ALnML
Super Moderator
Tá hỏa vì bỗng chốc con ngoan trở thành “đầu gấu”
08-03-2011 06:39:50
Hoàng Lan
Chị Giang không thể ngờ rằng ở trường, cậu con trai vốn hiền lành ngoan ngoãn của mình lại trở thành “thủ lĩnh đầu gấu” và là nỗi khiếp sợ của bạn bè cùng trường, cùng lớp.
Vừa đi làm về, còn chưa kịp gạt chân chống để dựng chiếc xe máy thì chị Giang nghe tiếng chuông cửa. Tiếng mở cổng, rồi tiếng cậu con trai líu ríu, lễ độ chào vọng vào: “Con chào cô ạ!”, khiến chị lật đật chạy vội ra. Ngạc nhiên vì cô giáo chủ nhiệm lớp 8 của cu Bốp bỗng dưng tới nhà vào giờ này thêm vào đó thái độ rụt rè, lo lắng của con khiến chị Giang không khỏi hoài nghi, hết nhìn cô giáo lại đến nhìn con.
Vừa rót được chén nước mời cô giáo của con, chị Giang mặt mũi như tối sầm lại khi nghe cô giáo thông báo cu Bốp nhà chị gần đây liên tục gây sự với bạn bè trên lớp, thậm chí còn kết bạn với những học sinh cá biệt trong trường, thường xuyên tụ tập nhau để đánh hội đồng các học sinh lớp trên chỉ vì những lí do hết sức vớ vẩn.
Ở nhà vốn hiền lành ngoan ngoãn là thế, bố mẹ bảo gì thì một dạ, hai vâng, ba lễ phép, chưa bao giờ làm trái lời. Học hành không thuộc dạng đứng nhất nhì lớp những cũng không đến nỗi lẹt đẹt thấp kém so với bạn bè. Bố cu Bốp vốn là người nghiêm khắc, uốn con từng li từng tí, không nên không phải là dùng “đòn đau nhớ lâu” để dạy con. Cho nên cả nhà chị Giang yên tâm, cứ đinh ninh cậu con trai cưng, mặt ngô nghê, lắm lúc buông những câu nói vô cùng ngờ nghệch bỗng chốc trở thành “đầu gấu”, đánh bạn liên miên trên trường và kết quả là bị đình chỉ học một tuần.
Anh Trung không biết bao lần bị nhà trường mời đến vì con gái nổi tiếng là “đầu gấu” ở trường, lúc thì “ếm quân” dọa đánh bạn, lúc thì cầm gạch ném chảy máu đầu bạn, lúc thì đánh bạn tới ngất xỉu… anh chỉ còn nước kêu trời vì uốn nắn kiểu gì con cũng vâng dạ rồi để đó. “Vợ chồng tôi chỉ có mỗi cháu nên có chiều chuộng và đáp ứng đầy đủ vật chất để cháu không thua bạn thua bè. Có lẽ do mải mê làm ăn, hai vợ chồng ít để ý, quan tâm đến con nên cháu như vậy để gây chú ý”, anh Trung thở dài cho biết.
Theo các chuyên gia tư vấn tâm lí thì việc trẻ “nổi loạn”, trở thành “đại ca” có rất nhiều nguyên nhân. Có thể chỉ vì trẻ thường xuyên ở nhà không mà không biết nói chuyện với ai, không biết chia sẻ những vấn đề khúc mắc với ai dẫn đến trẻ bị bị bức bối về mặt tinh thần dẫn đến tìm cách trút giận vào bạn bè để được chú ý. Hoặc cũng có thể những trẻ sống trong môi trường gia đình với kiểu giáo dục quá nghiêm khắc “thương cho roi, cho vọt” đi quá giới hạn cũng sẽ gây tác động xấu đến việc hình thành nhân cách cũng như tâm sinh lí của trẻ.
Vì vậy để con cái thực sự trở thành đứa trẻ ngoan, cha mẹ không nên quá o ép hoặc quá thả lỏng con hay phó mặc con cho nhà trường và xã hội. Cha mẹ hãy quan tâm để ý đến suy nghĩ, tôn trọng tình cảm và thường xuyên chia sẻ với con những vấn đề khó khăn con gặp phải trong cuộc sống như một người bạn. Có như vậy cái mác “đại ca” hay “đầu gấu” mới không bao giờ khập khiễng gắn lên con từ thuở còn thơ.
AFAMILY
08-03-2011 06:39:50
Hoàng Lan
Chị Giang không thể ngờ rằng ở trường, cậu con trai vốn hiền lành ngoan ngoãn của mình lại trở thành “thủ lĩnh đầu gấu” và là nỗi khiếp sợ của bạn bè cùng trường, cùng lớp.
