metyruoi
Active Member
Đâu phải tự nhiên mà anh và em thành vợ thành chồng. Cũng đâu phải em được lập trình từ trong tế bào, hễ nhìn thấy anh là tự động đi theo về nhà giặt đồ, nấu ăn, đẻ con và chăm sóc cả con lẫn cha. Mất bao nhiêu công sức cưa cẩm, tán tỉnh lẫn nhau mới thành một gia đình.
Vậy mà, chẳng hiểu sao, khi gia đình vừa định hình xong là bao “lời có cánh” của anh, của em bay sạch bách, chỉ còn lại những câu từ nghiêm túc đến phát sợ...
“Tôi vào được không ạ?”
Anh đi làm về, trong nhà, chị đang loay hoay với mấy bộ đồ khách đặt may lấy gấp. Gương mặt thợ may quen cúi xuống trên bàn máy, nên lúc nào cũng phảng phất chút gì buồn buồn, cam chịu. Anh đứng nhìn chị một lát, rồi quyết định gõ cửa. Chị nhìn ra, ngạc nhiên: “Gì vậy anh?”. Anh ngập ngừng, ấp úng rồi nheo mắt: “Chị cho tôi hỏi có anh Hải ở nhà không ạ?” (Hải là tên anh - chồng chị). Chị ngạc nhiên quá đỗi: “Anh hỏi gì thế?”. “Tôi là bạn anh Hải, ghé thăm anh ấy một chút”.
Chị bật cười - cái ông chồng tếu táo của mình lại đang vẽ chuyện rồi đây: “Vâng, mời anh vào nhà. Chồng tôi đi vắng nhưng cũng sắp về”. “Thế chị là gì của anh Hải ạ?”; “Tôi là vợ anh ấy”; “Ồ thế mà anh ấy chưa bao giờ bảo với tôi là anh ấy có bà vợ đẹp thế này. Thế… tôi vào được không ạ?”. Biết rõ đấy là một trong vô số trò nghịch ngợm của chồng, nhưng mặt chị vẫn đỏ lên sung sướng: “Vâng, mời anh vào nhà”. Tấm lưng rộng của chồng phảng phất mùi mồ hôi quen thuộc, anh nghiêng nghiêng bước vào nhà. Anh cười cười: “Cô này ghê nhỉ, chồng đi vắng dám mời đàn ông lạ vào nhà. Đấy thấy chưa, má cứ đỏ lên thế này…”.
Giây lát, căn nhà nhỏ xíu của họ đầy ắp niềm vui và hạnh phúc. Giây lát, cô thợ may lầm lũi biến mất, một người đàn bà e ấp, thẹn thò hiện ra. Giây lát, anh trở về là anh lính tếu táo nghịch ngợm ngày xưa, hễ gặp chị là mồm miệng liến thoắng tán như khướu… cho dù họ đã có với nhau một đứa con, cho dù căn nhà họ đang ở chỉ là căn nhà thuê tạm bợ.
Chị hạnh phúc với ông chồng nghịch như quỷ sứ của mình, cha của một cậu bé tám tuổi cũng tửng tửng hài hước như bố. Căn nhà của họ khi trở thành sân khấu cho một vở kịch, khi trở thành hội trường cho hai bố con bình luận mẹ đang là thí sinh thi “hoa hậu của bếp”, xem thử giữa mẹ và nồi bún bò thơm phức trên bếp ai hấp dẫn hơn ai.
Anh cười: “Tính mình thích chọc cười thiên hạ từ nhỏ. Tới công ty, chọc cô này cô kia được, về nhà chọc ghẹo vợ mình chút có sao! Bà xã mình ở nhà suốt ngày, buồn, mình tán tỉnh lăng nhăng ít câu vậy mà được việc ra phết đấy. Là đàn ông, mình biết, nhiều anh ra đường tán em này em nọ mắt sáng rỡ, về nhà vợ hỏi một tiếng mắng ngay. Làm thằng đàn ông thế thì… vừa hèn vừa tẻ nhạt, nhỉ!”.
