Thư mời Bộ trưởng Đinh La Thăng đi xe bus vào giờ tan tầm

2,501
0
0

Haidang02

New Member
(GDVN) - "Tôi mong ngài và các bộ trưởng khác đều coi những việc mình đang làm là quốc thể, là danh dự bản thân để không ai có thể làm cẩu thả, nhem nhuốc".

LTS: Chiều 5/10, Báo GDVN bất ngờ nhận được lá thư của một độc giả gửi Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng kèm theo một lời mời tha thiết. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bức thư này.

Thưa tân Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng,

Tôi đường đột gửi thư này tới ngài để tâm sự rằng, tôi và nhiều người dân đang rất hăm hở phấn chấn khi đọc thông tin về ngài: một bộ trưởng hành động, một bộ trưởng trảm tướng.

Ngài đã lĩnh ấn tiên phong ngay khi được phê chuẩn trở thành tân Bộ trưởng Giao thông với tuyên bố: Là tư lệnh ngành phải cho tôi toàn quyền. Tôi thấy ngài bắt đầu sử dụng quyền của mình để bắt tay thực hiện rất nhiều điều mình đã hứa.

Tôi chờ đợi ngày này đã lâu mạo muội đề nghị xin giúp ngài một việc nhỏ để ngài thực hiện một lời hứa dân đang ngày ngày mong mỏi.


Bộ trưởng Đinh La Thăng ngày 4/10 tại Đà Nẵng: “Phải thay ngay tổng chỉ huy dự án!”. (Ảnh Hải Châu/TLTPHCM)


Thưa bộ trưởng, tôi là một công chức hạng thường 7 năm nay vẫn đi làm bằng xe bus từ Mai Động tới Hà Đông (Hà Nội). Tôi vẫn nhớ như in ngày 3/8/2011 khi ngồi vào ghế nóng bộ trưởng, ngài có dự định: Lâu rồi tôi cũng chưa đi phương tiện giao thông công cộng nhưng tới đây tôi sẽ đi loại hình này để có nhận xét, đánh giá khách quan.

Vậy đây là dịp tốt rồi, tôi xin trân trọng mời bộ trưởng bớt chút thời gian quý báu cùng tôi đi xe bus một lần vào giờ tan tầm để cảm nhận giao thông công cộng Thủ đô. Tôi tin rằng ngài không phải là quan chức sa – lông quen ngồi máy lạnh, ngài sẽ cùng tôi trải nghiệm thực tế trước khi ra những quyết sách trọng đại ảnh hưởng tới cả triệu người.

Tôi sẽ cùng ngài lên xe bus số 19, chúng ta sẽ bằng qua ngã tư Hà Đông, ngã tư tử thần Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi, Ngã Tư Sở, đường Trường Chinh – Đại La hơi đông đúc, có thể chỉ tốn của chúng ta 2 tiếng đồng hồ.

Thưa ngài, với kinh nghiệm 7 năm đi xe bus, tôi xin chia sẻ trước một số bất tiện nhỏ ngài có thể gặp phải trên hành trình của chúng ta.

Bộ trưởng có thể phải chen lấn lên xe bởi lượng người đi rất đông, mùi xe khó chịu, ghế ít và ngài sẽ phải đứng. Tôi sẽ đứng cùng bộ trưởng.

Bộ trưởng nhớ bám chắc không chúng ta sẽ văng từ giữa xe lên đầu xe bởi những cú phanh gấp khi có xe máy tạt đầu hoặc xe bus nhấn ga lấn làn vượt xe khác. Như vậy chúng ta sẽ được trải qua chút cảm giác mạnh hút chết.

Bộ trưởng đừng để ý nếu nghe tiếng chửi thề của bác tài, phụ xe với người đi đường và ngược lại.

Bộ trưởng hãy kiên nhẫn đứng vì chắc chắn chúng ta kẹt cứng ở đường Trường Chinh. Bảy năm nay ngày nào tôi đi làm về cũng vậy, có hôm xe bus đứng trơ giữa đường hơn 1 tiếng nhưng rồi tôi cũng thở phào về khi tới nhà, vỡ òa trong tiếng reo của 2 cháu nhỏ nhà tôi.

Bộ trưởng đứng trên xe cũng có thể tranh thủ đánh mắt ra ngoài cửa sổ, ngài đừng phiền lòng khi mấy hôm nay trời mưa đường bẩn, hàng chục ngàn người chen nhau cướp từng nửa bánh xe tiến lên phía trước. Những cháu nhỏ được đón ở trường về lả vào lưng cha mẹ, thiếp đi trong khói xe nồng nặc.

Tôi xin lỗi bộ trưởng vì không thể kể hết những điều bất tiện với ngài và những điều tôi vừa nói trên đây có thể làm ngài suy nghĩ.