Vừa đi làm về, còn chưa kịp gạt chân chống để dựng chiếc xe máy thì chị Giang nghe tiếng chuông cửa. Tiếng mở cổng, rồi tiếng cậu con trai líu ríu, lễ độ chào vọng vào: “Con chào cô ạ!”, khiến chị lật đật chạy vội ra. Ngạc nhiên vì cô giáo chủ nhiệm lớp 8 của cu Bốp bỗng dưng tới nhà vào giờ này thêm vào đó thái độ rụt rè, lo lắng của con khiến chị Giang không khỏi hoài nghi, hết nhìn cô giáo lại đến nhìn con.
Vừa rót được chén nước mời cô giáo của con, chị Giang mặt mũi như tối sầm lại khi nghe cô giáo thông báo cu Bốp nhà chị gần đây liên tục gây sự với bạn bè trên lớp, thậm chí còn kết bạn với những học sinh cá biệt trong trường, thường xuyên tụ tập nhau để đánh hội đồng các học sinh lớp trên chỉ vì những lí do hết sức vớ vẩn.
Ở nhà vốn hiền lành ngoan ngoãn là thế, bố mẹ bảo gì thì một dạ, hai vâng, ba lễ phép, chưa bao giờ làm trái lời. Học hành không thuộc dạng đứng nhất nhì lớp những cũng không đến nỗi lẹt đẹt thấp kém so với bạn bè. Bố cu Bốp vốn là người nghiêm khắc, uốn con từng li từng tí, không nên không phải là dùng “đòn đau nhớ lâu” để dạy con. Cho nên cả nhà chị Giang yên tâm, cứ đinh ninh cậu con trai cưng, mặt ngô nghê, lắm lúc buông những câu nói vô cùng ngờ nghệch bỗng chốc trở thành “đầu gấu”, đánh bạn liên miên trên trường và kết quả là bị đình chỉ học một tuần.
Khác với trường hợp cu Bốp, cô bé Minh Anh con anh Trung (Cầu Giấy) mới học lớp 6 thôi nhưng lại có kiểu “nổi loạn” khiến bạn bè và nhà trường thất kinh. Nhìn vẻ bề ngoài xinh xắn, điềm đạm của cô bé, ngay cả cô giáo chủ nhiệm của Minh Anh cũng không ngờ rằng cô bé lớp phó trật tự lại là đứa cầm đầu của một tốp “đàn chị” chuyên trừng phạt những em học sinh lớp dưới cũng vì những lí do không đâu như: “nó dám nhìn đểu em” hay “bạn kia nhờ em đánh”…. Khi được cô giáo bắt định nghĩa thế nào là “nhìn đểu” thì Minh Anh trả lời rành mạch rằng: “Nhìn đểu là nhìn thẳng vào mắt em rồi lườm một phát và em đánh bạn ấy vì tội đó”. Anh Trung không biết bao lần bị nhà trường mời đến vì con gái nổi tiếng là “đầu gấu” ở trường, lúc thì “ếm quân” dọa đánh bạn, lúc thì cầm gạch ném chảy máu đầu bạn, lúc thì đánh bạn tới ngất xỉu… anh chỉ còn nước kêu trời vì uốn nắn kiểu gì con cũng vâng dạ rồi để đó. “Vợ chồng tôi chỉ có mỗi cháu nên có chiều chuộng và đáp ứng đầy đủ vật chất để cháu không thua bạn thua bè. Có lẽ do mải mê làm ăn, hai vợ chồng ít để ý, quan tâm đến con nên cháu như vậy để gây chú ý”, anh Trung thở dài cho biết.
Theo các chuyên gia tư vấn tâm lí thì việc trẻ “nổi loạn”, trở thành “đại ca” có rất nhiều nguyên nhân. Có thể chỉ vì trẻ thường xuyên ở nhà không mà không biết nói chuyện với ai, không biết chia sẻ những vấn đề khúc mắc với ai dẫn đến trẻ bị bị bức bối về mặt tinh thần dẫn đến tìm cách trút giận vào bạn bè để được chú ý. Hoặc cũng có thể những trẻ sống trong môi trường gia đình với kiểu giáo dục quá nghiêm khắc “thương cho roi, cho vọt” đi quá giới hạn cũng sẽ gây tác động xấu đến việc hình thành nhân cách cũng như tâm sinh lí của trẻ.
Vì vậy để con cái thực sự trở thành đứa trẻ ngoan, cha mẹ không nên quá o ép hoặc quá thả lỏng con hay phó mặc con cho nhà trường và xã hội. Cha mẹ hãy quan tâm để ý đến suy nghĩ, tôn trọng tình cảm và thường xuyên chia sẻ với con những vấn đề khó khăn con gặp phải trong cuộc sống như một người bạn. Có như vậy cái mác “đại ca” hay “đầu gấu” mới không bao giờ khập khiễng gắn lên con từ thuở còn thơ.
AFAMILY