- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Bà ngồi đó không nói gì, dõi ánh mắt vô hồn nhìn con gái bị liệt nằm kế bên. Chốc chốc cơn đau lại đến, bàn tay nhăn nheo rặt những đốt xương tự đấm đấm vào bụng mình và những tiếng rên khe khẽ lại bắt đầu cất lên trong căn nhà dột nát.
Trở về thôn Cung Sơn, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Phương (năm nay đã gần 80 tuổi) cùng con gái Vũ Thị Tính (54 tuổi) trong một chiều mưa tầm tã, tôi đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh tượng quá đau lòng. Trong căn nhà chật chội sực lên toàn mùi hôi ẩm mốc là hình ảnh hai con người đang nằm dặt dẹo bởi chứng động kinh. Chiếc giường ọp ẹp như sực gãy vụn ra thỉnh thoảng lại kêu lên cót két khi có người vô tình chạm phải. Vừa đỡ bà dậy, người cháu Nguyễn Công Kiên (mẹ của anh Kiên là em gái bà Phương) vừa kể cho tôi nghe câu chuyện buồn về cuộc đời của người vợ liệt sĩ này.
Chị Vũ Thị Tính (54 tuổi) bị tai biến nằm liệt giường, tóc bạc phơ, hom hem như một bà lão
Lấy nhau chưa được bao lâu thì chồng bà là chiến sĩ Vũ Văn Tò đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một mình bà nén chịu nỗi đau mất chồng, bấu víu vào đứa con gái độc nhất bị dị tật bẩm sinh để tiếp tục sống. Cả một đời vất vả, bòn góp đến từng ngọn rau hay quả na, quả chuối, sớm khuya đôi vai gầy của bà vẫn gồng gánh đi chợ bán để có tiền mua thuốc cho con. Biết bao nhiêu những nhọc nhằn, nước mắt nhưng bà vẫn dẻo dai bởi tình yêu thương con quá lớn. “Con sinh ra đã dị tật gần không đi lại được, bố nó lại mất sớm nên có khổ như thế nào tôi vẫn chịu được, chỉ mong được nhìn thấy con cười là tôi mãn nguyện lắm rồi” (Lời bà Phương nói khi còn tỉnh táo mà anh Kiên kể lại)
Bà Nguyễn Thị Phương đã 80 tuổi, sau một cơn tai biến cũng không còn nhận thức được mọi vật xung quanh
Mỗi tháng với chế độ vợ liệt sĩ bà được nhận 840.000 đồng nhưng số tiền ấy cũng chẳng thấm vào đâu khi phải dồn hết để mua thuốc cho cô Tính. Chân bên phải bị dị tật bẩm sinh khiến người cô cứ oặt hẳn sang một bên rồi lăn ra ngã mỗi khi bước đi. Cũng vì như thế nên cô không lấy được chồng, vì vậy mà hơn suốt 50 năm qua trong căn nhà ấy vẫn chỉ có một mẹ, một con dựa vào nhau sống trong cảnh côi cút nghèo khó.
Những tưởng bằng đó đã là quá đủ cho cuộc đời đầy nước mắt của mẹ con bà Phương, nào ngờ cho đến khi “gần về với ông bà tổ tiên” ông trời lại tiếp tục trêu ngươi khi khiến cả mẹ lẫn con đều bị tai biến. Cách đây hai năm sau một lần bị ngã cô Tính trở nên liệt toàn thân phải nằm yên một chỗ. Từ đó mọi sinh hoạt từ ăn uống đến vệ sinh của cô đều diễn ra trên chiếc giường chật hẹp, cũ kĩ. Bà Phương khi đó cũng đã 76 tuổi, mắt mờ chân chậm nhưng vẫn một mình cùi cũi chăm con bởi cả hai bên nội ngoại nhiều người đã khuất núi, các cháu thì ở quá xa nên cũng không nhờ vả được ai.
Hai mẹ con "côi cút" trên 2 cái giường không người thân chăm sóc thường xuyên
Nhưng rồi đến năm nay thì người mẹ già ấy cũng lăn ra đổ bệnh vì chứng tai biến. Hàng xóm láng giềng giúp đỡ đưa bà đi bệnh viện đa khoa Sơn Tây nhưng cũng chỉ nằm ở đó 9 ngày rồi thì bị trả về. Từ ngày bị bệnh, bà Phương mất trí nhớ hoàn toàn, lúc nào cũng chỉ ngơ ngác, ai hỏi gì thì chỉ ngước lên nhìn rồi lại lặng im. Ngay cả đến cô con gái mà cả một đời bà yêu thương, chăm sóc đến bây giờ cũng không còn biết được nữa.
