Me Minh "meo"
Active Member
- Sau khi đăng tải các bài viết với chủ đề "định vị lòng yêu nước của người trẻ", VietNamNet nhận được chia sẻ của một bạn trẻ thế hệ 8X ở Hà Nội, chia sẻ "một cách hiểu về tình yêu đối với đất nước".
Tình yêu là một khái niệm mà theo tôi, ở một chừng mực nào đó thật trừu tượng. Có lẽ, cũng vì cái trừu tượng đó mà người ta không thể đong đếm được tình yêu, hay nói rằng, phải làm như thế nào thì mới chứng tỏ đó là tình yêu.
Tình yêu đất nước có lẽ cũng không phải là một ngoại lệ.
Gần đây, khi những người Việt thành danh xuất hiện ngày càng nhiều, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, người ta lại nói đến tình yêu đất nước, thậm chí đôi khi có cảm tưởng, cứ phải làm được một điều gì đó thật lớn lao, chúng ta mới được gọi là nhà yêu nước. …Tôi tự nghĩ, những người Việt Nam, giờ đã đứng trên bục vinh quang, khi đang nỗ lực để chinh phục thử thách, có lẽ họ cũng chưa, hoặc không dám nghĩ họ làm điều đó vì tình yêu đất nước, mà đơn giản là họ nỗ lực vì họ muốn làm điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời này.
Có một bạn nói rằng, người Việt Nam vốn nổi tiếng với tinh thần yêu nước máu lửa mãnh liệt đã được minh chứng qua bao cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
Đúng, nhưng chưa rõ. Biết bao thế hệ người Việt đã sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ mảnh đất này không phải vì một tình yêu mơ hồ mà họ hiểu rằng, nếu không đứng lên, họ sẽ trở thành nô lệ, sẽ bị lệ thuộc.
Tình yêu đất nước khi đó gắn lên với độc lập, tự do, thậm chí, gắn liền với sự sống và cái chết và trên hết, tình yêu đó bắt nguồn từ khát khao một có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vào thời chiến, những người chịu áp bức có một mục đích chung và hành động chung để thể hiện lòng yêu nước, vậy nên chúng ta thấy được sự máu lửa mãnh liệt. Nhưng cũng trong thời chiến, chúng ta cũng ghi nhận những nhà yêu nước khác, với những con đường khác, chỉ tiếc là con đường của họ không đi theo dòng chảy chung của thời đại.
Vậy thì trong thời bình, người Việt Nam có còn yêu nước không?
Trong thời bình, không còn giặc ngoại xâm, vậy thì những cộng đồng, những nhóm người họ lại trở về với cuộc sống của mình, với những đặc điểm, tính chất khác nhau.
Nhưng có lẽ cái khát khao mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn – cái yếu tố mà theo tôi là một biểu hiện gốc rễ của lòng yêu nước – vẫn luôn hiện hữu.
Ở cái xã hội đang phát triển và vận động rất nhanh đó, người ra sẽ nhìn thấy sự phân hóa các nhóm cộng đồng trở nên rõ ràng hơn. Đó là cộng đồng của những người giàu, rất giàu, cộng đồng của những người không giàu lắm và cộng đồng của những người nghèo, rất nghèo.
Hoặc cũng có thể phân chia họ thành cộng đồng của những người giỏi, rất giỏi, bình thường, những người không giỏi và cả những người không có tri thức. Vậy thì ở mỗi nhóm cộng đồng đó, họ có yêu nước không?
Không phải tất cả, nhưng tôi nghĩ rằng ở mỗi cộng đồng đều có những người yêu nước – những người yêu nước đáng trân trọng và đáng được tôn vinh, có khác chăng chỉ là cách họ thể hiện lòng yêu nước của mình. Những người giàu có chân chính, họ sẽ sử dụng sự giàu có của mình để cống hiến cho đất nước; những người nghèo, họ cũng đang nỗ lực để thoát nghèo. Những nhà trí thức, họ dùng trí thức để phát triển đất nước, và những người không có trí thức, chắc một bộ phận họ cũng phải cảm ơn đất nước này vì cho họ cơ hội để tồn tại.