Tôi lại liên tưởng tới việc ngày 4/10, sau khi thị sát thực trạng xây dựng công trình nhà ga hành khách sân bay quốc tế Đà Nẵng, ngài đã thay ngay tổng chỉ huy công trình mà một số người gọi là trảm tướng. Vậy nếu cùng tôi vượt qua hành trình trên ngài có nghĩ tới việc trảm ai?

Tôi mong ngài hết sức cân nhắc bởi tình trạng ùn tắc giao thông đã kéo dài hàng chục năm nay, quy trách nhiệm cụ thể cho một người không hề đơn giản.

Nhưng tôi thiển nghĩ với thực tế có thêm sau chuyến đi, bộ trưởng sẽ đánh giá khách quan hơn để thực hiện 3 mục tiêu vĩ mô mà ngài dự định gọi là 3 khâu đột phá chiến lược: đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, giải quyết tình trạng tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.

Dù trước đây nhiều lời hứa vàng của các bộ trưởng chưa được thực hiện, nhưng tôi vẫn tin lần này Quốc Hội phê chuẩn người có tài, có đức thực sự ngồi vào chiếc ghế nóng giải quyết những bức xúc của toàn dân.

Tôi càng tin hơn bởi liên tiếp trong thời gian gần đây các bộ trưởng đều tuyên bố hành động và đã hành động bước đầu khiến dân vui mừng tin tưởng.

Tôi mong ngài và các bộ trưởng khác đều coi những việc mình đang làm là quốc thể, là danh dự bản thân để không ai có thể làm cẩu thả, nhem nhuốc.

Tôi mong những quyết định vĩ mô đều hợp lòng dân, biết dựa vào sức dân để thực hiện bởi thưa bộ trưởng đây là việc trọng đại quốc kế dân sinh, chúng ta không đùa!

Hãy liên hệ ngay với tôi khi ngài có thời gian để khảo sát thực tế.

Chúc ngài sức khỏe và niềm tin xin gửi gắm nơi ông.

Nguyễn Hải Đông
(Một công chức Thủ đô)

Nguồn
http://giaoduc.net.vn/Ban-doc/Thu-m...e-bus-vao-gio-tan-tam/61555.gd/buon_cuoi_that
 
