Unisono Fieldmarketing một công ty hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị ở Trung Quốc đã xây dựng một phương pháp mang tên “Point-Of-Purchase Monitor“ (PPM - tạm dịch: quan sát tại điểm mua hàng) giúp các doanh nghiệp đánh giá tình hình tiêu thụ hàng hóa hay “sức khỏe“ các nhãn hiệu của họ ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm để xác định xem có nên đưa hàng vào bán ở những nơi này nữa không và nên đầu tư ở mức độ nào cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị nhắm đến người mua sắm ở từng cửa hàng…
Trên thị trường hàng tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc có khoảng 2,5 triệu cửa hàng bán lẻ quy mô khác nhau, từ những cửa hàng nhỏ ở các góc phố thuộc sở hữu của các công ty địa phương cho đến những siêu thị là chi nhánh của các công ty bán lẻ lớn trên thế giới như Carefour và Walmart. Nếu có dịp vào những siêu thị này, người ta rất dễ bị choáng ngợp trước quy mô của các gian hàng. Hàng hóa của các doanh nghiệp được bày bán trong những siêu thị này rất có khả năng cũng bị lạc giữa một rừng hàng hóa.
Ở các nước đã phát triển, các doanh nghiệp có thể dễ dàng biết được những hàng hóa nào đã được bán ra nhiều hay ít dựa trên các số liệu từ máy quét tính tiền do các công ty nghiên cứu thị trường thu thập và phân tích. Thế nhưng, ở những thị trường mới nổi lên và đang tăng trưởng nhanh ở Châu Á như Trung Quốc, những thông tin này thường không chính xác và các doanh nghiệp khó đánh giá được tình hình tiêu thụ hàng hóa của họ ở các cửa hàng siêu thị.
Olaf Litjens – Giám đốc Unisono Fieldmarketing cho biết rằng công ty này vừa mới xây dựng được giải pháp PPM kết hợp giữa công nghệ thấp và cao để cung cấp cho các nhà làm tiếp thị những thông tin họ cần. Theo đó, một đội ngũ các đại diện của Unisono (được gọi là “nhân viên hiện trường) sẽ thường xuyên ghé thăm các cửa hàng ở 25 thành phố lớn của Trung Quốc để theo dơi và cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cần thiết về tình hình tiêu thụ hàng hóa của họ tại đó.
Litjens là một người Hà Lan. Ông là người sáng lập ra Unisono vào năm 1985, ngay sau khi đặt chân đến Trung Quốc. Hệ thống theo dơi tình hình tiêu thụ hàng hóa của Unisono được phát triển trong vòng vài năm qua đã có những tác dụng tốt và gây được sự chú ý của Omnicom – công ty quảng cáo và tiếp thị lớn nhất thế giới. Mới đây, Omnicom đã công bố sẽ mua lại phần lớn cổ phần của Unisono. “Trung Quốc là một thị trường chiến lược của Omnicom. Việc mua lại Unisono là một bước đi quan trọng nhằm mở rộng qui mô và ảnh hưởng của chúng tôi tại đây, đáp ứng nhu cầu của thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ đang tăng trưởng rất nhanh của nước này“ – Michael Birkin, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Omnicom cho biết.
Thông qua việc mua lại phần lớn cổ phần của Unisono và tận dụng giải pháp PPM của công ty này, Omnicom sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các hoạt động quảng cáo và tiếp thị truyền thống tại những nơi mua sắm vốn là chỗ tạo ra tác động rất lớn đến người tiêu dùng. Theo một số nghiên cứu, 70% người tiêu dùng thường ra quyết định mua hàng chỉ sau khi đã bước chân vào các cửa hàng hay siêu thị.
Các doanh nghiệp ở nhiều nơi trên giới đã thử nghiệm một số phương thức mới để tiếp cận với những người mua sắm thông qua các thông điệp quảng cáo, trong đó có việc đặt những màn hình khổng lồ phát đi các chương trình quảng cáo ở trung tâm mua sắm. Trung Quốc đang là một thị trường có vẻ rất hợp với kiểu quảng cáo này, một phần là do màn hình video lớn ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn, mặt khác là do sự xuất hiện của một số công ty quảng cáo địa phương chuyên thực hiện các chương trình quảng cáo qua màn hình đặt ở những nơi công cộng.
Tuy nhiên, các chương trình quảng cáo, tiếp thị nói trên vẫn chưa có nhiều tác dụng và đây chính là điều mà Unisono muốn giúp các doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Unisono đang thuê khoảng 2.000 nhân viên hiện trường. Các nhân viên hiện trường của Unisono giúp các doanh nghiệp kiểm tra xem hàng hóa của họ có được trưng bày hợp lý ở các cửa hàng siêu thị không. Khách hàng của Unisono bao gồm những công ty như Mars, Gillette , PesiCo, Visa và một số công ty Trung Quốc khác sẽ xem các báo cáo về tình hình tiêu thụ hàng hóa theo loại cửa hàng hoặc theo địa điểm của cửa hàng do Unisono cung cấp qua internet.
Ngoài thông tin về tình hình tiêu thụ sản phẩm, các nhân viên hiện trường của Unisono còn cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin về ngành bán lẻ đang tăng trưởng nhanh và không ngừng thay đổi của Trung Quốc bằng cách ghi lại những loại cửa hàng nào đang được mở ra hay bị đóng cửa cùng vị trí của những cửa hàng này. Những thông tin đó sẽ giúp các doanh nghiệp quyết định có nên đưa các nhãn hiệu của mình vào bán ở một cửa hàng dự kiến hay không.