Tuy nhiên, vậy cũng chưa đủ.
Có những người nghèo, có số phận éo le vẫn than thầm rằng giá mà mình đừng nghèo quá, được hưởng những phúc lợi xứng đáng, công bằng thì họ sẽ có cơ hội sống tốt hơn; có những trí thức vì điều kiện khoa học kỹ thuật trong nước còn thấp mà họ không thể đem hết tài năng của mình để phục vụ.
Tuy nhiên, nếu hiểu được những câu chuyện của họ, thì không thể phủ nhận ở họ khát khao và nỗ lực để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, và cao hơn nữa, là giấc mơ muốn được góp sức vào sự rạng danh của đất nước – một giấc mơ mà không phải ai cũng đủ tự tin nói thành lời.
Không phải lúc nào cũng có thể hát vang “Tiến quân ca” hay “Việt Nam chiến thắng” khi mà bản thân họ còn chưa chiến thắng được sự nghèo khó hay những mối lo toan của cuộc sống. Nhưng không vì thế mà chúng ta nói rằng, những con người chân chính đó không có lòng yêu nước.
Khi đi công tác tại Australia và tiếp xúc với cộng đồng người Việt định cư bên đó, tôi gặp một gia đình đã sang Úc từ lâu và bốn người con của họ đều được sinh ra ở đó. 4 người con, không thể nói tiếng Việt sõi vì họ không có nhiều điều kiện để học tiếng Việt. Bố mẹ của họ khi sang, cũng phải chật vật kiếm sống. Nhưng bốn người con đó có tên là Việt, Nam, Hà, Thành và đều học rất giỏi, được các trường danh tiếng của Úc tôn vinh. Bằng tiếng Anh, họ vẫn nhắc về Việt Nam với hai chữ quê hương.
Một nghệ sĩ dương cầm, cũng không thể nói tiếng Việt một cách rõ ràng, nhưng lại có thể chơi đàn bầu bởi mẹ của cô nói rằng đó là nhạc cụ của quê hương. Không những thế, cô vẫn thường xuyên về Việt Nam để biểu diễn. Những người như vậy có yêu nước không? Tôi nghĩ họ yêu quê hương nhiều lắm.
Trong một khoảnh khắc nào đó, khi đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng, chúng ta nắm tay nhau hô to “Việt Nam chiến thắng”, chúng ta mường tượng về một lòng yêu nước được trỗi dậy, nhưng không nghĩ rằng, trong đám đông đó, hẳn sẽ có những người vốn coi thường pháp luật gây ra những tai nạn đáng tiếc trên đường, cũng sẽ những kẻ trọc phú ném tiền vào những cuộc vui say men,...
Trong đám đông đó, có lẽ điểm chung dễ thấy nhất là niềm đam mê với bóng đá, niềm đam mê có lẽ đôi lúc hơi thái quá dẫn tới những sự cố đáng tiếc. Niềm đam mê và sự say sưa với chiến thắng của một môn thể thao đôi khi khiến ta nhầm tưởng đó là lòng yêu nước.
Cũng dễ hiểu thôi, khi chiến thắng, không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ cổ động viên ở một đất nước nào, họ cũng đều hô vang tên đất nước họ đi kèm với từ chiến thắng. Tôi không phủ nhận sự thăng hoa trong mỗi chiến thắng trước một đội bóng nước ngoài, và trong sự thăng hoa đó, con người dường như gần nhau hơn, tốt đẹp hơn nhưng thử nhìn xem khi đám đông đó được chia làm hai để cổ vũ cho hai đội bóng đá trong nước, liệu còn ai dám coi sự thăng hóa đó là lòng yêu nước?
Tôi cũng có mặt trong sân vận động Mỹ Đình khi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam chiến thắng Thái Lan để giành Cup, hô vang “Việt Nam chiến thắng”. Và tôi chờ đợi cho đến khi đám đông giải tán thì mới ra về.
