Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Kỳ 1

Khác biệt trong công việc





TTO - Steve Jobs từng bị báo chí chỉ trích về tính cách khó ưa của mình.

Khi nói đến Jobs, giáo sư Robert Sutton môn khoa học quản lý trường Stanford kiêm tác giả của cuốn sách nổi tiếng “The No Asshole Rule” Robert Sutton kể lại “ngay khi biết tôi chuẩn bị viết một cuốn sách về những kẻ khùng, nhiều người đã lập tức tìm đến và kể cho tôi nghe về Steve. Những người ở thung lũng Silicon sợ Steve đến mức khó tin. Anh ta khiến họ thấy tồi tệ, thậm chí còn khiến họ bật khóc”.

Steve có tiếng xấu này kể từ những năm đầu ở Apple. Năm 1981, người sáng lập dự án Macintosh - Jef Raskin - đã gửi một bản “cáo trạng” về Steve lên chủ tịch Apple -ông Mike Scott - phàn nàn rằng vị chủ tịch dang nhòm ngó dến dự án con cưng của mình. Bản này có đoạn viết như sau:

Jobs thường xuyên bỏ các cuộc hẹn
Anh ta hành dộng thiếu suy nghĩ và có những đánh giá không tốt
Anh ta không tạo dược dấu ấn khi đáng ra phải có
Anh ta thường chỉ trích người khác
Anh ta thường đưa ra các quyết định vô lý và không đâu vào đâu bằng việc tỏ vẻ bề trên
Anh ta luôn ngắt lời người khác và không chịu lắng nghe
Anh ta không hề giữ lời hay thực hiện đúng cam kết
Anh ta tự ý quyết định không thông qua cấp trên
Luôn đưa ra các dự đoán quá lạc quan
Jobs thiếu trách nhiệm và thiếu thận trọng

Steve còn nổi giận vô cớ với nhân viên và sa thải họ vì những lý do không đâu chẳng hạn như: (các ví dụ này rất có thể dã bị thổi phồng) Steve đã sa thải nhân viên ngay trong thang máy tại Apple hay sa thải thư ký chỉ vì người này đã đưa Steve không đúng nhãn hiệu nước khoáng.

Tính tình khó ưa của Steve dã khiến ông làm hỏng rất nhiều mối quan hệ quan trọng trong công việc. Ông đã sa thải Raskin sau khi ông biết về bản cáo trạng kia. Steve đã sa thải nhà đồng sáng lập hãng Pixar - ông Alvy Ray Smith - sau cuộc cãi vã giữa hai người khi Alvy chế giễu công ty NeXT của Steve còn Steve thì chế giễu giọng vùng Tây Nam của Alvy. Lạ lùng hơn, Steve đã làm hỏng hợp đồng mang tính sống còn đến tương lai của NeXT với IBM chỉ vì ông đã tuyên bố sẽ không ký bất kỳ văn bản nào dài hơn 10 trang giấy.

Chế độ siêu bảo mật ở Apple

Các nhân viên của Apple đều “biết tiếng” ông chủ của mình và họ thể hiện điều đó ra mặt. Một cựu nhân viên của Apple kể rằng “không ai chào ông ấy. Những nhân viên cấp thấp rất sợ ông ấy. Tôi nhớ một lần khi ông ấy đi trong khuôn viên công ty và nhóm nhân viên đang đi theo chiều ngược lại thậm chí còn rẽ làm đôi để ông ấy bước qua”.

Mọi nhân viên đều hết sức thận trọng với những việc họ làm. Họ cảnh giác cao để không mắc phải những lỗi không thể tha thứ: “‘nếu bạn hỏi đồng nghiệp, tôi có thể gửi email hay lưu hồ sơ bản báo cáo này?’ Mọi người có thể sẽ trả lời ‘chỉ vào ngày làm việc cuối cùng ở Apple, bạn mới có thể làm bất kỳ điều gì mình muốn’’’. Họ thận trọng khi nói chuyện với bạn bè của Steve. Không ai trong số bạn bè bao gồm cả nhóm nhân viên quản lý của Apple được đến gần một trong số những đồ vật yêu thích nổi tiếng của Steve đó là chiếc bảng trắng trong phòng làm việc của ông ấy.