“Vợ mình mình tán, có tán vợ ai đâu mà sợ!”
Hôm vợ chồng Vỹ - Hân đi đám cưới, cả đám bạn được dịp cười nghiêng ngả. Hân ngày con gái xinh đẹp lắm, lại là tiểu thư nhà giàu, nhiều anh thương thầm, nhiều anh trồng cây si chết bỏ nhưng ai cũng ngán ông già Hân và bốn ông anh trai to cao lực lưỡng kè kè quanh cô em út từng bước một.
Vỹ con nhà quê, không đẹp trai nhưng thông minh, ăn nói có duyên. Ngày Vỹ cưới được Hân, đám bạn trai cùng lớp lác mắt, phục tài cưa cẩm của thằng bạn củ mỉ cù mì. Sau tám năm chung sống, Vỹ tuyên bố: “Ngày xưa mình tưởng mình tán được bả, giờ nghĩ lại thấy không phải! Rõ ràng hồi đó bả tán mình!”. Hân cười tủm tỉm, nhìn hai cục cưng lẫm chẫm theo bên chân: “Hứ! Vô duyên! Tui tán ông hồi nào?”. “Ờ thì cái hồi mà tui… không biết là bị bà tán đó!”.
Đám bạn trai gật đầu lia lịa, hồi trước ai cũng nghĩ mình tán được nàng, mình dụ dỗ được nàng, giờ giật mình nghĩ lại không khéo mình chính là thằng bị dụ dỗ! Bọn con gái cứ làm như bị tán, bị dỗ ngon dỗ ngọt bởi bọn con trai, nhưng kỳ thực chưa biết trong cuộc này ai là người bị dỗ ngọt nhiều hơn, bị bịt mắt trói tay một cách tự nguyện, trong khi lòng cứ nghĩ rằng mình đã “om” được một em, mình chiếm lấy trái tim nàng một cách hoành tráng, không thằng nào bì kịp!
Ai cũng qua cái thời tán tỉnh ấy, song phương và tự nguyện. Nhưng ít ai công nhận mình tinh thông loại “kỹ năng mềm” này. Cũng có lý do của nó: “tán tỉnh” trong quan niệm chung hàm ý tiêu cực. Từ điển đưa ra nhiều định nghĩa về khái niệm này, mà định nghĩa nào cũng khiến người ta giật mình: “tán tỉnh là hành xử một cách đắm đuối mà không có ý định nghiêm túc”, là “làm cho người khác xiêu lòng bằng những lời nói ngọt ngào nhằm mục đích riêng”…
Nếu không có cái đoạn “nhằm mục đích riêng” hoặc “không nghiêm túc” thì ổn biết mấy! Vậy nên, ngày chưa đạt mục đích riêng thì tán tỉnh, nay đã đạt được rồi đâu cần tán tỉnh làm chi nữa! Vậy nên, người ta gạt bỏ, quên tuốt luốt luôn cái đoạn “lời nói ngọt ngào”, cái đoạn “hành xử một cách đắm đuối”, chỉ còn lại sự nghiêm túc cùng nhau, lúc nào ở đâu cũng phải rõ ràng nghiêm túc, nghiêm túc đến phát sợ lên được. Tô phở dù ngon mấy, trên bàn cũng vẫn phải có thêm trái chanh trái ớt, cọng hành cọng ngò, chút tương đỏ tương đen gia vị, còn chỉ trụi thùi lụi một tô phở, cho dù tô bự chảng, nhiều thịt nhiều bánh, vẫn thấy ngán gì đâu!