Tôi cũng ngồi lại sân vận động Mỹ Đình khi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam thua với tư cách là chủ nhà Seagames, cùng buồn nhưng có lẽ không đến mức vật vã vì đơn giản tôi hiểu là trình độ của chúng ta vẫn chưa bằng bạn và cần phải cố gắng hơn.
Tôi cũng chờ đợi đến khi đám đông giải tán mới ra về… Chắc là tôi sẽ bị đánh giá là một kẻ khôn lỏi, thậm chí là không yêu nước vì không dám chia sẻ niềm vui với mọi người, những với tôi sự thăng hoa đó không đồng nghĩa với lòng yêu nước.
Sau 5 năm làm việc và có điều kiện tiếp xúc với nền giáo dục của nước ngoài, tôi nhận thấy rằng, cần phải cố gắng tiếp cận được với nền giáo dục đó thì mới có thể nâng cao trình độ của mình.
Trong chừng ấy năm, có thể do miệt mài với những mục tiêu của mình hay vô tâm mà tôi chưa nghĩ tới hai từ yêu nước cho đến khi tôi đọc được chuyên mục này, chỉ vài ngày trước khi tôi và nhóm bạn lên đường du học.
Có lẽ rồi đây, vì học hành, chúng tôi sẽ không có nhiều thời gian để bàn luận với nhau về lòng yêu nước.
Chúng tôi sẽ dành phần nhiều thời gian để cố gắng, cố gắng và cố gắng tích lũy kiến thức.
Ở đất nước nơi tôi đến, nhiều người Việt Nam đang học tập và những kết quả xuất sắc của họ là động lực để tôi phấn đấu.
Trong cái đất nước rộng lớn đó, những người Việt Nam đang miệt mài phấn đấu như bao con người khác. Nhưng mỗi khi một mục tiêu được hoàn thành, thì hai tiếng Việt Nam lại được cất lên.
MD (Hà Nội)
http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/18877/thoi-binh--nguoi-viet-co-con-yeu-nuoc-.html
Tình yêu là một khái niệm mà theo tôi, ở một chừng mực nào đó thật trừu tượng. Có lẽ, cũng vì cái trừu tượng đó mà người ta không thể đong đếm được tình yêu, hay nói rằng, phải làm như thế nào thì mới chứng tỏ đó là tình yêu.
Tình yêu đất nước có lẽ cũng không phải là một ngoại lệ.
Gần đây, khi những người Việt thành danh xuất hiện ngày càng nhiều, trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, người ta lại nói đến tình yêu đất nước, thậm chí đôi khi có cảm tưởng, cứ phải làm được một điều gì đó thật lớn lao, chúng ta mới được gọi là nhà yêu nước. …Tôi tự nghĩ, những người Việt Nam, giờ đã đứng trên bục vinh quang, khi đang nỗ lực để chinh phục thử thách, có lẽ họ cũng chưa, hoặc không dám nghĩ họ làm điều đó vì tình yêu đất nước, mà đơn giản là họ nỗ lực vì họ muốn làm điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời này.
Có một bạn nói rằng, người Việt Nam vốn nổi tiếng với tinh thần yêu nước máu lửa mãnh liệt đã được minh chứng qua bao cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.
Đúng, nhưng chưa rõ. Biết bao thế hệ người Việt đã sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình để bảo vệ mảnh đất này không phải vì một tình yêu mơ hồ mà họ hiểu rằng, nếu không đứng lên, họ sẽ trở thành nô lệ, sẽ bị lệ thuộc.
Tình yêu đất nước khi đó gắn lên với độc lập, tự do, thậm chí, gắn liền với sự sống và cái chết và trên hết, tình yêu đó bắt nguồn từ khát khao một có được một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Vào thời chiến, những người chịu áp bức có một mục đích chung và hành động chung để thể hiện lòng yêu nước, vậy nên chúng ta thấy được sự máu lửa mãnh liệt. Nhưng cũng trong thời chiến, chúng ta cũng ghi nhận những nhà yêu nước khác, với những con đường khác, chỉ tiếc là con đường của họ không đi theo dòng chảy chung của thời đại.
