Tăng trưởng sức khỏe của bé

104
0
0

vuthihuong1988

New Member
Trong klhoảng thời gian này, bé vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng, và tỷ lệ giữa các phần đầu - phần thân mình cũng dần dần thay đổi. Lúc khoảng 3 tuổi (36 tháng), nhiều bé dường như có sự tăng trưởng theo từng đợt. Có thể bạn sẽ thấy những khoảng thời gian bé lớn rất nhanh, khiến quần áo của bé bị chật ngay sau vài tuần, nhưng cũng có những đợt kích thước và cân nặng của bé hầu như không thay đổi trong vài tuần liền, thậm chí là trong vài tháng.

Các chỉ số cân nặng - chiều cao của bé
Lúc 30 tháng tuổi
Cân nặng trung bình: 14 kg
Chiều cao: Khoảng 89cm
Lúc 36 tháng tuổi
Cân nặng trung bình: 15 kg
Chiều cao: khoảng 93 cm
(Những số đo này chỉ là giá trị trung bình)
Khả năng tăng trưởng của hệ xương
Lúc bé được khoảng 30 tháng, phần xương đùi và xương ống quyển (xương chày) dài ra nhanh chóng. Đồng thời, do cơ thể bé đã giảm lượng mỡ nên dáng vẻ bề ngoài của bé cũng thay đổi theo.
Tuy các xương đó đã dài ra, nhưng trong cấu trúc xương vẫn còn nhiều sụn. Cho đến khi bé được 36 tháng tuổi thì đầu trên của xương chày mới được cốt hoá. Đây là lý do giải thích tại sao kiểu “gẫy cành tươi” lại thường gặp nhất ở trẻ em: tức chỗ gãy không phải là một đường ngang qua thân xương mà thường xuyên qua xương.
Tuy nhiên, ở trẻ em, khả năng phục hồi chấn thương về xương diễn ra nhanh hơn nhiều so với người lớn. Chẳng hạn thời gian liền xương đùi ở trẻ 3 tuổi là 6 tuần trong khi đó ở người lớn cần đến 12 tuần. May mắn là trẻ con ít khi bị gãy xương đùi và hầu hết các chấn thương ở bé đều tương đối nhẹ. Thực tế cho thấy trẻ em rất nghịch ngợm, phiêu lưu và đặc biệt thích chơi những trò mạo hiểm nên dễ bị gãy xương hơn so với các lứa tuổi khác. Chính vì thế các bậc cha mẹ nên chú ý khi trông nom trẻ vui chơi ở lứa tuổi này nhằm hạn chế việc ngã dẫn đến gẫy xương cho trẻ.
Đầu gối và bàn chân
Lúc 30 tháng tuổi, bé thường đứng ở tư thế dang rộng hai chân. Hai gối của bé còn hơi cong cho đến khi bé được 3 tuổi. Điều này là hoàn toàn bình thường, mặc dù có một số trẻ có biểu hiện cong nhiều hơn so với những đứa trẻ khác.
Lúc 30 tháng tuổi, bàn chân bé còn hơi bẹt (phẳng), song đặc điểm này cũng sẽ thay đổi nhanh chóng trong thời gian sắp tới. Lúc khoảng 36 tháng tuổi, hệ cơ và gân (dây chằng) của bé trở nên chắc khỏe hơn, khiến cho bàn chân dần dần thay đổi hình dạng, từ hơi bẹt chuyển thành hình vòm. Đến tuổi này, tất cả các xương chân của bé đã gần như được cốt hoá hoàn toàn chứ không còn nhiều sụn như trước nữa. Song tất cả các xương này vẫn chưa thực sự cứng chắc cho đến khi trẻ đuược 18 tuổi. Chính vì vậy, khi chọn giày bạn cần lựa những đôi nào thật vừa chân cho bé từ khi bé còn nhỏ cho đến lứa tuổi thiếu niên. Vì điều này rất quan trọng đối với sự phát triển hệ cơ xương của bé.
Với bé dưới 3 tuổi, tốt nhất là bạn nên kiểm tra kích thước giày của bé thường xuyên, 2 – 3 tháng một lần, bởi vì đa số bé thường không tự nhận biết được giày bị chật so với chân của mình.
Khi mua giày, nên chọn loại có hình dáng phù hợp với bàn chân và sở thích của bé. Ngoài ra còn phải chú ý đến chất lượng giày, xem nó có khả năng bảo vệ đôi chân của bé tốt như thế nào và chọn loại giày mà bé có thể sử dụng dễ dàng nhất.
Hệ thống miễn dịch của bé
Trong suốt những năm đầu đời này, hệ thống miễn dịch của bé trưởng thành rất nhanh, do bé tiếp xúc với nhiều loại virút và vi khuẩn khác nhau. Bạn nên cho bé đi tiêm chủng đúng lịch để phòng ngừa cho bé những bệnh nguy hiểm như sởi, bại liệt, uốn ván, nhiễm Haemophilus influenzae B (Hib)…Tuy nhiên, đối với các bệnh cảm lạnh thông thưởng thì không có thuốc phòng ngừa. Bé chỉ có khả năng miễn dịch đối với các bệnh này nhờ vào quá trình mắc bệnh này lặp đi lặp lại nhiều lần.
Có hàng trăm loại virút gây bệnh cảm khác nhau, và hệ miễn dịch của cơ thể phải “học” để nhận diện và chống lại các tác nhân này. Chính vì thế, trẻ nhỏ thường rất hay bị cảm. Mỗi đợt cảm có thể kéo dài đến 3 tuần và mỗi bé có thế mắc đến 6 lần hoặc nhiều hơn nữa trong vòng 1 năm, nhất là khi bé đi nhà trẻ hay mẫu giáo.
 
Top