Thế hệ... gối ôm!

10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
[h=2]
[/h]
Thế hệ... gối ôm!

TTCT - Tạm gọi họ, những người trai trẻ 9X (đời giữa đổ về sau), là thế hệ... gối ôm!

Quay ngược thời gian, nếu thế hệ 8X được sinh ra trong bối cảnh nền kinh tế đất nước còn ảnh hưởng nặng nề của thời bao cấp, những đứa con ít nhiều chứng kiến được cảnh xếp hàng mua gạo, thịt và từ đó biết mạnh mẽ, tự lập... thì ở thập niên sau, những đứa con được sinh ra có sự chuẩn bị kỹ càng của cha mẹ từ tình yêu thương và cả về vật chất. Và người ta cũng thấy rằng những đứa con ấy lớn lên trong sự thương yêu, bảo bọc, chiều chuộng của cha mẹ nhiều hơn anh, chị.

Tại sao là... gối ôm?

Đa số các gia đình lúc này không còn phải trăn trở, suy nghĩ nhiều về vật chất. Cha mẹ lựa chọn thực phẩm tốt nhất cho con, điều kiện tiện nghi nhất ngay từ khi mới sinh ra. Gối ôm là thứ tối thiểu mà bất kỳ trẻ nào cũng có. Mỗi khi dỗ giấc ngủ cho con, bà mẹ luôn đặt con nằm tư thế ôm gối và cách ru ngủ tuyệt vời nhất là bàn tay mẹ vỗ nhẹ vào mông bé cùng lời hát ru tùy theo “vốn liếng” mẹ có.

Đến lớn, đứa trẻ vẫn duy trì được thói quen ôm gối ngủ, không có gối ôm thấy khó ngủ ngay! Nếu ngày trước chuẩn bị cho con cái đi học xa, bà mẹ chỉ cần trang bị chiếc chiếu hay tấm nệm, gối đầu, chiếc mền hay thêm chiếc mùng là đủ, giờ đây dứt khoát phải có một cái gối ôm.

Con trai học lớp 12, cao hơn bố, vậy mà mẹ vẫn phải sắp sẵn thức ăn trên mâm chờ cậu đi học (thêm) về là có ăn ngay. Sáng sớm cậu đi tắm biển với bạn, đạp xe về nhà đã thấy bố chuẩn bị sẵn xô nước để cậu rửa chân cho sạch cát. Không phải cậu không biết làm công việc hứng xô nước, nhưng ông bố sợ cậu mang dép đầy cát vào nhà. Thậm chí ông bố còn nhớ như in, như mới chỉ hôm qua, mỗi khi đi làm về ông còn bảo con lấy khăn ướt để ông lau mặt cho con.

Thế hệ... gối ôm lớn dần, người ta mới thấy rằng chính sự bảo bọc của cha mẹ đã làm đứa trẻ không được mạnh mẽ như thế hệ anh, chị.

Con trai học lớp 12, cao hơn bố, vậy mà mẹ vẫn phải sắp sẵn thức ăn trên mâm chờ cậu đi học (thêm) về là có ăn ngay. Sáng sớm cậu đi tắm biển với bạn, đạp xe về nhà đã thấy bố chuẩn bị sẵn xô nước để cậu rửa chân cho sạch cát. Không phải cậu không biết làm công việc hứng xô nước, nhưng ông bố sợ cậu mang dép đầy cát vào nhà. Thậm chí ông bố còn nhớ như in, như mới chỉ hôm qua, mỗi khi đi làm về ông còn bảo con lấy khăn ướt để ông lau mặt cho con.

Có thể thế hệ... gối ôm giờ đây rất rành rẽ về công nghệ thông tin. Mẹ mua điện thoại di động phải nhờ con trai cài đặt giúp các tiện nghi cho việc truy cập Internet, nghe nhạc, xem phim online, chat, kiểm tra mail... Máy vi tính trục trặc có con trai giải quyết. Cậu có thể ngồi mấy giờ liền trên máy tính để xem hết thứ này thứ kia nhưng việc giặt quần áo đối với cậu rất nặng nhọc dù chỉ có động tác bỏ các thứ vào máy giặt, cho xà phòng và bấm nút. Giặt quần áo bằng tay lại càng khó mà yêu cầu mẹ đặt ra là con phải tự giặt quần áo lót chẳng hạn.

