Me Minh "meo"
Active Member
Tắc đường thở vì nuốt núm vú nhựa
- Bé Nguyễn Văn T. (1 tuổi) được đưa đến viện trong tình trạng, khó thở, người tím tái. Người nhà cho biết, bé ngậm núm vú nhựa trong lúc ngủ rồi nuốt luôn vào miệng.
Khám miệng, các bác sĩ thấy núm vú đã tụt sâu vào trong vùng đáy lưỡi, gây phù nề chảy máu. Phải mất hơn một giờ đồng hồ dùng đủ các dụng cụ để mở rộng vùng họng, các bác sĩ mới lấy núm vú ra khỏi vị trí kẹt.
Tuy nhiên, do vùng họng bị tổn thương nên bé phải được đặt nội khí quản một thời gian.
Lời bàn: Trẻ nhỏ, các phản xạ nuốt và ho, khạc của các bé chưa hoàn thiện như người lớn nên rất dễ nuốt và sặc khi có vật lạ trong miệng. Vì vậy, cần thường xuyên trông coi bé. Việc cho bé ngậm núm vú cần chú ý, ngoài việc thường xuyên rửa sạch núm vú để không bị nhiễm khuẩn, bố mẹ cũng phải trông coi hoặc tháo bỏ lúc bé đã ngủ để tránh tai nạn đáng tiếc.
BS Tiến Dũng
http://bee.net.vn/channel/1990/201106/Tac-duong-tho-vi-nuot-num-vu-nhua-1802711/
- Bé Nguyễn Văn T. (1 tuổi) được đưa đến viện trong tình trạng, khó thở, người tím tái. Người nhà cho biết, bé ngậm núm vú nhựa trong lúc ngủ rồi nuốt luôn vào miệng.
Khám miệng, các bác sĩ thấy núm vú đã tụt sâu vào trong vùng đáy lưỡi, gây phù nề chảy máu. Phải mất hơn một giờ đồng hồ dùng đủ các dụng cụ để mở rộng vùng họng, các bác sĩ mới lấy núm vú ra khỏi vị trí kẹt.
Tuy nhiên, do vùng họng bị tổn thương nên bé phải được đặt nội khí quản một thời gian.
Lời bàn: Trẻ nhỏ, các phản xạ nuốt và ho, khạc của các bé chưa hoàn thiện như người lớn nên rất dễ nuốt và sặc khi có vật lạ trong miệng. Vì vậy, cần thường xuyên trông coi bé. Việc cho bé ngậm núm vú cần chú ý, ngoài việc thường xuyên rửa sạch núm vú để không bị nhiễm khuẩn, bố mẹ cũng phải trông coi hoặc tháo bỏ lúc bé đã ngủ để tránh tai nạn đáng tiếc.
BS Tiến Dũng
http://bee.net.vn/channel/1990/201106/Tac-duong-tho-vi-nuot-num-vu-nhua-1802711/