[h=1]Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết[/h]
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra, bệnh lây lan do muỗi vằn Aedesaegypti hút máu người bệnh có chứa siêu vi rồi sang đốt người lành và truyền siêu vi gây bệnh.
Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của sốt xuất huyết là xuất huyết, gan lớn, có thể sốc dẫn đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa mưa, bệnh thường gặp ở vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém, ít gặp ở vùng đồi núi cao.
Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Mắc bệnh lần đầu gọi là sơ nhiễm, mắc bệnh lần thứ hai gọi là tái nhiễm. Kháng thể sáng siêu vi Dengue chỉ có tính bảo vệ với chính tuýp huyết thanh mắc phải, do đó bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm với các tuýp huyết thanh khác khi tái nhiễm (đã có sẵn kháng thể trong máu) hay ở trẻ còn bú (kháng thể của mẹ truyền sang). Có hai trường hợp có thể xảy ra: nếu có kháng thể trung hòa thì có thể bất hoạt siêu vi, nhưng nếu có kháng thể hưng phấn thì phản ứng xảy ra dữ dội tạo ra một chuỗi phản ứng đưa đến hiện tượng thoát huyết tương ra gian bào. Tình trạng thoát huyết tương làm cô đặc máu, giảm lưu lượng tuần hoàn, nếu huyết tương thoát mạch lớn hơn 20% thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng trụy tim mạch, sốc. Xuất huyết trong sốt xuất huyết Dengue có thể do các nguyên nhân: rối loạn đông máu, giảm số lượng tiểu cầu và thành mạch không bền, dễ vỡ.
[h=3]Các biểu hiện bệnh[/h] [h=3]
[/h]
Sốt xuất huyết Dengue có sốc: khởi phát giống như sốt xuất huyết không sốc, nhưng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 xảy ra tình trạng sốc với biểu hiện: chân tay lạnh, da lạnh, có khi tím tái, mạch quay nhẹ, khó bắt hoặc không bắt được mạch, huyết áp giảm kẹp không đo được, bệnh nhân đờ đẫn, có khi bứt rứt. Thời gian hồi phục màu da có khi kéo dài trên 2 giây. Sốc là tình trạng cấp cứu cần được truyền dịch kịp thời, thời gian truyền dịch từ 24 đến 48 giờ. Diễn tiến tùy trường hợp, có khi hồi phục nhanh, không xuất huyết thêm, có khi tái xuất nhiều lần, xuất huyết nặng, không đáp ứng với điều trị. Truyền dịch nhiều đưa đến tình trạng phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi số lượng nhiều gây phù phổi cấp, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
[h=3]Các mức độ bệnh[/h]
Độ I: sốt và dấu dây thắt dương tính
Độ II: Triệu chứng của độ I và xuất huyết tự nhiên ở một số nơi như da, niêm mạc ống tiêu hóa… Mạch, huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường.
Độ III: Ngoài các triệu chứng của độ I, độ II còn có tình trạng sốc với các biểu hiện mạch nhanh, nhẹ, huyết áp hạ hoặc kẹp, chi lạnh, bứt rứt.
Độ IV: tình trạng trụy tim mạch nặng với mạch và huyết áp không đo được.
Các phân loại này đã bỏ qua một số yếu tố như: suy hô hấp, suy các cơ quan như gan, tim, thần kinh…
Hiện nay, đang có đề nghị phân loại mới với các mức độ bệnh như sau:
[h=3]Tiêu chuẩn nhập viện[/h] Dấu hiệu thoát dịch: mất nước, không dung nạp dịch, mồ hôi nhiều, chân tay lạnh.
Dấu hiệu xuất huyết: xuất huyết tự nhiên không phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu.
Suy đa tạng: vàng da niêm, đau ngực, khó thở.
Cho đến nay, các nghiên cứu đều không chứng tỏ sử dụng corticoid ngăn được diễn tiến đến sốc.
Xuất huyết gây tử vong cao trên người lớn: truyền tiểu cầu có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm được biến chứng xuất huyết.
[h=3]Phòng ngừa[/h] Vệ sinh môi trường, dọn dẹp những nơi có nước đọng để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, tiêu diệt lăng quăng.Tránh muỗi đốt, phun thuốc trừ muỗi, ngủ mùng, nhất là trẻ em ngủ ban ngày.
“Trích từ khoemoingay.vn”
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh nhiễm cấp tính do siêu vi Dengue gây ra, bệnh lây lan do muỗi vằn Aedesaegypti hút máu người bệnh có chứa siêu vi rồi sang đốt người lành và truyền siêu vi gây bệnh.
Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của sốt xuất huyết là xuất huyết, gan lớn, có thể sốc dẫn đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời. Tại Việt Nam, bệnh xảy ra quanh năm, cao điểm là vào mùa mưa, bệnh thường gặp ở vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém, ít gặp ở vùng đồi núi cao.