Ngay cả việc bơm hay lắp xích xe đạp thế hệ gối ôm cũng lúng túng, dính chút dầu mỡ thấy khó chịu, phải rửa tay ngay!

Quan sát một số bạn trẻ ở tuổi teen mới thấy họ cũng chỉ quen... “gối ôm”. Mỗi người ôm một máy tính, một điện thoại và headphone. Ngồi với nhau cũng nhét headphone vào tai và mỗi khi nói chuyện họ lại lấy một tai nghe ra nghe câu hỏi của bạn rồi tiếp tục với bao nhiêu thứ trong laptop hay điện thoại. Người ta thấy những vóc dáng thư sinh, bàn tay trắng trẻo lướt phím rào rào, khiến gợi nhớ về một thời có những chàng trai cơ bắp, khỏe mạnh, xốc vác. Mà có xa lắm đâu!

Giải pháp người trong cuộc

Một ngày, bà mẹ bỗng cảm thấy lo âu cho thế hệ gối ôm ở nhà nếu sau này đi học xa. Đi học nước ngoài thì phải biết tự lập càng sớm càng tốt bởi khi ấy chẳng có ai hầu. Vậy là bà bắt con trai tập dần bắt đầu từ việc xếp dọn mùng mền và giặt quần áo lót. Rồi tiến tới việc lắp pin đồng hồ treo tường... Và bà tạm hài lòng khi thấy đã có thể nhờ vả con trai được. Tuy nhiên, một ngày đi làm về, bà phát hiện nước trong bồn cầu đang chảy ào ạt (có vẻ như rất lâu rồi) và cậu con trai cao 1,7m lúng túng không biết làm cách nào để nó ngưng.

Bà mẹ chợt hiểu ra một điều bà chưa bao giờ dạy con biết ứng phó sự cố. Trường hợp này, có thể mở nắp bồn nước ra và chỉnh lại hệ thống truyền động trong đó. Nếu không được có thể đóng van nước trong nhà tắm hay đóng van tại đồng hồ nước. Bà mẹ giật mình vì bấy lâu nay những tình huống tương tự xảy ra bà (hay chồng) chỉ lẳng lặng làm mà không chỉ vẽ hay giải thích cho con trai.

Một ông bố là doanh nhân thành đạt hoạch định mục tiêu cho con trai phải biết... sửa xe đạp khi vừa tốt nghiệp xong trung học phổ thông. Một việc tưởng chừng quá đơn giản, tuy nhiên có là người trong cuộc mới thấy không dễ chút nào!

Người ta cũng thấy thế hệ gối ôm nhiều khi không biết láng giềng, hàng xóm quanh nhà mình có những ai bởi họ bận rộn quá. Một tuần, giờ chính khóa, học thêm, thời gian rảnh cắm mặt vào máy tính. Chính vì không nhận diện được xóm giềng nên họ không biết nói câu chào hỏi. Điều quan trọng nữa là cái ăn. Người ta cũng thấy nhiều bạn trẻ không biết ăn những thứ như hành, rau thơm, diếp cá, khổ qua, không ăn được cá... Mà tất cả thứ này đều phải tập ngay từ khi còn rất bé.

Người ta cũng thấy thế hệ gối ôm có thể gõ máy tính chat, bình luận rào rào trên mạng ảo thể hiện suy nghĩ, cảm xúc... qua game, nhạc, phim, vấn đề khoa học nào đó. Họ thoải mái thể hiện cảm xúc bất đồng ý kiến hay vui, cười (haha, hehe, hihi...) nhưng ngoài đời thật họ là những người rất ít nói, ít cười và đôi lúc không biết diễn đạt ý nghĩ!

Có cha mẹ quan sát con cái và biết điều này, tuy nhiên cũng có cha mẹ chỉ thấy rằng con mình “ngoan lắm, hiền lắm” mà không hề hay biết con đang làm gì trên máy vi tính mỗi ngày.

Một điều giật mình. Trong khoa học bói toán, người ta cho rằng người ôm gối là người cần tình thương. Tất nhiên, đó chỉ là suy diễn. Tuy nhiên, cũng cần đặt câu hỏi: Phải chăng mấu chốt vấn đề ở chỗ tuy điều kiện vật chất không thiếu nhưng có một thế hệ lại thiếu tình thương?