Từ ngày hai mẹ con bà nằm đó, người cháu trai Nguyễn Công Kiên nhà cách đó 6 km thường xuyên đảm nhiệm việc đến chăm sóc cho cả bác và chị. Những hôm đi làm không qua được thì lại nhờ hàng xóm xung quanh, người thì chạy sang mang cho bát cơm, người thì thay cho bộ quần áo. Anh Nguyễn Gia Hưng hàng xóm của bà Phương cho biết: “Chúng tôi ở quanh đây thì cũng chạy sang liên tục nhưng cũng chỉ được chốc lát thôi. Có lần đến thấy bà đã vệ sinh ra cả giường nên tôi lại vội vàng dọn. Con cái không có, họ hàng phần nhiều đã mất hết nên anh chị em trong xóm phân công giúp hai mẹ con bà. Cả một đời tần tảo nuôi con thế mà đến cuối đời lại bệnh tật thế, hàng xóm chúng tôi ai cũng thấy xót xa”
Những tháng ngày cuối đời buồn tủi của một vợ liệt sỹ ở huyện Phúc Thọ
Trong câu chuyện với tôi, tất cả mọi người còn một điều vô cùng ái ngại đó là nỗi lo một mai khi bà nằm xuống rồi, ai sẽ là người chăm sóc cô Tính. Không đành lòng nhìn cô như thế nhưng hoàn cảnh nhà ai cũng khổ nên bản thân họ cũng không thể nuôi được. Trao đổi với trưởng thôn Nguyễn Thị Huyền, cô cũng cho biết “Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần đến thăm hỏi, giúp đỡ nhưng hoàn cảnh hai mẹ con bà Phương khổ quá nên cũng chẳng thấm vào đâu. Hoàn cảnh của hai mẹ con bà Phương phải có người thân thích bên cạnh mới giúp đỡ, chứ địa phương thì chỉ giúp đỡ được lúc ngặt nghèo mà thôi.”
http://dantri.com.vn/c167/s167-519510/canh-coi-cut-cua-vo-liet-sy-voi-dua-con-ngay-dai.htm
Trở về thôn Cung Sơn, xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đến thăm gia đình bà Nguyễn Thị Phương (năm nay đã gần 80 tuổi) cùng con gái Vũ Thị Tính (54 tuổi) trong một chiều mưa tầm tã, tôi đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh tượng quá đau lòng. Trong căn nhà chật chội sực lên toàn mùi hôi ẩm mốc là hình ảnh hai con người đang nằm dặt dẹo bởi chứng động kinh. Chiếc giường ọp ẹp như sực gãy vụn ra thỉnh thoảng lại kêu lên cót két khi có người vô tình chạm phải. Vừa đỡ bà dậy, người cháu Nguyễn Công Kiên (mẹ của anh Kiên là em gái bà Phương) vừa kể cho tôi nghe câu chuyện buồn về cuộc đời của người vợ liệt sĩ này.
Chị Vũ Thị Tính (54 tuổi) bị tai biến nằm liệt giường, tóc bạc phơ, hom hem như một bà lão
Lấy nhau chưa được bao lâu thì chồng bà là chiến sĩ Vũ Văn Tò đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Một mình bà nén chịu nỗi đau mất chồng, bấu víu vào đứa con gái độc nhất bị dị tật bẩm sinh để tiếp tục sống. Cả một đời vất vả, bòn góp đến từng ngọn rau hay quả na, quả chuối, sớm khuya đôi vai gầy của bà vẫn gồng gánh đi chợ bán để có tiền mua thuốc cho con. Biết bao nhiêu những nhọc nhằn, nước mắt nhưng bà vẫn dẻo dai bởi tình yêu thương con quá lớn. “Con sinh ra đã dị tật gần không đi lại được, bố nó lại mất sớm nên có khổ như thế nào tôi vẫn chịu được, chỉ mong được nhìn thấy con cười là tôi mãn nguyện lắm rồi” (Lời bà Phương nói khi còn tỉnh táo mà anh Kiên kể lại)
Bà Nguyễn Thị Phương đã 80 tuổi, sau một cơn tai biến cũng không còn nhận thức được mọi vật xung quanh
Mỗi tháng với chế độ vợ liệt sĩ bà được nhận 840.000 đồng nhưng số tiền ấy cũng chẳng thấm vào đâu khi phải dồn hết để mua thuốc cho cô Tính. Chân bên phải bị dị tật bẩm sinh khiến người cô cứ oặt hẳn sang một bên rồi lăn ra ngã mỗi khi bước đi. Cũng vì như thế nên cô không lấy được chồng, vì vậy mà hơn suốt 50 năm qua trong căn nhà ấy vẫn chỉ có một mẹ, một con dựa vào nhau sống trong cảnh côi cút nghèo khó.