Bệnh sốt xuất huyết có thể xảy ra ở cả trẻ em lẫn người lớn. Mắc bệnh lần đầu gọi là sơ nhiễm, mắc bệnh lần thứ hai gọi là tái nhiễm. Kháng thể sáng siêu vi Dengue chỉ có tính bảo vệ với chính tuýp huyết thanh mắc phải, do đó bệnh nhân vẫn có thể bị nhiễm với các tuýp huyết thanh khác khi tái nhiễm (đã có sẵn kháng thể trong máu) hay ở trẻ còn bú (kháng thể của mẹ truyền sang). Có hai trường hợp có thể xảy ra: nếu có kháng thể trung hòa thì có thể bất hoạt siêu vi, nhưng nếu có kháng thể hưng phấn thì phản ứng xảy ra dữ dội tạo ra một chuỗi phản ứng đưa đến hiện tượng thoát huyết tương ra gian bào. Tình trạng thoát huyết tương làm cô đặc máu, giảm lưu lượng tuần hoàn, nếu huyết tương thoát mạch lớn hơn 20% thì bệnh nhân sẽ rơi vào tình trạng trụy tim mạch, sốc. Xuất huyết trong sốt xuất huyết Dengue có thể do các nguyên nhân: rối loạn đông máu, giảm số lượng tiểu cầu và thành mạch không bền, dễ vỡ.
[h=3]Các biểu hiện bệnh[/h] [h=3]
Ảnh minh họa.
Sốt xuất huyết Dengue không sốc: bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kèm theo chán ăn, nôn ói, đau cơ, đau khớp, nhức đầu, đau họng, đau bụng vùng thượng vị nhất là hạ sườn phải, có thể sờ thấy gan to dưới bờ sườn phải. Xuất huyết xảy ra từ ngày thứ 2, thứ 3 dưới nhiều hình thức: xuất huyết dưới da ở nhiều nơi trên cơ thể dưới dạng tử ban điểm, nghiệm pháp dây thắt dương tính, xuất hiện vết bầm máu nơi tiêm và mảng xuất huyết. Bệnh nhân cũng có thể xuất huyết ở niêm mạc đường tiêu hóa (ói ra máu, đi tiêu ra máu), xuất huyết niêm mạc mũi, nướu răng. Diễn tiến tự nhiên, sau một tuần bệnh nhân sẽ hội phục, giảm sốt, tổng trạng khá, mạch và huyết áp ổn định.Sốt xuất huyết Dengue có sốc: khởi phát giống như sốt xuất huyết không sốc, nhưng từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 xảy ra tình trạng sốc với biểu hiện: chân tay lạnh, da lạnh, có khi tím tái, mạch quay nhẹ, khó bắt hoặc không bắt được mạch, huyết áp giảm kẹp không đo được, bệnh nhân đờ đẫn, có khi bứt rứt. Thời gian hồi phục màu da có khi kéo dài trên 2 giây. Sốc là tình trạng cấp cứu cần được truyền dịch kịp thời, thời gian truyền dịch từ 24 đến 48 giờ. Diễn tiến tùy trường hợp, có khi hồi phục nhanh, không xuất huyết thêm, có khi tái xuất nhiều lần, xuất huyết nặng, không đáp ứng với điều trị. Truyền dịch nhiều đưa đến tình trạng phù toàn thân, tràn dịch màng bụng, tràn dịch màng phổi số lượng nhiều gây phù phổi cấp, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong.
[h=3]Các mức độ bệnh[/h]
Ảnh minh họa.
Mức độ nặng nhẹ của bệnh được đánh giá theo phân độ như sau:Độ I: sốt và dấu dây thắt dương tính
Độ II: Triệu chứng của độ I và xuất huyết tự nhiên ở một số nơi như da, niêm mạc ống tiêu hóa… Mạch, huyết áp vẫn trong giới hạn bình thường.
Độ III: Ngoài các triệu chứng của độ I, độ II còn có tình trạng sốc với các biểu hiện mạch nhanh, nhẹ, huyết áp hạ hoặc kẹp, chi lạnh, bứt rứt.
Độ IV: tình trạng trụy tim mạch nặng với mạch và huyết áp không đo được.
Các phân loại này đã bỏ qua một số yếu tố như: suy hô hấp, suy các cơ quan như gan, tim, thần kinh…
Hiện nay, đang có đề nghị phân loại mới với các mức độ bệnh như sau:
[h=3]Tiêu chuẩn nhập viện[/h] Dấu hiệu thoát dịch: mất nước, không dung nạp dịch, mồ hôi nhiều, chân tay lạnh.
Dấu hiệu xuất huyết: xuất huyết tự nhiên không phụ thuộc vào số lượng tiểu cầu.
Suy đa tạng: vàng da niêm, đau ngực, khó thở.
Cho đến nay, các nghiên cứu đều không chứng tỏ sử dụng corticoid ngăn được diễn tiến đến sốc.
Xuất huyết gây tử vong cao trên người lớn: truyền tiểu cầu có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm được biến chứng xuất huyết.
[h=3]Phòng ngừa[/h] Vệ sinh môi trường, dọn dẹp những nơi có nước đọng để không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, tiêu diệt lăng quăng.Tránh muỗi đốt, phun thuốc trừ muỗi, ngủ mùng, nhất là trẻ em ngủ ban ngày.
“Trích từ khoemoingay.vn”