Vậy thì trong thời bình, người Việt Nam có còn yêu nước không?
Trong thời bình, không còn giặc ngoại xâm, vậy thì những cộng đồng, những nhóm người họ lại trở về với cuộc sống của mình, với những đặc điểm, tính chất khác nhau.
Nhưng có lẽ cái khát khao mong muốn một cuộc sống tốt đẹp hơn – cái yếu tố mà theo tôi là một biểu hiện gốc rễ của lòng yêu nước – vẫn luôn hiện hữu.
Ở cái xã hội đang phát triển và vận động rất nhanh đó, người ra sẽ nhìn thấy sự phân hóa các nhóm cộng đồng trở nên rõ ràng hơn. Đó là cộng đồng của những người giàu, rất giàu, cộng đồng của những người không giàu lắm và cộng đồng của những người nghèo, rất nghèo.
Hoặc cũng có thể phân chia họ thành cộng đồng của những người giỏi, rất giỏi, bình thường, những người không giỏi và cả những người không có tri thức. Vậy thì ở mỗi nhóm cộng đồng đó, họ có yêu nước không?
Không phải tất cả, nhưng tôi nghĩ rằng ở mỗi cộng đồng đều có những người yêu nước – những người yêu nước đáng trân trọng và đáng được tôn vinh, có khác chăng chỉ là cách họ thể hiện lòng yêu nước của mình. Những người giàu có chân chính, họ sẽ sử dụng sự giàu có của mình để cống hiến cho đất nước; những người nghèo, họ cũng đang nỗ lực để thoát nghèo. Những nhà trí thức, họ dùng trí thức để phát triển đất nước, và những người không có trí thức, chắc một bộ phận họ cũng phải cảm ơn đất nước này vì cho họ cơ hội để tồn tại.
Tuy nhiên, vậy cũng chưa đủ.
Có những người nghèo, có số phận éo le vẫn than thầm rằng giá mà mình đừng nghèo quá, được hưởng những phúc lợi xứng đáng, công bằng thì họ sẽ có cơ hội sống tốt hơn; có những trí thức vì điều kiện khoa học kỹ thuật trong nước còn thấp mà họ không thể đem hết tài năng của mình để phục vụ.
Tuy nhiên, nếu hiểu được những câu chuyện của họ, thì không thể phủ nhận ở họ khát khao và nỗ lực để vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, và cao hơn nữa, là giấc mơ muốn được góp sức vào sự rạng danh của đất nước – một giấc mơ mà không phải ai cũng đủ tự tin nói thành lời.
Không phải lúc nào cũng có thể hát vang “Tiến quân ca” hay “Việt Nam chiến thắng” khi mà bản thân họ còn chưa chiến thắng được sự nghèo khó hay những mối lo toan của cuộc sống. Nhưng không vì thế mà chúng ta nói rằng, những con người chân chính đó không có lòng yêu nước.
Khi đi công tác tại Australia và tiếp xúc với cộng đồng người Việt định cư bên đó, tôi gặp một gia đình đã sang Úc từ lâu và bốn người con của họ đều được sinh ra ở đó. 4 người con, không thể nói tiếng Việt sõi vì họ không có nhiều điều kiện để học tiếng Việt. Bố mẹ của họ khi sang, cũng phải chật vật kiếm sống. Nhưng bốn người con đó có tên là Việt, Nam, Hà, Thành và đều học rất giỏi, được các trường danh tiếng của Úc tôn vinh. Bằng tiếng Anh, họ vẫn nhắc về Việt Nam với hai chữ quê hương.
Một nghệ sĩ dương cầm, cũng không thể nói tiếng Việt một cách rõ ràng, nhưng lại có thể chơi đàn bầu bởi mẹ của cô nói rằng đó là nhạc cụ của quê hương. Không những thế, cô vẫn thường xuyên về Việt Nam để biểu diễn. Những người như vậy có yêu nước không? Tôi nghĩ họ yêu quê hương nhiều lắm.
