metyruoi
Active Member
Những chiếc phong bao nhẹ mình nhưng nặng lòng có tên gọi lì xì tự bao giờ đã biến thái thành vô vàn dạng thức trả nợ trần ái ảo diệu khôn lường.
Tích xưa kể rằng lì xì là số tiền để trong phong bao màu đỏ, màu vàng dùng để mừng tuổi cho ông bà, bố mẹ, con cái, cháu chắt khi Tết đến. Bao lì xì đựng những đồng tiền lẻ hoặc tiền xu mới, sột soạt hay leng keng vui tai khi mở ra, không nặng về giá trị tiền bạc nhưng luôn được trân trọng trao và nhận, bởi điều quan trọng nhất vẫn là tấm tình gửi trao qua đó. Phong tục đẹp này của nhiều nước châu Á đã được duy trì cho đến hiện tại, bởi ý nghĩa cầu mong cho những điều tốt lành, may mắn, phải đạt sẽ đến với người nhận trong tuổi mới.
Tích nay bảo rằng cứ hiểu lì xì theo cái quan niệm truyền thống ắt sẽ trở nên lạc hậu và ấu trĩ không chừng. Không chỉ được tạo ra từ những chất dễ hiểu, dễ thẩm định như...cotton hay polyme, lì xì ngày nay đã biến thái thành nhiều "dạng thức sinh học" vô cùng phong phú và khó nhận biết. Và đương nhiên, cái tâm tình, ý nghĩa gửi trao trong đó cũng muôn hình vạn trạng. Nó có thể là lời cảm ơn thuần tùy nhưng nhiều khi cũng là một sự mua bán, đổi chác đầy toan tính. Nó có thể mang trân trọng yêu quý nhưng lắm lúc cũng chở nặng những miễn cưỡng cho xong.
Đến nhà sếp mừng tuổi con cháu lãnh dạo là phải cẩn thận lắm. Trẻ em bây giờ uống nhiều sữa ngoại giá cao, học ở những trường quốc tế danh giá nên tinh khôn hơn hẳn xưa kia, cứ vô tư bóc phong bao lì xì kiểm đếm và bày tỏ nỗi vui mừng hay thất vọng hồn nhiên trước mặt khách, ngay khi chủ nhân của bao giấy đỏ vừa mới câu trước câu sau rào đón thăm hỏi gia đình. Thế nên chả ai dám gửi ý nghĩa tượng trưng vào chiếc phong bao nhẹ mình nhưng nặng lòng, giá trị ngầm được thể hiện... ra mặt, sau này chắc chắn sẽ "mã hồi" cho chủ nhân của nó một mức lương cao hơn, một vị trí đáng kể hay một khoản hoa hồng hậu hĩnh.
Người có thâm niên thăm viếng tư gia sếp mỗi dịp đỏ nhà đỏ cửa, đỏ đường đỏ phố, đỏ cả mắt mũi hẳn đều bỏ túi kinh nghiệm chia các loại tiền mệnh giá khác nhau vào nhiều loai phong bao khác nhau cho đỡ nhầm lẫn và bớt phần... thiệt hại. Bởi vì khi có "diễm phúc" được đặt chân vào phòng khách, miệng tươi cười chào hỏi là tay đồng thời phải rút phong bao mừng tuổi ngay, chớ ai lại chần chừ, suy tính, hỏi rõ danh tính rồi mới lì xì thì... kỳ quá. Thế nên nếu không chuẩn bị trước thì trở tay không kịp. Chuẩn bị kỹ rồi, gặp con sếp, có thể rút ngay phong bao ở túi ngực, cháu sếp thì phong bào ở túi quần, chẳng may trong lúc lộn xộn (nhà sếp ngày Tết người dập dìu đông như quân Nguyên), chưa phân biệt được hoàng tử bé, công chúa tí hon này con ai cháu ai thì lục túi xách, rút một chiếc thuộc loại phổ thông, không cần áy náy. Nếu tặng rồi mới biết là con sếp mà tiền ít quá thì bỗng dưng ý nghĩa hẳn lên vì... chỉ là lì xì mừng tuổi cho cháu thôi, chuyện nhờ vả xin xỏ đành phải tìm cớ khác. Nếu không phải con cháu mà chỉ là hàng xóm chạy sang chơi thì ít ra cũng được tiếng "xông xênh", nên thà mừng nhầm còn hơn bỏ sót.