Từ thành công ở Trung Quốc , Unisono hiện đang lên kế hoạch mở rộng việc ứng dụng giải pháp PPM cho các doanh nghiệp ở các thị trường đang tăng trưởng nhanh khác ở châu Á.
Trên thị trường hàng tiêu dùng khổng lồ của Trung Quốc có khoảng 2,5 triệu cửa hàng bán lẻ quy mô khác nhau, từ những cửa hàng nhỏ ở các góc phố thuộc sở hữu của các công ty địa phương cho đến những siêu thị là chi nhánh của các công ty bán lẻ lớn trên thế giới như Carefour và Walmart. Nếu có dịp vào những siêu thị này, người ta rất dễ bị choáng ngợp trước quy mô của các gian hàng. Hàng hóa của các doanh nghiệp được bày bán trong những siêu thị này rất có khả năng cũng bị lạc giữa một rừng hàng hóa.
Ở các nước đã phát triển, các doanh nghiệp có thể dễ dàng biết được những hàng hóa nào đã được bán ra nhiều hay ít dựa trên các số liệu từ máy quét tính tiền do các công ty nghiên cứu thị trường thu thập và phân tích. Thế nhưng, ở những thị trường mới nổi lên và đang tăng trưởng nhanh ở Châu Á như Trung Quốc, những thông tin này thường không chính xác và các doanh nghiệp khó đánh giá được tình hình tiêu thụ hàng hóa của họ ở các cửa hàng siêu thị.
Olaf Litjens – Giám đốc Unisono Fieldmarketing cho biết rằng công ty này vừa mới xây dựng được giải pháp PPM kết hợp giữa công nghệ thấp và cao để cung cấp cho các nhà làm tiếp thị những thông tin họ cần. Theo đó, một đội ngũ các đại diện của Unisono (được gọi là “nhân viên hiện trường) sẽ thường xuyên ghé thăm các cửa hàng ở 25 thành phố lớn của Trung Quốc để theo dơi và cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cần thiết về tình hình tiêu thụ hàng hóa của họ tại đó.
Litjens là một người Hà Lan. Ông là người sáng lập ra Unisono vào năm 1985, ngay sau khi đặt chân đến Trung Quốc. Hệ thống theo dơi tình hình tiêu thụ hàng hóa của Unisono được phát triển trong vòng vài năm qua đã có những tác dụng tốt và gây được sự chú ý của Omnicom – công ty quảng cáo và tiếp thị lớn nhất thế giới. Mới đây, Omnicom đã công bố sẽ mua lại phần lớn cổ phần của Unisono. “Trung Quốc là một thị trường chiến lược của Omnicom. Việc mua lại Unisono là một bước đi quan trọng nhằm mở rộng qui mô và ảnh hưởng của chúng tôi tại đây, đáp ứng nhu cầu của thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ đang tăng trưởng rất nhanh của nước này“ – Michael Birkin, Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Omnicom cho biết.
Thông qua việc mua lại phần lớn cổ phần của Unisono và tận dụng giải pháp PPM của công ty này, Omnicom sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả của các hoạt động quảng cáo và tiếp thị truyền thống tại những nơi mua sắm vốn là chỗ tạo ra tác động rất lớn đến người tiêu dùng. Theo một số nghiên cứu, 70% người tiêu dùng thường ra quyết định mua hàng chỉ sau khi đã bước chân vào các cửa hàng hay siêu thị.
Các doanh nghiệp ở nhiều nơi trên giới đã thử nghiệm một số phương thức mới để tiếp cận với những người mua sắm thông qua các thông điệp quảng cáo, trong đó có việc đặt những màn hình khổng lồ phát đi các chương trình quảng cáo ở trung tâm mua sắm. Trung Quốc đang là một thị trường có vẻ rất hợp với kiểu quảng cáo này, một phần là do màn hình video lớn ngày càng trở nên phổ biến ở các thành phố lớn, mặt khác là do sự xuất hiện của một số công ty quảng cáo địa phương chuyên thực hiện các chương trình quảng cáo qua màn hình đặt ở những nơi công cộng.
Tuy nhiên, các chương trình quảng cáo, tiếp thị nói trên vẫn chưa có nhiều tác dụng và đây chính là điều mà Unisono muốn giúp các doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn. Unisono đang thuê khoảng 2.000 nhân viên hiện trường. Các nhân viên hiện trường của Unisono giúp các doanh nghiệp kiểm tra xem hàng hóa của họ có được trưng bày hợp lý ở các cửa hàng siêu thị không. Khách hàng của Unisono bao gồm những công ty như Mars, Gillette , PesiCo, Visa và một số công ty Trung Quốc khác sẽ xem các báo cáo về tình hình tiêu thụ hàng hóa theo loại cửa hàng hoặc theo địa điểm của cửa hàng do Unisono cung cấp qua internet.
Ngoài thông tin về tình hình tiêu thụ sản phẩm, các nhân viên hiện trường của Unisono còn cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin về ngành bán lẻ đang tăng trưởng nhanh và không ngừng thay đổi của Trung Quốc bằng cách ghi lại những loại cửa hàng nào đang được mở ra hay bị đóng cửa cùng vị trí của những cửa hàng này. Những thông tin đó sẽ giúp các doanh nghiệp quyết định có nên đưa các nhãn hiệu của mình vào bán ở một cửa hàng dự kiến hay không.
Từ thành công ở Trung Quốc , Unisono hiện đang lên kế hoạch mở rộng việc ứng dụng giải pháp PPM cho các doanh nghiệp ở các thị trường đang tăng trưởng nhanh khác ở châu Á.
Theo DNSGCT