Tuy nhiên, điều khiến nhân viên của Apple cảm thấy sợ nhất chính là chính sách bảo mật hà khắc của công ty với hàng loạt quy định do Steve soạn ra. Ông thực hiện đúng chính sách im lặng tuyệt đối như khi ở NeXT đến mức mà trước khi được tuyển, nhân viên của Apple thậm chí còn không được tận mắt nhìn thấy chiếc máy họ sắp làm việc cùng. Chính sách này được coi như “bước nhảy vọt về sự trung thành”.

Trước khi Steve quay lại Apple, công ty này vốn rất cởi mở với báo chí về các dự án phát triển sản phẩm sắp tới. Tuy nhiên, mọi chuyện kết thúc khi Steve nắm quyền. Ông treo một tờ áp phích lớn trên bàn có khẩu hiệu “Hở môi là đắm thuyền” và ra chỉ thị đến mọi nhân viên rằng nếu họ để lộ thông tin cho báo chí, họ sẽ nhanh chóng bị đuổi việc.

Apple hoàn toàn ủng hộ chính sách bảo mật này của Steve. Khi vẫn còn là một chuyên viên cao cấp tại Apple, Jon Rubinstein từng nói đùa rằng: “Chúng ta hoạt động kín như một tổ chức khủng bố. Khắp nơi, mọi người tìm mọi cách để có thông tin về chúng ta.” Chính sách này được Apple ủng hộ bởi bí mật là một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của Apple. Với việc thị trường sẽ bắt đầu bàn tán về một sản phẩm trước khi nó thực sự ra đời hàng tháng trời, Apple đã tận đụng ngày càng hiệu quả cơ hội quảng bá miễn phí sản phẩm này bởi sản phẩm của họ được truyền đi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng.

Để tránh nhân viên biết quá nhiều thì không có gì là thái quá. Các kỹ sư phần mềm làm việc với cả khối thiết bị lớn còn các kỹ sư phần cứng thì không bao giờ nhìn thấy phần mềm sẽ thực sự chạy trên thiết bị mình tạo ra. Bạn có tin được không khi chưa đến chục nhân viên đã thực sự thấy iPhone trước khi Steve trình điễn thiết bị này tại Macworlđ năm 2007.

Nếu so với số lượng nhân viên khổng lồ đã tham gia vào đự án thì quy trình bảo mật của Apple quả đáng kinh ngạc. Qua một bài báo gần đây của tờ Times, mọi người biết được rằng “các nhân viên đều hết sức cẩn trọng với mọi thông tin của công ty bởi bất kỳ thông tin nào bị rò rỉ, người ta đều có cách để truy cứu về tận nguồn của nó. Các nhân viên tham gia vào các dự án nhạy cảm đều phải trải qua rất nhiều vòng kiểm soát an ninh nghiêm ngặt. Khi ngồi vào bàn làm việc, họ đều bị camera kiểm soát. Họ phải phủ một tấm vải màu đen lên các thiết bị và đèn đỏ sẽ báo nếu họ quên làm như vậy”. Ngoài ra, mọi người đồn rằng, tại trụ sở công ty, Steve thi thoảng kiểm tra ngẫu nhiên điện thoại iPhone của bất kỳ ai và sẽ sa thải người này ngay nếu anh ấy/ cô ấy quên đặt mật mã.

Nhân viên Apple than phiền các biện pháp này gây quá nhiều phiền toái và giảm năng suất. Người ta đã tranh cãi nhiều xung quanh vụ việc một nhà thầu phụ của Apple tại Trung Quốc đã để mất mẫu điện thoại iPhone và cuối cùng anh này đã phải tự vẫn do không thể tránh khỏi vụ kiện của Apple. Nhưng hầu hết nhân viên của Apple đều có thể nhận thấy lợi ích của việc giữ mọi kế hoạch của công ty bí mật đến phút cuối cùng. Không ai phàn nàn về sức hút công ty tạo ra với giới truyền thông. Ngay cả Woz - người trước kia đã không ngần ngại chỉ trích bạn mình - đã nhận xét “tôi mừng là Apple có thể giữ kín mọi thông tin về sản phẩm. Chính điều này đã luôn khơi gợi trong mọi người niềm đam mê, phấn khích - hồi hộp đón chờ sản phẩm mới ra đời, một sản phẩm mới đích thực”.