Lại nữa, cứ kể từ hồi lấy chồng lấy vợ xong, cứ kể từ hồi thôi cưa cẩm ông xã bà xã mình tới giờ, có ai chắc chắn rằng mình hoàn toàn không bao giờ từng “ngoại giao” đôi lời với ai đó? Lành mạnh và vui vẻ trong giới hạn cho phép, những “lời có cánh” đôi khi cũng làm cho công việc trôi chảy hơn, đồng nghiệp thuận ý hơn. Nhiều anh được vợ mua sắm chỉn chu, quần áo ủi tinh tươm, thể hiện phong độ ngời ngời nhưng chỉ biết tán các em ở sở làm hay ngoài phố, sẵn sàng vung vít bao lời khen tặng miễn phí vô tư, mà vợ mình ở nhà thì ngó lơ, hay kiệm lời đến mức bủn xỉn.
Nói lời dễ nghe không khó mấy, nhắc các anh nếu không nói sẽ có người khác nói, theo hướng nguy hiểm hơn nhiều “vợ là cơm nguội của ta, nhưng là đặc sản của cha láng giềng!...”. Vợ mình mình tán chứ có tán ai đâu mà sợ! Còn các chị, hãy học cách tán tỉnh chồng mình, trước tiên vì một lẽ đơn giản: nếu mình không tán tỉnh hắn, thiên hạ sẽ tán!
Nói cho cùng, tán tỉnh, cưa cẩm cũng là một trong những loại hoạt động giao tiếp cổ xưa, sơ khai của con người, khi cần đồng loại, khi cần bù đắp cho chỗ trống cô đơn trong lòng mình. Lập gia đình, nỗi cô đơn bản thể của con người chỉ bị che lấp sau những bận rộn thường nhật và nghĩa vụ, bị tạm thời bỏ qua, chứ chưa hề biến mất. Nhu cầu được san sẻ, được bù đắp, được thấy mình cần thiết cho ai đó vẫn tồn tại sâu thẳm trong mỗi một con người.
Và như thế, tán tỉnh ai đó, say mê đắm đuối ai đó cũng là để nhắc nhau bù đắp, san sẻ cho nhau. Hãy trở lại “cưa cẩm” bà xã một chút, các ông sẽ thấy người phụ nữ của mình mềm mại hơn. Vẻ đẹp riêng biệt và rực rỡ nhất của người đàn bà không phải là vẻ đẹp phô ra nơi công cộng, mà là vẻ đẹp chỉ dành riêng cho một người, dành cho người gọi đến nó, cần đến nó, tha thiết thưởng ngoạn nó…
Vậy mà, chẳng hiểu sao, khi gia đình vừa định hình xong là bao “lời có cánh” của anh, của em bay sạch bách, chỉ còn lại những câu từ nghiêm túc đến phát sợ...
Ảnh: GettyImages.com
“Tôi vào được không ạ?”
Anh đi làm về, trong nhà, chị đang loay hoay với mấy bộ đồ khách đặt may lấy gấp. Gương mặt thợ may quen cúi xuống trên bàn máy, nên lúc nào cũng phảng phất chút gì buồn buồn, cam chịu. Anh đứng nhìn chị một lát, rồi quyết định gõ cửa. Chị nhìn ra, ngạc nhiên: “Gì vậy anh?”. Anh ngập ngừng, ấp úng rồi nheo mắt: “Chị cho tôi hỏi có anh Hải ở nhà không ạ?” (Hải là tên anh - chồng chị). Chị ngạc nhiên quá đỗi: “Anh hỏi gì thế?”. “Tôi là bạn anh Hải, ghé thăm anh ấy một chút”.
Chị bật cười - cái ông chồng tếu táo của mình lại đang vẽ chuyện rồi đây: “Vâng, mời anh vào nhà. Chồng tôi đi vắng nhưng cũng sắp về”. “Thế chị là gì của anh Hải ạ?”; “Tôi là vợ anh ấy”; “Ồ thế mà anh ấy chưa bao giờ bảo với tôi là anh ấy có bà vợ đẹp thế này. Thế… tôi vào được không ạ?”. Biết rõ đấy là một trong vô số trò nghịch ngợm của chồng, nhưng mặt chị vẫn đỏ lên sung sướng: “Vâng, mời anh vào nhà”. Tấm lưng rộng của chồng phảng phất mùi mồ hôi quen thuộc, anh nghiêng nghiêng bước vào nhà. Anh cười cười: “Cô này ghê nhỉ, chồng đi vắng dám mời đàn ông lạ vào nhà. Đấy thấy chưa, má cứ đỏ lên thế này…”.