Những phong bì hạng VIP phải được đánh dấu bằng một kích cỡ hoặc dấu ấn đặc biệt. Nếu năm nay đến nhà mà có hân hạnh được gặp được gặp mặt thân mẫu hay thân phụ của sếp thì có nghĩa là cái phúc của mình lớn lắm, phải rút bao lì xì đựng cả ngàn đô la mừng cụ cho khỏe tuổi già, nở hoa tuổi cũ. Bố mẹ sếp thì đương nhiên phải hiếu kính, con sếp ra chào là lập tức trở nên quen thân, yêu quý, vợ sếp ghé vài phút ngồi chơi, nói đôi câu chuyện càng chứng tỏ độ thân mật của gia đình. Để chị vui lòng, tốt nhất là nên có riêng một loại lì xì thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới chị, chẳng hạn thẻ massage giảm béo, voucher chăm sóc da ở những spa danh tiếng, phiếu nhận mỹ phẩm cao cấp, nước hoa hàng hiệu. (Tất nhiên là tất cả đều đã được "mã hóa" dưới dạng thẻ và phiếu, để vẫn có thể cho vào bao lì xì ngon lành hệt như những phong bao khác).
Vợ các sếp thời nay thường là năng động, chân chạy chính trong nhà kiêm quản lý riêng (về tài chính lẫn ngoại giao), thế nên, nhiều khi bao lì xì sẽ đựng vừa cả chiếc chìa khóa lẫn giấy tờ của... con xế hộp. Việc học hành của con các sếp thời nay không dừng lại ở các trường quốc tế trong nước mà tiền ra đến tận nước ngoài, thế nên phong bao lì xì khi đựng trong cả chiếc thẻ visa debit giá trị khủng còn nguyên tem, nguyên mật khẩu, rút tiền theo hình thức liên ngân hàng, chỉ tiêu được ở hàng trăm quốc gia trên toàn cầu. Nhiều khi, gia đình sếp tiết kiệm cho ngân sách, chỉ ở nhà tạm, nhà thuê, hoặc nhà nhỏ, thì phong bao lì xì năm mới chứa đựng vẻn vẹn chỉ có... giấy tờ sở hữu một căn hộ, một biệt thự, hay một khu đất rộng từ hàng trăm đến hàng ngàn mét vuông (tùy theo vị trí địa lý, ngay trung tâm thành phố hay ở khu sinh thái ngoại vi)...
Những phong bao lì xì kiểu đó, người trao thì dập dình, đưa đẩy, mà người nhận cũng suýt vỡ tim (vì sự co kéo căng thẳng suốt cả buổi tối quý báu và vì cái giá nặng đô khó tưởng tượng của lì xì). Câu chuyện giữa hai bên cứ thì thà thì thầm, chèo bên nọ, lái bên kia, người ngoài nghe mà hiểu được cũng phải tầm cỡ đọc được mật mã Da Vinci. Thử hỏi, đó có phải lì xì không? Biết chết liền. Ai dám kết luận về những phong bao đậm mùi... mồ hôi, nước mắt và (có thể) cả máu như thế?!
Nhưng đã là lì xì, được trao nhân dịp năm mới, thì người trao lẫn người nhận, ai chả vui vui vẻ vẻ, tíu tít mừng rỡ. Có ít lì xì ít, có nhiều trên mức nhiều, thuyền nhỏ sóng lăn tăn, thuyền to sóng cả. Làm bao nhiêu, tích cóp được chừng nào, cuối năm tính toán chia năm xẻ bẩy, đến nhà sếp ngang, xếp hàng sang sếp dọc, hòa vốn được là may, lỗ thâm lỗ thủng cũng phải chịu, với hy vọng rồi lộc lá sẽ mọc ra, sẽ tìm đến trong năm mới.
Buồn vui gì thì Tết đã đến ngoài cửa, và những phong bao lì xì lại rộn ràng thực hiện sứ mệnh chở nặng những ân tình hay toan tính của nhân gian!