1,007
0
0

Mường Tè

New Member
Ðề: Thư mời Bộ trưởng Đinh La Thăng đi xe bus vào giờ tan tầm

http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/554119/Ca-Bo-Giao-thong-di-lam-bang-xe-buyt-tpp.html
@ Bác Đèn: Bác ơi, BT đã đi thử 2 lần rồi nhưng mà đi từ Khâm Thiên đến Phan Bội Châu. BT bảo đi thấy lái xe thoải mái, k có vấn đề gì cả, không tắc đường (chắc vì BT đi từ 6h30 sáng)... Cái anh mời BT đi xe bus rất hay. Anh ấy mời BT đi tuyến 19 từ Trần Khánh Dư - Bến xe Yên Nghĩa Hà Đông. Xe này qua nhà em nên em biết, khách đông, xe ít hơn nhiều so với các tuyến khác cùng bến nhà em. BT nói đi xe bus ok chắc vì BT mới chỉ đi có 1-2km từ Khâm Thiên đến Phan Bội Châu mà lại vào giờ không tắc đường. BT thử đi tuyến của anh Đông kia mời vào giờ đi làm buổi sáng và tan tầm buổi chiều thì mới biết hết được mọi thứ bất, thứ cập về giao thông ở đô thị VN...
Cứ bàn mãi nguyên nhân chủ quan, khách quan rồi giải pháp nọ kia nhưng thực tế, ý thức là 1 chuyện nhưng hạ tầng giao thông quá kém là nguyên nhân chính. Giờ HN lại còn bày trò phân làn phương tiện. Đường phố bé tí, liên tục giao cắt, chỗ rẽ thế mà tự dưng đặt cái dải phân cách cứng lù lù giữa đường, khối vụ tai nạn xảy ra vì đâm vào chỗ í. Mấy dự án metro và đường sắt trên cao thì ì ạch, có dự án nhà thầu Trung Quốc thi công mãi mới thấy đang làm ở khu Hoàng Cầu - Hào Nam. Nghe bảo phấn đấu 2014 thì xong tuyến đầu tiên chả biết có được không. Em chả dám mong như Nhật hay Sing, em chỉ so với Ấn Độ là đã thấy khác 1 trời 1 vực về cách thức thi công rồi. Năm ngoái sang đó thấy chỗ nào cũng là công trường thi công metro và đường sắt đô thị. Thấy bảo họ vay của Nhật 4 tỷ đô để làm dự án đó. Họ thi công trên toàn tuyến, chấp nhận tắc đường trong 1 thời gian nhất định để rút ngắn thời gian thi công chứ không làm kiểu VN, tắc bọp, đoạn 1, 5-7 năm mới xong đc 1 dự án, hic hic! Điệu này có 2030 cũng chả hết tắc đường (tăc cơ bản chứ không kiểu ùn giờ cao điểm thì thành phố nào cũng có). Giải pháp ai cũng biết là phải làm nhanh metro, đường sắt đô thị, đường vanh đai và đường trên cao. Như Bắc Kinh, có đến vành đai 5 và khoảng cách từ tâm đến vành đai 5 là cả trăm km. Khi có metro rồi thì ngoài chuyện đi lại thì nó cũng sẽ hình thành diện tích mặt bằng bán lẻ, dịch vụ ở dưới các tầng hầm. Tất cả mọi thứ đều chui xuống ngầm hết, như thế quán xá vỉa hè, cửa hàng cửa hiệu trên đường phố bớt đi cũng làm tăng diện tích giao thông, tăng diện tích bãi đỗ xe, giảm bớt sự nhếch nhác của đường phố. Lúc đó, "nền kinh tế vỉa hè" cũng sẽ ít có cơ phát triển như VN bây giờ. Song để có được những thứ ấy, ngoài chuyện tiền và tiền thì còn cần rất nhiều thứ. Trước hết là giải bài toán quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông và đặc biệt là quy hoạch hệ thống công trình ngầm đô thị. Ở các nước, hồ sơ, bản vẽ công trình ngầm lưu trữ đầy đủ, hệ thống. Ở ta nổi còn chưa đủ chứ đừng nói đến ngầm. Với nền đất yếu, công trình nhỏ, nhà dân riêng lẻ chiếm đa số, móng nông, tường 10 kiểu VN, chả hiểu lúc đào ngầm dưới nhà thì như thế nào... Sau đó còn phải giải những bài toán khác về giải phóng mặt bằng, kết nối các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như cấp nước, thoát nước, cấp điện, vân vân và vân vân... Ôi, nói đã thấy tít mù, chả biết bắt đầu từ đâu...
Thôi nó ba lăng nhăng mãi chả biết để làm gì. Xin kết luận: Giao thông ở đô thị bây giờ bất cập như thế. như thế, phải chấp nhận thôi. Còn không thì xin mời các bác mua nhà sang nước khác ở, ví dụ Sing chẳng hạn, oki ngay (em mê cái metro ở Sing, sạch, êm, chỉ dẫn rõ ràng và kẹp hạt dẻ thế chứ lị)
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Thư mời Bộ trưởng Đinh La Thăng đi xe bus vào giờ tan tầm

Họ thi công trên toàn tuyến, chấp nhận tắc đường trong 1 thời gian nhất định để rút ngắn thời gian thi công chứ không làm kiểu VN, tắc bọp, đoạn 1, 5-7 năm mới xong đc 1 dự án, hic hic!
Đọc đoạn này em nhớ đến vụ hầm chui Kim Liên mấy năm trước, khi đó có 2 đề xuất, 1 là 20tr$ nếu chấp nhận ngừng đường sắt - đồng nghĩa với việc di chuyển tạm ga Hà Nội ra ga Giáp Bát, 2 là 30tr$ để vừa thi công ở dưới mà vẫn duy trì đường sắt ở trên. Bóng bàn đến gần 1 năm, nâng lên đặt xuống với đủ các ban ngành từ đường sắt đường bộ đến Bộ giữ tiền (để vay thêm loan), sau rốt phương án 2 (của các bạn Nhật) được chọn, mà chi phí cuối cùng quá con số đó. Gì chứ di chuyển cả cái ga to đùng của thủ đô ra ga phụ như thế, ai dám đem đầu ra đảm bảo không ảnh hưởng đến huyết mạch giao thông Bắc - Nam nước nhà.

Khi có metro rồi thì ngoài chuyện đi lại thì nó cũng sẽ hình thành diện tích mặt bằng bán lẻ, dịch vụ ở dưới các tầng hầm. Tất cả mọi thứ đều chui xuống ngầm hết, như thế quán xá vỉa hè, cửa hàng cửa hiệu trên đường phố bớt đi ...
Khi HN bắt đầu có hầm cho người đi bộ, em nghĩ dân ta vốn dĩ thông minh ham học hỏi sẽ "tự quy hoạch" bán hàng dưới hầm, nhất là mấy khu vực như Ngã Tư Sở, thế mà vẫn chưa bác nhỉ; em chưa lần nào ngó mấy cái hầm đấy nên ko bít dân ta dùng nó vào những việc j, toàn cảnh ngày - đêm nó thế nào :p , bác nào mô tả cho em phát.
 
Top