khám để biết chắc chắn sốt phát ban là do nguyên nhân nào. Bệnh rất dễ lây lan vì lây qua đường hô hấp. Có thể phòng bệnh bằng cách tiêm phòng. Loại văcxin đang sử dụng phổ biến là văcxin phối hợp ngừa 3 bệnh: sởi, quai bị và rubella.
Bên cạnh đó, đối với bệnh này, điều quan trọng là không nên kiêng tắm rửa. Lý do là nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là các hốc tự nhiên như: mũi, mắt, miệng sẽ gây bội nhiễm, dẫn đến các biến chứng sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Các bệnh do virus hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, người bệnh cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn đủ chất, hạ nhiệt khi sốt cao. Tuyệt đối không được tự ý truyền dịch và tiêm kháng sinh vì không có tác dụng.
Phương Trang
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Sốt phát ban do rubella và sởi ! Dấu hiệu và điều trị

Dịch sốt phát ban ở trẻ hiện nay không quá nguy hiểm

Một trường hợp hiếm gặp bị biến chứng viêm não - màng não do sốt siêu vi đang điều trị tại khoa Nhi, bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Nam Phương. Thấy con bị sốt, nổi ban khắp người, nhiều cha mẹ ở Hà Nội liền đưa con đến bệnh viện khám vào buổi tối dưới dạng cấp cứu vì sợ biến chứng não. Tuy nhiên, dịch sốt phát ban ở trẻ hiện nay không quá nguy hiểm, thường tự khỏi.

Riêng tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, mỗi ngày tiếp nhận 30-50 trẻ bị sốt phát ban, gấp 2-3 lần ngày thường. Trong đó, mỗi tối cũng có hàng chục bệnh nhi đến khám dù thời gian này chỉ nhận những ca cấp cứu.
"Lý do là vì nhiều người sợ con bị sốt phát ban dẫn đến biến chứng ở não. Tuy nhiên, cha mẹ không nên lo lắng thái quá vì không phải trẻ nào bị sốt, nổi ban cũng để lại hậu quả nguy hiểm. Phần lớn trẻ đến khám đều được cho về nhà điều trị, chỉ một số rất ít cần phải nhập viện", phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết.
Theo ông, phát ban là triệu chứng của nhiều bệnh, trong đó bệnh sởi thì nguy hiểm hơn nhiều so với rubella và các dạng sốt có nổi ban do virus khác vì dễ dẫn đến biến chứng nặng. Dịch sốt phát ban ở trẻ hiện nay tại Hà Nội đa phần là sốt do virus, không phải sởi và thường không gây biến chứng ở não.
Vì thế, khi trẻ bị sốt có nổi ban, cha mẹ chỉ cần điều trị triệu chứng, hạ sốt khi cần, nghỉ ngơi, tăng cường chế độ ăn. Ngoài ra, tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh. Nhiều cha mẹ cứ thấy con ốm là cho uống kháng sinh cho yên tâm, tuy nhiên việc này vô tình lại làm khó cho bác sĩ trong việc chẩn đoán vì không biết ban do bệnh hay do dị ứng thuốc.
Cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện lâm sàng của bệnh để phân biệt giữa sởi và các dạng sốt có nổi ban khác.
Cụ thể:
1. Sởi:
- Sốt cao đột ngột
- Ban mọc không dày, theo quy luật từ đầu, mặt xuống đến người, chân
- Ban nào mọc trước thì sẽ bay trước, để lại vết thâm trên da sau 1-2 tuần mới hết
Giai đoạn các ban lặn có thể để lại biến chứng. Trẻ em hay bị viêm nhiễm đường hô hấp, với người lớn là viêm não.
2. Sốt có nổi ban
- Sốt nhẹ, ít khi sốt cao
- Phát ban dày toàn thân, mọc lộn xộn, không theo quy luật
- Các ban bay lộn xộn, thậm chí cùng lúc, khi bay không để lại vết thâm ở da
Bên cạnh đó, đối với bệnh này, điều quan trọng là không nên kiêng tắm rửa. Lý do là nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là các hốc tự nhiên như: mũi, mắt, miệng sẽ gây bội nhiễm, dẫn đến các biến chứng sưng khớp, viêm não, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Ngoài ra, phó giáo sư Dũng cũng khuyến cáo, khi thấy trẻ sốt quá cao, trên 39 độ, có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, khó chịu, trẻ kêu đau đầu nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế vì bệnh có dấu hiệu nặng.
Nam Phương
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Sốt phát ban do rubella và sởi ! Dấu hiệu và điều trị

