Thác bản Giốc

2,501
0
0

Haidang02

New Member
2h chiều bắt đầu hành trình từ Hồ Ba bể đi Cao bằng, chừng 130km. Đèo tiếp đèo, hết đèo Gió đến đèo Ngân Sơn, đèo Cao Bắc và đèo Tài Hồ Sìn (là thấy trên xe các bác ấy nói, chứ mình chỉ cần đổ đèo đầu tiên là không thấy giời đâu, đất ở chỗ nào nữa rồi). Lên đến đỉnh một đèo, bác tài cho nghỉ mới nhìn được xung quanh, cũng tranh thủ chụp vài kiểu ảnh :

Cao bằng xung quanh toàn núi là núi, đường đi như những dải lụa mềm mại uốn quanh núi, đẹp (dù có say xe) ...


Sáng sớm ở thị xã Cao Bằng :




Từ Thị xã Cao Bằng đến thác Bản Giốc khoảng 89 km đường đèo quanh co, qua huyện Trùng khánh, quê hương hạt dẻ nổi tiếng Cao bằng.​
Ghé tham quan động Ngườm Ngao (động hổ) với nhiều nhũ đá tự nhiên và không khí mát lạnh. So với động Phong nha thì cũng chả kém mấy, đây có thể nói là một động đẹp ở Việt Nam mình.






Anh hướng dẫn viên chỉ một hình nhũ đá dài vươn thẳng lên bảo đây là vật "Khi đói thì to, khi no thì bé" làm cả đoàn cùng cười, bàn tán râm ran. Gớm, cứ động đến cái chuyện ấy xem ra ai cũng nhiệt tình tán. Lúc gần ra cửa động, mình hỏi to : Đoàn mình có ai đói chưa ạ ???. Ấy thế mà nhiều bác thật thà cứ tưởng con bé này nó hỏi tử tế (Già ở đâu chứ tính theo thứ tự tuổi trong đoàn thì mình trẻ thứ 3, hi hi).
Đi ngược Ngườm Ngao 5km nữa là đến Bản Giốc. Thác bản Giốc nằm giữa biên giới Việt Trung, một nửa của Việt Nam, một nửa của Trung Quốc. Cột mốc nước nào xây trên nước đó, biên giới chính là điểm giữa của đường nối hai cột mốc.
Chưa đến thác đã nghe tiếng nước ầm vang. Thác nước hiện ra trước mặt, đẹp hùng vĩ. Thật may bọn mình đến đúng thời gian nước nhiều, tất cả các thác chính, phụ đều đổ nước tung bọt trắng xoá, bụi nước bay ướt người. Một con đường nhỏ dẫn xuống chân thác, hai bên lúa chín vàng, những cây cầu nhỏ bên thảm cỏ xanh, rừng già, cây xanh, núi đá cao sừng sững, từng thác nước từ trên cao đổ xuống như những giải lụa trắng giữa núi rừng, tuyệt đẹp.














Cột mốc

Anh đồng nghiệp người Cao Bằng kể, dân hai bên biên giới vẫn đi lại thăm hỏi nhau bình thường. Cưới xin đều mời nhau, ma chay sang chia buồn...

Ăn bữa trưa cùng các đặc sản biên giới : Thịt trâu xào, thịt lợn kho trám, giá đỗ tương, canh bí đỏ nấu nước gà ... cả đoàn trở về Cao Bằng. Ghé qua làng Phúc Sen chuyên rèn dao từ nhíp ô tô, mỗi bác mua con dao chặt thịt gà của hàng anh Nông Tò đẹp giai. Sau vụ này chắc gà Thái Bình dễ bị tiệt giống vì dao của anh Nông Tò này lắm đây.

Blog Haidang02
 
Top