Tuổi Trẻ Online trích đăng Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt

http://tusach.tuoitre.vn/ArticleView.aspx?ArticleID=470685&ComponentID=1


 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt

Kỳ 2: Người hùng - gã khùng

TTO - Tất nhiên, Apple sẽ không có được vị thế như ngày nay nếu Steve Jobs là một người xấu toàn diện. Ông ấy là một con người phức tạp. Như mọi người vẫn thường nhìn thấy ông trước công chúng, chỉ cần ông ấy muốn thì mọi người sẽ thấy Steve lịch lãm đến nhường nào.

Những người đồng nghiệp của Steve tại Apple chứng kiến điều đó mọi ngày. Nét đối lập này vẫn được đúc rút thành cụm từ “người hùng/ gã khùng trong một” (cụm từ này có từ thời NeXT; nó mô tả một người phút trước bị coi như kẻ vô dụng vì làm những việc vô bổ, nhưng anh ta đã nỗ lực hết mình để cải thiện nó để rồi được coi là thiên tài.) Tính cách khác biệt này có tác dụng thử tính kiên trì của nhân viên. Những ai có thể vượt qua thử thách này thì vẫn làm việc cho Jobs và một số người đã vươn lên vị trí lãnh đạo cấp cao.

Điều này bắt nguồn từ chính tính cách của Steve. Tổng giám đốc Apple - ông Gil Amelio kể rằng “ ông ấy là vậy - phút trước, khi ông ấy thỏa mãn thì không tiếc lời tán tụng nhưng ngay sau đó lại giận dữ, say sầm mặt mày, không chịu nghe ai giải thích hoặc trao đổi. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều trạng thái tình cảm ở Steve và thậm chí không nhận ra nổi người mình đang nói chuyện”. Hơn thế, mọi người còn ngỡ ngàng về việc Steve rất hay đổi ý. “Với một sự việc cụ thể, ông ấy dễ đàng thay đổi ý kiến và hoàn toàn quên trước đó mình nghĩ gì về nó. Chẳng hạn, lúc trước ông ấy nói ‘tôi thích màu trắng, màu trắng là tuyệt nhất. Nhưng ba tháng sau, ông lại nói ‘tôi thích màu đen. Màu đen là tuyệt nhất’. Ông ấy quên sạch sai lầm của mình”. Đây là phần không ý thức của con người Steve.

Nhưng không phải việc gì Steve làm cũng vô tình. Một số hoàn toàn là do cố ý; cựu giám đốc NeXT nói rằng “Steve có thể khiến người khác phát khóc. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy vô tâm. Ông ấy đôi khi chỉ để tâm đến mục tiêu duy nhất là đạt được chất lượng và sự vượt trội. Ông ấy được trời phú cho khả năng khơi dậy những phần tinh túy nhất từ con người”. Thậm chí, Steve từng thú nhận rằng “nhiệm vụ của tôi là không được nuông chiều nhân viên. Tôi cố gắng phát huy những tố chất tốt vốn có ở nhân viên, sau đó thúc giục họ nỗ lực và hoàn thiện họ hơn nữa”.

Ngoài việc rập khuôn công thức “người hùng/ gã khùng trong một”, Steve đôi khi còn chọn phương pháp bêu xấu nhân viên trước đám đông. Sau khi một nhóm thất bại hoặc chậm trễ hay đơn giản chỉ không đạt được tiêu chuẩn Steve đề ra, ông không ngần ngại gọi tên, chỉ mặt một số người hay thậm chí là sa thải họ trước mặt đồng nghiệp. Nhiều nhân viên của Apple đã từng phải hứng chịu điều này và họ đều ý thức được rằng đây hoàn toàn là cử chỉ nằm trong sự tính toán của ông chủ. Ví dụ gần nhất có thể kể đến là trường hợp xảy đến với một số người trong nhóm thưc hiện MobileMe sau khi buổi giới thiệu sản phẩm đã gặp phải một số trục trặc.

Tóm lại, việc Steve “bêu” tên ai trước đám đông cũng chỉ là một cách ông động viên nhân viên. Dù các trường quản lý có dạy điều gì đi nữa thì trên thực tế, phương pháp của Steve đã phát huy hiệu quả. Khi được hỏi về tính tình của bạn mình, ông Steve Wozniak nhận xét: “khi nhìn nhận Steve là một cá nhân, nếu so sánh tính khí thất thường (khi thì đúng mực khi lại không kiêng nể người khác đù cho họ đã làm việc rất chăm chỉ, tạo ra thành tích đáng nể nhưng vẫn bị Steve nói là ‘đó chỉ là những thứ vớ vẩn’) thì hẳn rằng, những điều tuyệt vời Steve mang đến cho thế giới lớn lao hơn rất nhiều”. Một cựu nhân viên của Apple, từng bị Steve sa thải vào năm 1985 ông Jean-Louis Gassée nhận xét như sau: “Dân chủ không thể tạo ra những sản phẩm xuất chúng. Điều bạn cần là một bạo chúa đủ bản lĩnh”.