Giây lát, căn nhà nhỏ xíu của họ đầy ắp niềm vui và hạnh phúc. Giây lát, cô thợ may lầm lũi biến mất, một người đàn bà e ấp, thẹn thò hiện ra. Giây lát, anh trở về là anh lính tếu táo nghịch ngợm ngày xưa, hễ gặp chị là mồm miệng liến thoắng tán như khướu… cho dù họ đã có với nhau một đứa con, cho dù căn nhà họ đang ở chỉ là căn nhà thuê tạm bợ.
Chị hạnh phúc với ông chồng nghịch như quỷ sứ của mình, cha của một cậu bé tám tuổi cũng tửng tửng hài hước như bố. Căn nhà của họ khi trở thành sân khấu cho một vở kịch, khi trở thành hội trường cho hai bố con bình luận mẹ đang là thí sinh thi “hoa hậu của bếp”, xem thử giữa mẹ và nồi bún bò thơm phức trên bếp ai hấp dẫn hơn ai.
Anh cười: “Tính mình thích chọc cười thiên hạ từ nhỏ. Tới công ty, chọc cô này cô kia được, về nhà chọc ghẹo vợ mình chút có sao! Bà xã mình ở nhà suốt ngày, buồn, mình tán tỉnh lăng nhăng ít câu vậy mà được việc ra phết đấy. Là đàn ông, mình biết, nhiều anh ra đường tán em này em nọ mắt sáng rỡ, về nhà vợ hỏi một tiếng mắng ngay. Làm thằng đàn ông thế thì… vừa hèn vừa tẻ nhạt, nhỉ!”.
“Vợ mình mình tán, có tán vợ ai đâu mà sợ!”
Hôm vợ chồng Vỹ - Hân đi đám cưới, cả đám bạn được dịp cười nghiêng ngả. Hân ngày con gái xinh đẹp lắm, lại là tiểu thư nhà giàu, nhiều anh thương thầm, nhiều anh trồng cây si chết bỏ nhưng ai cũng ngán ông già Hân và bốn ông anh trai to cao lực lưỡng kè kè quanh cô em út từng bước một.
Vỹ con nhà quê, không đẹp trai nhưng thông minh, ăn nói có duyên. Ngày Vỹ cưới được Hân, đám bạn trai cùng lớp lác mắt, phục tài cưa cẩm của thằng bạn củ mỉ cù mì. Sau tám năm chung sống, Vỹ tuyên bố: “Ngày xưa mình tưởng mình tán được bả, giờ nghĩ lại thấy không phải! Rõ ràng hồi đó bả tán mình!”. Hân cười tủm tỉm, nhìn hai cục cưng lẫm chẫm theo bên chân: “Hứ! Vô duyên! Tui tán ông hồi nào?”. “Ờ thì cái hồi mà tui… không biết là bị bà tán đó!”.
Đám bạn trai gật đầu lia lịa, hồi trước ai cũng nghĩ mình tán được nàng, mình dụ dỗ được nàng, giờ giật mình nghĩ lại không khéo mình chính là thằng bị dụ dỗ! Bọn con gái cứ làm như bị tán, bị dỗ ngon dỗ ngọt bởi bọn con trai, nhưng kỳ thực chưa biết trong cuộc này ai là người bị dỗ ngọt nhiều hơn, bị bịt mắt trói tay một cách tự nguyện, trong khi lòng cứ nghĩ rằng mình đã “om” được một em, mình chiếm lấy trái tim nàng một cách hoành tráng, không thằng nào bì kịp!