Những tưởng bằng đó đã là quá đủ cho cuộc đời đầy nước mắt của mẹ con bà Phương, nào ngờ cho đến khi “gần về với ông bà tổ tiên” ông trời lại tiếp tục trêu ngươi khi khiến cả mẹ lẫn con đều bị tai biến. Cách đây hai năm sau một lần bị ngã cô Tính trở nên liệt toàn thân phải nằm yên một chỗ. Từ đó mọi sinh hoạt từ ăn uống đến vệ sinh của cô đều diễn ra trên chiếc giường chật hẹp, cũ kĩ. Bà Phương khi đó cũng đã 76 tuổi, mắt mờ chân chậm nhưng vẫn một mình cùi cũi chăm con bởi cả hai bên nội ngoại nhiều người đã khuất núi, các cháu thì ở quá xa nên cũng không nhờ vả được ai.
Hai mẹ con "côi cút" trên 2 cái giường không người thân chăm sóc thường xuyên
Nhưng rồi đến năm nay thì người mẹ già ấy cũng lăn ra đổ bệnh vì chứng tai biến. Hàng xóm láng giềng giúp đỡ đưa bà đi bệnh viện đa khoa Sơn Tây nhưng cũng chỉ nằm ở đó 9 ngày rồi thì bị trả về. Từ ngày bị bệnh, bà Phương mất trí nhớ hoàn toàn, lúc nào cũng chỉ ngơ ngác, ai hỏi gì thì chỉ ngước lên nhìn rồi lại lặng im. Ngay cả đến cô con gái mà cả một đời bà yêu thương, chăm sóc đến bây giờ cũng không còn biết được nữa.
Từ ngày hai mẹ con bà nằm đó, người cháu trai Nguyễn Công Kiên nhà cách đó 6 km thường xuyên đảm nhiệm việc đến chăm sóc cho cả bác và chị. Những hôm đi làm không qua được thì lại nhờ hàng xóm xung quanh, người thì chạy sang mang cho bát cơm, người thì thay cho bộ quần áo. Anh Nguyễn Gia Hưng hàng xóm của bà Phương cho biết: “Chúng tôi ở quanh đây thì cũng chạy sang liên tục nhưng cũng chỉ được chốc lát thôi. Có lần đến thấy bà đã vệ sinh ra cả giường nên tôi lại vội vàng dọn. Con cái không có, họ hàng phần nhiều đã mất hết nên anh chị em trong xóm phân công giúp hai mẹ con bà. Cả một đời tần tảo nuôi con thế mà đến cuối đời lại bệnh tật thế, hàng xóm chúng tôi ai cũng thấy xót xa”
Những tháng ngày cuối đời buồn tủi của một vợ liệt sỹ ở huyện Phúc Thọ
Trong câu chuyện với tôi, tất cả mọi người còn một điều vô cùng ái ngại đó là nỗi lo một mai khi bà nằm xuống rồi, ai sẽ là người chăm sóc cô Tính. Không đành lòng nhìn cô như thế nhưng hoàn cảnh nhà ai cũng khổ nên bản thân họ cũng không thể nuôi được. Trao đổi với trưởng thôn Nguyễn Thị Huyền, cô cũng cho biết “Chính quyền địa phương cũng đã nhiều lần đến thăm hỏi, giúp đỡ nhưng hoàn cảnh hai mẹ con bà Phương khổ quá nên cũng chẳng thấm vào đâu. Hoàn cảnh của hai mẹ con bà Phương phải có người thân thích bên cạnh mới giúp đỡ, chứ địa phương thì chỉ giúp đỡ được lúc ngặt nghèo mà thôi.”
http://dantri.com.vn/c167/s167-519510/canh-coi-cut-cua-vo-liet-sy-voi-dua-con-ngay-dai.htm