Làm sao kéo thế hệ gối ôm vào đời thực? Vấn đề không nhỏ!

Và nếu bạn trẻ thuộc về thế hệ gối ôm, bạn nghĩ gì về người lớn?

KIM DUY

http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan...he-goi-om.html

 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Thế hệ... gối ôm!

Thế hệ... gối ôm

LTS: Sau lời trần tình của tác giả Kim Duy, một bà mẹ của “thế hệ gối ôm”, TTCT đã nhận được nhiều phản hồi từ những bậc cha mẹ và bạn trẻ khác. Xin trích giới thiệu.​

Gối ôm tròn nhưng cũng có hai mặt
TTCT - Lệ thường cứ sau một biến động xã hội lớn tất sẽ có các hệ quả đi kèm. Sau Thế chiến thứ hai và chiến tranh lạnh, thanh gươm nguyên tử Damocles (1) lơ lửng, con người cần yêu cuồng sống vội. Triết thì có chủ nghĩa hiện sinh, xã hội thì có babyboom (2).

Đặc biệt, nước Nhật đã có một thế hệ các trẻ em “không xương sống” mà năm sinh khoảng 1940 trở về sau. Các cô cậu này hưởng tình mẫu tử từ đa số các bà mẹ mất chồng trong chiến tranh nên dồn hết tình thương vào con cái. Hệ quả là họ vừa thừa hưởng thành quả kinh tế của các tráng niên thoát chết sau năm 1945 (dốc sức tái tạo nền kinh tế), vừa thừa hưởng tình mẹ sâu nặng và thiếu sự nghiêm khắc của những người cha.

Về sau lớp người này là nòng cốt của mất phương hướng, karoshi (đột tử do chỉ biết làm việc) hoặc lệch lạc tâm sinh lý.

Xã hội hiện đại của Việt Nam chúng ta hiện nay phản ánh tình trạng và tâm trạng khá tương đồng, mặc dù điều kiện sống chỉ cao ở một bộ phận dân chúng. Và oái oăm thay, xã hội lại cũng vô tình tiếp tay đưa thêm gối ôm cho các trẻ. Hãy nhìn các quảng cáo bột giặt kia, một đứa trẻ mặc áo trắng muốt và lao ra sân sình lầy, sau đó không hề tỏ ra biết lỗi như lứa chúng tôi 1960!

Với cách thức quảng cáo ích kỷ ấy, không trách các em ấy không thể chia sẻ một gam nào cái vất vả của cây cầu dây cáp bắc ngang sông chảy xiết của các bạn đồng trang lứa ở đâu đó không xa Sài Gòn. Chẳng trách những bạn thủ khoa thường là dân tỉnh luôn được bình đẳng với các em gối ôm thị thành nhờ có trang bị “vũ khí khắc khổ”.

Ngày xưa khi chúng tôi đọc đến “An Di con ơi... Từ ngôi trường cùng tột lấp trong ánh tuyết nước Nga cho tới nóc trường hẻo lánh lẩn trong khóm gồi xứ Ả Rập, có tới hàng triệu triệu đứa trẻ cùng học một điều bằng những thể thức khác nhau” (3). Chúng tôi chia sẻ cảm xúc nhân loại, còn ngày nay chắc có lẽ cách chia sẻ khác đi đôi chút?

Về điều kiện sinh hoạt, việc bất chợt cúp điện, cúp nước là một dịp để gia đình thử sống trong một ít thiếu thốn và rèn kiên nhẫn cho các bạn trẻ sống thiếu game, thiếu tivi, máy tính và có thể là điện thoại một thời gian. Những bạn này có khi rất ít khi về một vùng quê thăm những anh em của mình và tự tước của mình một loạt kỹ năng sống, chưa nói đến các thú vui đồng ruộng và tình cảm với thiên nhiên. Cha mẹ săn sóc các bạn 9X bằng gối ôm cũng như cha mẹ ngàn xưa, song sẽ quân bình hơn nếu chỉ ra cho các em những gương vượt chướng ngại vốn cũng không khó tìm ở đâu xa.

