Tiêu chảy kéo dài có liên quan đến bệnh đại tràng?

98
0
16

hatenanews

Member
Bệnh tiêu chảy ở giai đoạn đầu thường chỉ có dấu hiệu đi ngoài phân lỏng, cơ thể mất nước trầm trọng. Có rất nhiều người chủ quan cho rằng do món ăn gần đây nhất không hợp với mình khiến tiêu hóa khó khăn gây đau bụng tiêu chảy. Nhưng thực tế là nếu bệnh tiêu chảy kéo dài trong vài tháng với tần số lớn thì đó là biểu hiện của bệnh viêm đại tràng.



Tiêu chảy là dấu hiệu báo động Hội chứng ruột kích thích

- Người bình thường thì đi đại tiện 2-3 ngày một lần và phân sẽ không có biểu hiện đặc biệt. Tuy nhiên, một người mắc bệnh thì số lần đại tiện nhiều hơn, phân lỏng. Nếu bệnh tiêu chảy cấp tính thì có nghĩa là bạn đã để thời gian bệnh tồn tại trong một thời gian dài đến vài tuần và cân nặng cũng có sự thay đổi.
- Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy có thể chia thành hai nhóm dễ dẫn biết như sau: Thứ nhất, có thể bạn đang mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) và không hề có các tổn thương tại ruột. Nếu mắc chứng bệnh này thì việc phân đại tiện của người bệnh có thể phân lỏng, phân không ra máu mà có thể có chấy nhày. Bụng luôn đau âm ỉ có lúc lại cuồn cuộn và luôn có cảm giác đại tiện chưa hết phân.
- Khi mắc hội chứng ruột kích thích thì rất dễ nhầm lẫn với dấu hiệu những bệnh khác. Thậm chí việc chuẩn đóa bệnh cũng khá khó bởi có thể nội soi đại tràng, xét nghiệm phân thấy rất bình thường không có dấu hiệu lạ. Cách tốt nhất là tiến hành kiểm tra nhiều lần và không nên dùng loại thuốc về tiêu hóa trước khi xét nghiệm bới có thể dẫn đến sai kết quả xét nghiệm.

Có thể bạn quan tâm: Những sai lầm khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy kéo dài

Tiêu chảy là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng
- Bệnh đại tràng rất thường hay gặp ở mọi lứa tuổi ở nước ta. Đây là căn bệnh xuất hiện do những thương tổn thực sự như do amip và ký sinh trùng gây lên, viêm loét đại tràng chảy máu, người mắc chứng bệnh Crohn… Nguyên nhân gây ra những tổn thương này là do đường ruột trong hệ tiêu hóa bị nhiễm các loại vi khuẩn gây nên hội chứng lỵ như salmonella, shigella… Đặc biệt, trong ruột có thể đang là nơi hoạt động của các loại kí sinh trùng như giun đũa, giun kim, các loại sán… Chúng bám ở thành ruột, ăn các chất dinh dưỡng và làm hại hệ tiêu hóa.
- Ngoài ra những tổn thương có thể mắc nếu người bệnh có chế độ ăn uống hàng ngày không điều độ, lại ăn nhiều các chất kích thích, khiến niêm mạc ruột chịu áp lực dẫn đến tổn thương. Chứng táo bón kéo dài cũng góp phần làm đại tràng nghiêm trọng hơn, tạo ra điều kiện để hình thành những tế bào ung thư đại tràng.
- Bệnh viêm đại tràng không chỉ báo hiệu tiêu chảy kéo dài, mà những triệu chứng khác cũng đi kèm đó là tức trướng bụng, đau âm ỉ ở phần dưới bụng hoặc đau dọc khung đại tràng. Bệnh sẽ càng nặng thêm và không thể chữa trị khỏi nếu người bệnh luôn lo lắng hoặc ăn uống kiêm khem một cách thái quá.
- Để phòng trị bệnh tiêu chảy nói riêng cũng như tất cả các bệnh về đường tiêu hóa nói chung thì mỗi người nên có một chế độ ăn uống khoa học, luôn ăn chín, uống sôi. Hạn chế các đồ ăn ôi thiu, các đồ ăn nhiễm khuẩn, không rõ nguồn gốc cũng như ăn đều thức ăn chứ không chỉ ăn một loại thức ăn. Trong quá trình dùng thuốc hỗ trợ đường tiêu hóa thì cần phải theo đơn của bác sĩ bởi có thể những tác dụng phụ của thuốc sẽ không tốt cho một bộ phận nào đó trong cơ quan tiêu hóa.
 
Top