Ngoài ra, ở Steve, ta cũng tìm thấy sự cuốn hút khó cưỡng. Ông ấy có khả năng thuyết phục tuyệt vời, đặc biệt trong việc tuyển đụng người tài thì không ai giỏi hơn Steve. Chẳng hạn: khi muốn tuyển ai, Steve luôn có cách tiếp cận khiến ít ai có thể cưỡng lại nổi. Steve đã tuyển cựu nhân viên NeXT - ông Andy Hertzfeld - như sau: “tôi nghe nói cậu là nhà thiết kế mà nhiều người săn đón nhất hành tinh này”. Có lúc, lời mời của Steve đôi chút khiêu khích như khi ông tuyển Bob Belleville cho Xerox năm 1982 “tôi được nghe nhiều về thành tích của cậu nhưng những gì cậu đã đạt được đến giờ chưa thực sự đáng kể. Vì thế, hãy về đầu quân cho tôi”.

Các nhà báo cũng trải qua trạng thái yêu ghét lẫn lộn với con người Steve và ghi chép lại ở nhiều tài liệu. Trên tờ Wall Street, biên tập viên Rich Karlgaarđ của tờ Forbes - người từng theo đuổi dự án viết về sự thất bại của NeXT trong suốt những năm tháng nó tồn tại - đã viết “khi nói chuyện qua điện thoại, ông ấy đã từng bực dọc và đe dọa tôi rằng ‘sẽ giám sát lại tôi’ hay ‘đừng một mình lao vào nơi nguy hiểm’”. Thế nhưng, Rich cũng tự nhận rằng: “người Mỹ yêu quý Steve Jobs. Tôi cũng vậy dù đáng ra tôi không nên thế”. Đây là cảm nhận chung của tất cả những người đã tiếp xúc với Steve. Cho đù Steve đối đầu với báo chí để từ đó lại thu hút sự quan tâm cực độ của họ với một sản phẩm nào đó và thậm chí còn cho họ là sâu bọ nhưng giới báo chí lại luôn thỏa mãn mỗi khi phỏng vấn ông.

http://tusach.tuoitre.vn/ArticleView.aspx?ArticleID=470687&ComponentID=1
 
5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Ðề: Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt

Kỳ 3 - Ngày thường của Steve

TTO - Steve đã từng kể cho các nhà báo về một ngày làm việc thông thường (mô tả được ghi lại từ những năm 1990 nên có thể khác với thực tế bây giờ).
Ông ấy nói rằng mọi tài liệu ông đều lưu trên máy chủ và ông không mang bất kỳ thứ gì theo mình. Cho đù ở đâu, ông đều có thể truy cập nhanh chóng vào mọi tài liệu chính vì vậy, nhà cũng là văn phòng làm việc của ông.

"Khi không phải họp, tôi tập trung xử lý mọi công việc trên email. Vì thế, tôi làm việc một chút trước khi lũ trẻ thức đậy. Sau đó, tôi ăn sáng cùng cả nhà và giúp lũ trẻ làm xong bài tập rồi tiễn chúng đến trường. Nếu may mắn, tôi có thể ở nhà và giải quyết xong nhiều việc trong một tiếng nhưng tôi thường xuyên phải tới công ty. Tôi đến công ty vào khoảng 9 giờ sau khi đã làm việc khoảng một hoặc hai tiếng ở nhà". Ông cũng hay gọi cho ai đó vào lúc đã muộn nếu ông chợt nảy ra một sáng kiến và muốn chia sẻ nó. Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng, Steve gần như làm việc cả ngày.

Bên cạnh đó, ông hết sức chú trọng thời gian đành cho gia đình. Khi Maria Shriver mời ông đến tham đự buổi lễ vinh danh tại Đại Lộ Danh Vọng ở California, Steve đã từ chối vì buổi lễ diễn ra vào buổi tối thời điểm ông muốn ở bên gia đình (nhưng cuối cùng, Steve vẫn tham dự). Như vậy, gia đình là yếu tố chi phối mạnh nhất đến thời gian ông dành cho công việc - giống như nhiều đoanh nhân khác.