Học kỳ chiến sĩ là cần thiết và có thể đạt được bằng một khoảng thời gian, sức lực và tiền bạc, nhưng tinh thần chiến đấu cho các bạn 9X thì cần sự quan tâm có ý thức không chỉ từ các bạn 9X mà còn từ phụ huynh, nhà trường hay những nhà xã hội học đơn lẻ - những người ngày xưa cũng từng vượt gian nan không khác các bạn 9X hôm nay vượt qua cái gối ôm vậy...

Có lẽ ít bậc cha mẹ nào muốn tranh gian khổ kiểu “hồi bằng tuổi con mẹ cấy hai, ba công ruộng mỗi ngày”, vì hôm nay các em có thể chế tạo được những máy cấy năng suất gấp nhiều lần ngày xưa.

Chúng ta trân quý tình cảm của cái gối ôm, nhưng cũng phải đủ tinh thần và sự bao dung để vượt qua những dễ chịu vật chất đó. Cùng nhau xin hãy quý trọng sự cứng rắn của mình và cha mẹ khi rút bỏ các gối ôm - tiện nghi dễ chịu để bước vào đời sống đang chờ đón các 9X học tập, làm việc, tranh biện mạnh mẽ vì đất nước nhé!

TRẦN GIA TÔN

__________

(1): Từ truyền thuyết Hi Lạp, ám chỉ nỗi lo âu luôn thường trực trong cuộc sống của những người nhiều quyền lực.
(2): Ám chỉ thế hệ được sinh ra sau Thế chiến thứ hai, từ năm 1946-1964 ở châu Âu và Bắc Mỹ.
(3): http://book.ipvnn.com/truyen-dai/tam...u-sau-ngay-28/.

http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan...o-hai-mat.html

 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Thế hệ... gối ôm!

Thế hệ... gối ôm

LTS: Như tác giả Trần Gia Tôn trong bài phản hồi “Thế hệ gối ôm” số ra tuần trước, gối ôm tròn nhưng cũng có hai mặt. Các cô cậu “ôm gối” phần nào do lỗi của người lớn đã đặt con em mình vào “trung tâm vũ trụ”, như bài viết của ba độc giả dưới đây.​

Chỉ nên ăn học, đừng quan tâm việc khác?

TTCT - Mặc dù từng thấy những biểu hiện như trong bài “Thế hệ gối ôm”, nhưng đọc bài viết tôi mới thật sự giật mình trước một số đông thanh thiếu niên lâm vào tình hình tương tự.

Như đã nói, tôi tưởng những trường hợp như vậy chỉ là cá biệt. Nhưng ngay buổi sáng đọc bài “Thế hệ gối ôm”, đứng trên sân thượng nhìn xuống nhà đối diện, tôi thấy bà mẹ dắt xe ra chuẩn bị đưa quý tử đi học. Cậu này cao khoảng 1,75m, tôi đoán là học lớp 11 hoặc lớp 12.

Mẹ lách xe ra khỏi cánh cổng hẹp một cách khó khăn, cậu vẫn đứng trơ đó nhìn. Mẹ dựng xe xong, quày quả vào trong lấy hộp đựng thức ăn của cậu, cậu vẫn ngó bâng quơ. Đến lúc mẹ luồn tay vào trong cổng để khóa, tôi tự hỏi tại sao cậu không làm giúp động tác đơn giản đó. Khi mẹ nổ máy bương hai chân đẩy xe đi, ngồi trên yên sau, cậu vẫn lơ ngơ nhìn hàng xóm đứng quanh đó đang ngó chăm chú. Không biết chào hỏi đã đành, nhưng dường như cậu không nhận thức những việc diễn ra quanh mình.

Còn sát vách nhà tôi, một cô bé có lẽ học lớp 10, được mẹ chuẩn bị đưa đi chơi cầu lông. Khi lui xe xuống dốc thì mẹ loạng choạng làm xe ngã kềnh, văng ra vài đồ vật, trong đó có cái túi đựng vợt. Qua cặp kính cận, cô bé dửng dưng đứng nhìn, chờ mẹ ngồi dậy dựng xe lên, quơ quào mấy món đồ tung tóe, nhặt cái túi vợt, vội vã phủi bụi quần áo, leo lên xe và giục con ngồi lên. Khi chiếc xe vụt đi tôi còn kịp nghe cô bé nói to muốn ghé ăn chè trước khi vào sân tập.