Trong một khoảnh khắc nào đó, khi đội tuyển bóng đá Việt Nam chiến thắng, chúng ta nắm tay nhau hô to “Việt Nam chiến thắng”, chúng ta mường tượng về một lòng yêu nước được trỗi dậy, nhưng không nghĩ rằng, trong đám đông đó, hẳn sẽ có những người vốn coi thường pháp luật gây ra những tai nạn đáng tiếc trên đường, cũng sẽ những kẻ trọc phú ném tiền vào những cuộc vui say men,...
Trong đám đông đó, có lẽ điểm chung dễ thấy nhất là niềm đam mê với bóng đá, niềm đam mê có lẽ đôi lúc hơi thái quá dẫn tới những sự cố đáng tiếc. Niềm đam mê và sự say sưa với chiến thắng của một môn thể thao đôi khi khiến ta nhầm tưởng đó là lòng yêu nước.
Cũng dễ hiểu thôi, khi chiến thắng, không chỉ ở Việt Nam mà bất cứ cổ động viên ở một đất nước nào, họ cũng đều hô vang tên đất nước họ đi kèm với từ chiến thắng. Tôi không phủ nhận sự thăng hoa trong mỗi chiến thắng trước một đội bóng nước ngoài, và trong sự thăng hoa đó, con người dường như gần nhau hơn, tốt đẹp hơn nhưng thử nhìn xem khi đám đông đó được chia làm hai để cổ vũ cho hai đội bóng đá trong nước, liệu còn ai dám coi sự thăng hóa đó là lòng yêu nước?
Tôi cũng có mặt trong sân vận động Mỹ Đình khi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam chiến thắng Thái Lan để giành Cup, hô vang “Việt Nam chiến thắng”. Và tôi chờ đợi cho đến khi đám đông giải tán thì mới ra về.
Tôi cũng ngồi lại sân vận động Mỹ Đình khi đội tuyển bóng đá nam Việt Nam thua với tư cách là chủ nhà Seagames, cùng buồn nhưng có lẽ không đến mức vật vã vì đơn giản tôi hiểu là trình độ của chúng ta vẫn chưa bằng bạn và cần phải cố gắng hơn.
Tôi cũng chờ đợi đến khi đám đông giải tán mới ra về… Chắc là tôi sẽ bị đánh giá là một kẻ khôn lỏi, thậm chí là không yêu nước vì không dám chia sẻ niềm vui với mọi người, những với tôi sự thăng hoa đó không đồng nghĩa với lòng yêu nước.
Sau 5 năm làm việc và có điều kiện tiếp xúc với nền giáo dục của nước ngoài, tôi nhận thấy rằng, cần phải cố gắng tiếp cận được với nền giáo dục đó thì mới có thể nâng cao trình độ của mình.
Trong chừng ấy năm, có thể do miệt mài với những mục tiêu của mình hay vô tâm mà tôi chưa nghĩ tới hai từ yêu nước cho đến khi tôi đọc được chuyên mục này, chỉ vài ngày trước khi tôi và nhóm bạn lên đường du học.
Có lẽ rồi đây, vì học hành, chúng tôi sẽ không có nhiều thời gian để bàn luận với nhau về lòng yêu nước.
Chúng tôi sẽ dành phần nhiều thời gian để cố gắng, cố gắng và cố gắng tích lũy kiến thức.
Ở đất nước nơi tôi đến, nhiều người Việt Nam đang học tập và những kết quả xuất sắc của họ là động lực để tôi phấn đấu.
Trong cái đất nước rộng lớn đó, những người Việt Nam đang miệt mài phấn đấu như bao con người khác. Nhưng mỗi khi một mục tiêu được hoàn thành, thì hai tiếng Việt Nam lại được cất lên.
MD (Hà Nội)
http://www.vietnamnet.vn/vn/giao-duc/18877/thoi-binh--nguoi-viet-co-con-yeu-nuoc-.html