Hòa Bình
Tích xưa kể rằng lì xì là số tiền để trong phong bao màu đỏ, màu vàng dùng để mừng tuổi cho ông bà, bố mẹ, con cái, cháu chắt khi Tết đến. Bao lì xì đựng những đồng tiền lẻ hoặc tiền xu mới, sột soạt hay leng keng vui tai khi mở ra, không nặng về giá trị tiền bạc nhưng luôn được trân trọng trao và nhận, bởi điều quan trọng nhất vẫn là tấm tình gửi trao qua đó. Phong tục đẹp này của nhiều nước châu Á đã được duy trì cho đến hiện tại, bởi ý nghĩa cầu mong cho những điều tốt lành, may mắn, phải đạt sẽ đến với người nhận trong tuổi mới.
Tích nay bảo rằng cứ hiểu lì xì theo cái quan niệm truyền thống ắt sẽ trở nên lạc hậu và ấu trĩ không chừng. Không chỉ được tạo ra từ những chất dễ hiểu, dễ thẩm định như...cotton hay polyme, lì xì ngày nay đã biến thái thành nhiều "dạng thức sinh học" vô cùng phong phú và khó nhận biết. Và đương nhiên, cái tâm tình, ý nghĩa gửi trao trong đó cũng muôn hình vạn trạng. Nó có thể là lời cảm ơn thuần tùy nhưng nhiều khi cũng là một sự mua bán, đổi chác đầy toan tính. Nó có thể mang trân trọng yêu quý nhưng lắm lúc cũng chở nặng những miễn cưỡng cho xong.
Đến nhà sếp mừng tuổi con cháu lãnh dạo là phải cẩn thận lắm. Trẻ em bây giờ uống nhiều sữa ngoại giá cao, học ở những trường quốc tế danh giá nên tinh khôn hơn hẳn xưa kia, cứ vô tư bóc phong bao lì xì kiểm đếm và bày tỏ nỗi vui mừng hay thất vọng hồn nhiên trước mặt khách, ngay khi chủ nhân của bao giấy đỏ vừa mới câu trước câu sau rào đón thăm hỏi gia đình. Thế nên chả ai dám gửi ý nghĩa tượng trưng vào chiếc phong bao nhẹ mình nhưng nặng lòng, giá trị ngầm được thể hiện... ra mặt, sau này chắc chắn sẽ "mã hồi" cho chủ nhân của nó một mức lương cao hơn, một vị trí đáng kể hay một khoản hoa hồng hậu hĩnh.
Người có thâm niên thăm viếng tư gia sếp mỗi dịp đỏ nhà đỏ cửa, đỏ đường đỏ phố, đỏ cả mắt mũi hẳn đều bỏ túi kinh nghiệm chia các loại tiền mệnh giá khác nhau vào nhiều loai phong bao khác nhau cho đỡ nhầm lẫn và bớt phần... thiệt hại. Bởi vì khi có "diễm phúc" được đặt chân vào phòng khách, miệng tươi cười chào hỏi là tay đồng thời phải rút phong bao mừng tuổi ngay, chớ ai lại chần chừ, suy tính, hỏi rõ danh tính rồi mới lì xì thì... kỳ quá. Thế nên nếu không chuẩn bị trước thì trở tay không kịp. Chuẩn bị kỹ rồi, gặp con sếp, có thể rút ngay phong bao ở túi ngực, cháu sếp thì phong bào ở túi quần, chẳng may trong lúc lộn xộn (nhà sếp ngày Tết người dập dìu đông như quân Nguyên), chưa phân biệt được hoàng tử bé, công chúa tí hon này con ai cháu ai thì lục túi xách, rút một chiếc thuộc loại phổ thông, không cần áy náy. Nếu tặng rồi mới biết là con sếp mà tiền ít quá thì bỗng dưng ý nghĩa hẳn lên vì... chỉ là lì xì mừng tuổi cho cháu thôi, chuyện nhờ vả xin xỏ đành phải tìm cớ khác. Nếu không phải con cháu mà chỉ là hàng xóm chạy sang chơi thì ít ra cũng được tiếng "xông xênh", nên thà mừng nhầm còn hơn bỏ sót.