Có phải vì được đặt vào “trung tâm vũ trụ” nên các cô cậu chưa bao giờ nghĩ ra khỏi bản thân mình? Tôi nhớ lại cậu hàng xóm tên Khoa từng làm tôi ngạc nhiên nhiều năm trước, khi đó Khoa đang học lớp 10, thỉnh thoảng sang nhà tôi nhờ truy cập Internet. Cháu say sưa nói về diễn viên này sắp tổ chức sinh nhật, ca sĩ nọ thích ăn món gì, người mẫu kia có thói quen ra sao.

Trong buổi chuyện phiếm, khi tôi hỏi thăm về tuổi tác của cha mẹ Khoa, cháu ngẩn người ra một lúc và bảo không biết. Hỏi thăm về sở thích ẩm thực của cha mẹ, Khoa lắp bắp… “Mẹ nấu cái gì thì ăn cái nấy”. Cha của Khoa là tài xế taxi, tôi hỏi thăm xem là chạy cho hãng nào. Khoa trớ: “Ba mẹ bảo con chỉ nên ăn học, đừng quan tâm đến những việc khác”.

Tác giả bài “Thế hệ gối ôm” đặt ra vấn đề đúng. Và tôi tự hỏi thêm rằng nếu như các cô cậu quý tử còn chưa biết lo cho bản thân (huống gì quan tâm đến người khác) thì đến lúc nào đó xảy ra việc lớn, họ sẽ ra sao?

NHAC HUY (Gò Vấp, TP.HCM)

http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan...viec-khac.html
 
10,222
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Thế hệ... gối ôm!

Mẹ ơi, đừng để con ôm gối suốt ngày!

Nhà tôi có hai anh em trai, đều khỏe mạnh. Cha tôi mất sớm nên mẹ càng yêu thương chúng tôi hơn. Nhà nghèo nhưng mẹ và dì lo hết mọi thứ cho chúng tôi vô cùng tươm tất từ thuở nhỏ. Tôi nhớ đến tận năm tôi học lớp 7, ở cái tuổi sát nút dậy thì, dì vẫn tắm cho tôi hằng ngày. Mọi chuyện trong nhà đã có mẹ và dì làm hết.

Tôi chẳng bao giờ quan tâm đêm qua mẹ thức đến 12g may áo cho khách mà 3 giờ đã phải dậy làm bánh tai vạc cho kịp bán sáng. Giờ ăn, tôi tự nhiên gắp hết mọi miếng thịt trong đĩa bởi mẹ và dì chẳng bao giờ động đến. Tôi vô tư xin tiền mẹ đi học thêm dù thừa sức tự học… Cứ thế tôi vô tư ngụp lặn trong biển yêu thương vô bờ bến của hai người mẹ.

Cho đến ngày thi đậu đại học ở TP.HCM. Lần đầu tiên tự nấu cơm, tôi biến nó thành cháo. Cầm miếng thịt và mớ rau để nấu canh, tôi căng thẳng gọi điện thoại về quê hỏi dì: “Cho rau vào trước hay thịt vào trước?”.

Lúc đó tôi mới vò đầu bứt tai tại sao những chuyện đơn giản như thế tôi đã thấy mẹ, thấy dì làm 1.001 lần rồi mà không bao giờ để ý? Rồi lần đầu tiên tôi tự đặt câu hỏi tại sao mẹ và dì không chủ động dạy cho mình biết những “kỹ năng sinh tồn” cơ bản như thế. Giờ đây, khi phải tự xoay xở với sách vở, nấu ăn, đi chợ, mua sắm cá nhân, kế hoạch chi tiêu…, tôi thấy tất cả đều quá sức mình. Cảm giác bản thân vô dụng với cả những chuyện dường như ai cũng làm được thật khó chịu.

Tôi không trách móc hay đổ lỗi cho hai người mà tôi yêu quý nhất đời. Suy cho cùng mẹ tôi và dì tôi chỉ là những bà mẹ chân quê, hiểu biết còn giới hạn, nuôi con theo quán tính. Nhà tôi lúc đó không sắm được cái tivi nữa là, nói chi đến những hiểu biết về việc “nuôi con tốt, dạy con ngoan”. Tôi chỉ nghĩ đơn giản giá mà họ đừng ôm chặt lấy tôi suốt ngày suốt đêm, có lẽ bây giờ tôi đã không khó thở đến thế.