Công việc của Steve Jobs

"Từ thời trẻ, tôi đã trải qua nhiều công việc - lập tài liệu, kinh đoanh, phân phối, lau sàn nhà. Tôi tự kê đọn máy tính. Tôi tự tạo đựng công việc kinh đoanh máy tính. Khi ngành công nghiệp này mở rộng, tôi vẫn tiếp tục đấn thân hơn nữa". Những điều này cho thấy Steve tham gia vào rất nhiều mảng tại Apple và điều này rất khác so với những công việc thông thường của một CEO.

Tầm nhìn xuất chúng của Steve

Là nhà lãnh đạo của Apple, Steve là người định ra đường lối phát triển của công ty. Nhiệm vụ này đòi hỏi Steve phải bám sát xu hướng của ngành và theo đuổi hướng đi riêng của mình.

Với nhiệm vụ đầu tiên, ông chỉ cần thường xuyên cập nhật các tin tức về ngành hay đơn giản là kiểm tra email của mình. "Tôi cần cập nhật một lượng thông tin tương đối nhưng đôi khi chỉ cần kiểm tra tất cả các thông tin có được từ các trang dịch vụ tin tức trên mạng. Tôi đã đăng ký nhận tin từ nhiều trang dịch vụ và nhận được 300 email mỗi ngày, rất nhiều trong số đó được gửi từ những người tôi không hề biết.

Tôi không bỏ sót những lời bình luận quanh mình. Tất cả khách hàng gửi thư cho tôi và phàn nàn hoặc thắc mắc về mọi chuyện; tôi hứng thú với việc đó. Nó giống như một chiếc nhiệt kế để theo đõi tình trạng một vấn đề nào đó. Chỉ cần một động tĩnh nhỏ ở đây, tôi cũng có thể nhận được phản hồi từ Kansas về nó. Tôi giữ liên lạc thường xuyên với mọi nguồn tin và điều đó có ích cho công việc của tôi".

Với nhiệm vụ thứ hai về hướng đi riêng, Steve chắc chắn là một thiên tài; điều này đặc biệt hơn khi Steve không qua bất kỳ trường lớp đào tạo chính khóa nào về quản lý hay kỹ thuật. Nhiều kỹ sư từng cộng tác với Steve không khỏi ngỡ ngàng khi Steve chỉ đựa vào bản năng cũng có thể đưa ra những quyết định then chốt về kỹ thuật. Trong phần lớn các trường hợp, quyết định của ông là đúng.

Woz nói như sau: "Steve xuất sắc trên cả ba phương diện: marketing, điều hành và công nghệ. Anh ấy hiểu công nghệ nào tốt và công nghệ nào mọi người ưa chuộng. Đây là một điều phi thường bởi anh ấy chưa bao giờ làm về lĩnh vực thiết kế hay lập trình nên dù không thể thiết kế ra máy tính nhưng anh ấy có khả năng hiểu tường tận về chúng, đủ để đánh giá một công nghệ là xấu hay tốt".

Thậm chí, Bill Gates cũng nói rằng ông ấy ghen tỵ với Steve hơn cả: "Tôi thán phục khả năng của Steve. Tôi nhìn nhận theo trực giác với cả con người và sản phẩm. Khi chúng tôi tham gia buổi giới thiệu sản phẩm Mac và nhận được nhiều câu hỏi vì sao lại lựa chọn công nghệ như vậy và đã tiến hành mọi thứ ra sao; tôi coi đó như những câu hỏi đơn thuần về công nghệ đúng như cách tôi nhìn nhận về vấn đề.

Nhưng tôi nhận thấy Steve lại quyết định đựa trên việc coi nó là các vấn đề liên quan đến con người và sản phẩm mà tôi rất khó lý giải. Anh ấy làm mọi việc theo một cách hoàn toàn khác như thể có phép màu vậy". Chính khả năng đặc biệt này là yếu tố quyết định để đưa Steve lên là người tiên phong trong lĩnh vực công nghệ. Khả năng đó ở ông như thể bẩm sinh vậy.

http://m.tuoitre.vn/tin-tuc/Tu-sach-Tuoi-Tre/93368,Steve-Jobs-suc-manh-cua-su-khac-biet-Ky-3.ttm
 
Top