Ai cũng qua cái thời tán tỉnh ấy, song phương và tự nguyện. Nhưng ít ai công nhận mình tinh thông loại “kỹ năng mềm” này. Cũng có lý do của nó: “tán tỉnh” trong quan niệm chung hàm ý tiêu cực. Từ điển đưa ra nhiều định nghĩa về khái niệm này, mà định nghĩa nào cũng khiến người ta giật mình: “tán tỉnh là hành xử một cách đắm đuối mà không có ý định nghiêm túc”, là “làm cho người khác xiêu lòng bằng những lời nói ngọt ngào nhằm mục đích riêng”…
Nếu không có cái đoạn “nhằm mục đích riêng” hoặc “không nghiêm túc” thì ổn biết mấy! Vậy nên, ngày chưa đạt mục đích riêng thì tán tỉnh, nay đã đạt được rồi đâu cần tán tỉnh làm chi nữa! Vậy nên, người ta gạt bỏ, quên tuốt luốt luôn cái đoạn “lời nói ngọt ngào”, cái đoạn “hành xử một cách đắm đuối”, chỉ còn lại sự nghiêm túc cùng nhau, lúc nào ở đâu cũng phải rõ ràng nghiêm túc, nghiêm túc đến phát sợ lên được. Tô phở dù ngon mấy, trên bàn cũng vẫn phải có thêm trái chanh trái ớt, cọng hành cọng ngò, chút tương đỏ tương đen gia vị, còn chỉ trụi thùi lụi một tô phở, cho dù tô bự chảng, nhiều thịt nhiều bánh, vẫn thấy ngán gì đâu!
Lại nữa, cứ kể từ hồi lấy chồng lấy vợ xong, cứ kể từ hồi thôi cưa cẩm ông xã bà xã mình tới giờ, có ai chắc chắn rằng mình hoàn toàn không bao giờ từng “ngoại giao” đôi lời với ai đó? Lành mạnh và vui vẻ trong giới hạn cho phép, những “lời có cánh” đôi khi cũng làm cho công việc trôi chảy hơn, đồng nghiệp thuận ý hơn. Nhiều anh được vợ mua sắm chỉn chu, quần áo ủi tinh tươm, thể hiện phong độ ngời ngời nhưng chỉ biết tán các em ở sở làm hay ngoài phố, sẵn sàng vung vít bao lời khen tặng miễn phí vô tư, mà vợ mình ở nhà thì ngó lơ, hay kiệm lời đến mức bủn xỉn.
Nói lời dễ nghe không khó mấy, nhắc các anh nếu không nói sẽ có người khác nói, theo hướng nguy hiểm hơn nhiều “vợ là cơm nguội của ta, nhưng là đặc sản của cha láng giềng!...”. Vợ mình mình tán chứ có tán ai đâu mà sợ! Còn các chị, hãy học cách tán tỉnh chồng mình, trước tiên vì một lẽ đơn giản: nếu mình không tán tỉnh hắn, thiên hạ sẽ tán!
Nói cho cùng, tán tỉnh, cưa cẩm cũng là một trong những loại hoạt động giao tiếp cổ xưa, sơ khai của con người, khi cần đồng loại, khi cần bù đắp cho chỗ trống cô đơn trong lòng mình. Lập gia đình, nỗi cô đơn bản thể của con người chỉ bị che lấp sau những bận rộn thường nhật và nghĩa vụ, bị tạm thời bỏ qua, chứ chưa hề biến mất. Nhu cầu được san sẻ, được bù đắp, được thấy mình cần thiết cho ai đó vẫn tồn tại sâu thẳm trong mỗi một con người.
Và như thế, tán tỉnh ai đó, say mê đắm đuối ai đó cũng là để nhắc nhau bù đắp, san sẻ cho nhau. Hãy trở lại “cưa cẩm” bà xã một chút, các ông sẽ thấy người phụ nữ của mình mềm mại hơn. Vẻ đẹp riêng biệt và rực rỡ nhất của người đàn bà không phải là vẻ đẹp phô ra nơi công cộng, mà là vẻ đẹp chỉ dành riêng cho một người, dành cho người gọi đến nó, cần đến nó, tha thiết thưởng ngoạn nó…
Theo Mạc Hà (Phụ Nữ TPHCVM)