Hà Nội:
Sốt phát ban ở trẻ: Chưa đến mức thành dịch như tin đồn!
(Dân trí) - “Chính vì rộ lên thông tin bùng phát dịch phát ban rất nguy hiểm ở trẻ với những biến chứng nặng nề như tổn thương não, để lại di chứng suốt đời, nên có những đêm, khoa Nhi tiếp nhận hàng chục bệnh nhi được đưa đến viện cấp cứu vì... sốt và nổi ban”.
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) chiều ngày 14/4.

PGS.TS Tiến Dũng cho biết, số bệnh nhi sốt phát ban đến viện khám một tuần trở lại đây gia tăng 3- 5 lần (30-50 trẻ) so với trước, nhưng chưa đến mức báo động thành “dịch phát ban nguy hiểm ở trẻ” như thông tin đang rộ lên tại Hà Nội.

Thông tin bùng phát dịch phát ban ở trẻ em lan nhanh tại nhiều khu dân cư, khu tập thể, cơ quan. Như tại khu đô thị mới Xa La, bà Thuận ở toà nhà CT2A không dám cho cháu xuống tắm nắng buổi sáng như mọi lần, vì “mẹ nó dặn, đang có dịch phát ban nguy hiểm, không xuống nhà tránh tiếp xúc nhiều trẻ em”.

Còn chị Như Thảo (Gia Lâm, Hà Nội) thì hốt hoảng, cơm không kịp ăn, hai vợ chồng chị đưa con ngay tới viện tối ngày 13/4 sau khi phát hiện khắp phần đầu cổ... nổi nốt đỏ lấm tấm. “Đi đến đâu cũng nghe mọi người nói đang có dịch phát ban nguy hiểm nên thấy ban đỏ trên người con là vội bế sốc tới viện, không nghĩ ngợi được gì. Tới nơi, bác sĩ khám xong cho về theo dõi sốt siêu vi, chỉ uống hạ sốt và nghỉ ngơi”, chị Thảo nói.

TS Dũng cho biết, trong số bệnh nhi được đưa tới khoa khám vì sốt và phát ban, phần lớn là sốt siêu vi trùng có phát ban ngoài da, chứ không phải sốt phát ban dạng sởi. Bệnh nhi chỉ cần uống thuốc hạ sốt, nghỉ ngơi vài ngày là khỏi, vì thế, người dân không nên lo lắng thái quá như hiện nay. “Sốt phát ban đa phần là lành tính. Khi bị sốt phát ban ở thể nhẹ chỉ cần nghỉ ngơi theo dõi, bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, điều trị bằng hạ sốt, tăng cường bổ sung các loại vitamin bằng uống nước trái cây, ăn đồ ăn dễ tiêu… sau vài ngày bệnh sẽ tự khỏi. Chỉ một số rất ít trường hợp bệnh tiến triển nặng gây biến chứng”.
Vì thế, nếu thấy trẻ nổi ban sau sốt, cha mẹ không nhất thiết đêm hôm cũng phải đưa bé tới viện mà nên theo dõi tại nhà. Nếu trẻ nổi ban mà vẫn ăn uống, sinh hoạt bình thường thì không nên lo lắng quá, chỉ cần uống thuốc hạ sốt khi sốt cao, thuốc ho (nếu có ho) và chăm sóc dinh dưỡng tốt. Còn nếu trẻ sốt, nổi ban kèm theo mệt mỏi, khó chịu, khó thở, đau đầu… thì cần đưa bé tới viện ngay.
Hồng Hải
 
Top