Những phong bì hạng VIP phải được đánh dấu bằng một kích cỡ hoặc dấu ấn đặc biệt. Nếu năm nay đến nhà mà có hân hạnh được gặp được gặp mặt thân mẫu hay thân phụ của sếp thì có nghĩa là cái phúc của mình lớn lắm, phải rút bao lì xì đựng cả ngàn đô la mừng cụ cho khỏe tuổi già, nở hoa tuổi cũ. Bố mẹ sếp thì đương nhiên phải hiếu kính, con sếp ra chào là lập tức trở nên quen thân, yêu quý, vợ sếp ghé vài phút ngồi chơi, nói đôi câu chuyện càng chứng tỏ độ thân mật của gia đình. Để chị vui lòng, tốt nhất là nên có riêng một loại lì xì thể hiện sự quan tâm đặc biệt tới chị, chẳng hạn thẻ massage giảm béo, voucher chăm sóc da ở những spa danh tiếng, phiếu nhận mỹ phẩm cao cấp, nước hoa hàng hiệu. (Tất nhiên là tất cả đều đã được "mã hóa" dưới dạng thẻ và phiếu, để vẫn có thể cho vào bao lì xì ngon lành hệt như những phong bao khác).
Vợ các sếp thời nay thường là năng động, chân chạy chính trong nhà kiêm quản lý riêng (về tài chính lẫn ngoại giao), thế nên, nhiều khi bao lì xì sẽ đựng vừa cả chiếc chìa khóa lẫn giấy tờ của... con xế hộp. Việc học hành của con các sếp thời nay không dừng lại ở các trường quốc tế trong nước mà tiền ra đến tận nước ngoài, thế nên phong bao lì xì khi đựng trong cả chiếc thẻ visa debit giá trị khủng còn nguyên tem, nguyên mật khẩu, rút tiền theo hình thức liên ngân hàng, chỉ tiêu được ở hàng trăm quốc gia trên toàn cầu. Nhiều khi, gia đình sếp tiết kiệm cho ngân sách, chỉ ở nhà tạm, nhà thuê, hoặc nhà nhỏ, thì phong bao lì xì năm mới chứa đựng vẻn vẹn chỉ có... giấy tờ sở hữu một căn hộ, một biệt thự, hay một khu đất rộng từ hàng trăm đến hàng ngàn mét vuông (tùy theo vị trí địa lý, ngay trung tâm thành phố hay ở khu sinh thái ngoại vi)...
Những phong bao lì xì kiểu đó, người trao thì dập dình, đưa đẩy, mà người nhận cũng suýt vỡ tim (vì sự co kéo căng thẳng suốt cả buổi tối quý báu và vì cái giá nặng đô khó tưởng tượng của lì xì). Câu chuyện giữa hai bên cứ thì thà thì thầm, chèo bên nọ, lái bên kia, người ngoài nghe mà hiểu được cũng phải tầm cỡ đọc được mật mã Da Vinci. Thử hỏi, đó có phải lì xì không? Biết chết liền. Ai dám kết luận về những phong bao đậm mùi... mồ hôi, nước mắt và (có thể) cả máu như thế?!
Nhưng đã là lì xì, được trao nhân dịp năm mới, thì người trao lẫn người nhận, ai chả vui vui vẻ vẻ, tíu tít mừng rỡ. Có ít lì xì ít, có nhiều trên mức nhiều, thuyền nhỏ sóng lăn tăn, thuyền to sóng cả. Làm bao nhiêu, tích cóp được chừng nào, cuối năm tính toán chia năm xẻ bẩy, đến nhà sếp ngang, xếp hàng sang sếp dọc, hòa vốn được là may, lỗ thâm lỗ thủng cũng phải chịu, với hy vọng rồi lộc lá sẽ mọc ra, sẽ tìm đến trong năm mới.
Buồn vui gì thì Tết đã đến ngoài cửa, và những phong bao lì xì lại rộn ràng thực hiện sứ mệnh chở nặng những ân tình hay toan tính của nhân gian!
Hòa Bình