Tôi đã quá thoải mái với cái áo phao căng phồng giữa biển yêu thương vô bờ bến của họ. Giờ đây, không có áo phao nữa, tôi đang đuối sức. Nhưng đọc bài báo xong, tôi quyết tâm học bơi, dẫu có muộn màng. Nếu con nít học bơi vài ba bữa là thành công thì tôi sẵn sàng bỏ ra vài tháng, thậm chí vài năm.

Tôi đã định gọi điện thoại về quê xin mẹ tiền mua xe máy vì ai chẳng cần có xe (cái lý do rất tự nhiên của tôi trước đây), nhưng bây giờ tôi thấy đạp xe đi làm thêm những buổi không đi học là điều cần thiết hơn.

TRỌNG NGHĨA

Những người bạn không chịu lớn

Một cô bạn đang dung dăng dung dẻ với nhóm bạn thì bắt gặp chú chó bên kia đường. Cô “ngây ngô” hỏi: “Con gì ngộ vậy?”. Đến khi bị chó đuổi, cô bạn mới hét ầm lên: “Chó! Chó kìa...” rồi bỏ chạy. Đó là câu chuyện mà chúng tôi tự trào về thế hệ mình, thế hệ có... những bạn trẻ nhất quyết không chịu lớn!

Tôi là một người sinh ra từ thế hệ 9X, không xa lạ với câu chuyện về “thế hệ gối ôm”. Với tôi, những hình ảnh sau không phải hiếm: đứa con trai mười tám đôi mươi, cao mét bảy mét tám nhưng không biết sửa sên xe đạp, vặn khóa van ống nước không chặt!

Trong chuyến đi cắm trại với lớp cũ dịp hè vừa rồi tại Nha Trang, có một cô bạn gái không biết lột vỏ tôm, cạy ốc ra khỏi vỏ khiến mọi người tròn xoe mắt nhìn. Khi tất cả các bạn để mặc bạn gái ấy tự làm, người bạn sinh viên năm 4 đại học lèo khoèo tay chân “dễ tổn thương”, “mau xúc động” ngồi khóc thút thít vì bị kim châm phải tay trong lúc ăn ốc!

Một người bạn khác của tôi, hiện đang là sinh viên Đại học Kinh tế - luật TP.HCM, đến khi ra ở trọ đã không biết quét nhà, không biết nấu cơm, thậm chí những kỹ năng sống cơ bản nhất như hỏi đường, mua vé xe buýt hoặc tìm hiểu thủ tục đóng lệ phí... cũng không biết làm thế nào. Ấy vậy mà bạn thao tác máy tính rào rào, trả lời vanh vách các thể loại nhạc Anh - Mỹ, các bộ phim truyền hình vì đơn giản bạn ”ôm” máy tính 15 giờ mỗi ngày, đắm chìm trong thế giới ảo.

Với gia đình, các bạn luôn được sự bảo bọc quá mức cần thiết. Hầu như họ - những người bạn gối ôm - không có cơ hội, dù là nhỏ nhất, để tự quyết định, tự lập, sánh vai với bạn bè, không phải dựa dẫm vào bất kỳ ai. Bố mẹ thì yên tâm con cái được bảo bọc, không bị “gần mực thì đen”, cho đến một ngày vỡ lẽ ra chính con mình không có khả năng... miễn nhiễm, không thể tự chăm sóc chính bản thân mình. Những người bạn tôi vốn đã quen được sắp đặt, che chở nên cứ thụ hưởng và từ chối quyền phải lớn lên.

Nhưng người ta ai cũng phải lớn thôi. Giống như một đứa trẻ khi thay răng sẽ đau, sẽ chảy máu nhưng rồi sẽ được những chiếc răng vĩnh viễn chắc chắn và cứng cáp hơn. Chỉ mong bố mẹ cho các bạn cơ hội được tiếp xúc, va chạm để chúng tôi thật sự lớn lên...
ĐỨC TOÀN

http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan...viec-khac.html
 
Top