metyruoi
Active Member
Sau này, trò chuyện với các cựu tù, tôi mới biết, khi giết các chú, chúng còn chặt đứt đầu rồi mới quăng xuống hố. Chúng làm thế, để những tù chính trị chứng kiến mà hãi hùng, nhụt chí khí đấu tranh.
Trong những ngày đất nước tưng bừng chuẩn bị cho ngày Quốc khánh, tôi hòa vào dòng người xuống tàu cao tốc rời TP. Rạch Giá ra hòn đảo xinh đẹp Phú Quốc.
Những ngày này, các phương tiện đưa người ra Phú Quốc đều quá tải, không đáp ứng nổi. Phần lớn người ra đảo để nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp đảo ngọc, nhưng cũng có không ít cựu chiến binh muốn tìm lại ký ức kinh hoàng chưa bao giờ nguôi ngoai.
Nhà tù Phú Quốc gần như chẳng còn gì. Mọi thứ hầu như đều là phục dựng lại. Thế nhưng, những hình nộm mô tả cảnh tra tấn các chí sĩ yêu nước, cũng đủ làm bất cứ ai phải rùng mình sợ hãi.
Mô hình "chuồng cọp" nhốt tù binh cộng sản. Họ phải đứng, nằm, ngồi, lom khom... phơi nắng, mưa nhiều ngày trong một tư thế.
Những chiếc răng, những mảnh xương bánh chè, những chiếc đinh xuyên mẩu xương lượm được từ những nấm mồ tập thể, đã tố cáo một tội ác ghê rợn mà thế hệ trẻ chưa được biết đến, hoặc không thể tưởng tượng nổi.
Để thực hiện loạt phóng sự, dựng lại phần nào những cảnh tàn ác gầm trời có một ở nhà lao Phú Quốc, chúng tôi đã phải nhiều lần ra vào Phú Quốc, đi theo đội tìm kiếm, khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ, trong số 4.000 tù chính trị bị sát hại. Những cuộc khai quật đầy đau thương và nước mắt ấy, đã dựng lại những trang sử bi tráng về những chiến sĩ cộng sản.
Tôi đã có nhiều chuyến theo cô Vũ Thị Minh Nghĩa đi tìm mộ liệt sĩ và cho đến lúc này, tôi vẫn không lý giải nổi những bí ẩn trong tâm hồn cô. Cô từng có chồng con, có gia đình hạnh phúc, nhưng rồi một ngày, cô cưới vợ cho chồng, bỏ lại quê hương bản quán, một thân một mình vào Nam, rồi cứ lăn lộn hết rừng này đến núi nọ để tìm mộ, quy tập hài cốt liệt sĩ thất lạc.
Ngồi trong căn nhà đơn sơ, nơi âm khí và hài cốt vây quanh ở thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nhắc lại những cuộc đào bới hài cốt ở Phú Quốc, cô Nghĩa rưng rưng xúc động. Trong suốt cuộc đời cất bốc hài cốt, từ rừng núi, biển khơi, đến tận nước bạn Lào, Campuchia, nhưng chưa có cuộc khai quật nào khiến cô khóc nhiều đến vậy.
Cô Minh Nghĩa (ngoài cùng bên phải) cùng các chiến sĩ đội quy tập hài cốt tỉnh Kiên Giang đang bới đất tìm hài cốt liệt sĩ.
Thân phận các tù nhân chính trị Phú Quốc quá tàn khốc, quá thương tâm. Không đâu trên thế giới này mà con người đối xử với con người lại khủng khiếp như vậy. Từ những bộ hài cốt bị đóng đinh, xương bị đập bể vụn, sọ lìa khỏi xương sống, những hình ảnh tra tấn khủng khiếp các chiến sĩ cộng sản hiện hữu như thước phim rõ nét trước mắt cô.
Chúng tôi từng có mặt tại Phú Quốc vào đúng đợt cao điểm khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ tại những hố chôn tập thể. Trung tá Nguyễn Văn Cao, Đội phó Đội K92, tỉnh Kiên Giang, phải thốt lên rằng: “Chưa bao giờ đội K92 phải huy động nhiều nhân lực, máy móc cho cuộc khai quật như thế này. Xương cốt các anh tầng tầng lớp lớp, vùi sâu đến ngót chục mét trong lòng núi non hiểm trở, sỏi đá lèn chặt đến nỗi cuốc bổ quằn lưỡi”.
Tù nhân Nguyễn Văn Sắc bị bắn chết trong trại giam.
Tù nhân Lê Văn Hanh bị cố vấn Mỹ bắn chết sau khi thẩm vấn
Ban tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ được lập gồm 40 đồng chí, do đích thân Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban. Để chuẩn bị cho công cuộc đào bới này, họ phải khảo sát địa hình, phát quang, rà phá bom mìn, lên phương án tỉ mỉ suốt cả tháng trời.
Hố khai quật rộng cả trăm mét vuông được máy xúc, máy ủi bới ra. Cô Minh Nghĩa cùng các chiến sĩ trẻ nhảy xuống hố khai quật sâu tới 5m. Họ dùng chiếc bay nhỏ gạt từng lớp đất đen.
Linh cảm của người có mấy mươi năm cất bốc hài cốt nên nhìn màu đất là cô biết được có hài cốt hay không. Mọi công việc đều phải nhẹ nhàng, thận trọng. Cô và các chiến sĩ nhặt lên, xếp đủ 5 bộ xương người.
Bọn cai ngục dùng đinh dài 8cm đóng vào xương gót chân tù binh
Hố khai quật tiếp tục được đào sâu, mở rộng. Càng đào bới, càng đau thương, càng xót xa, càng căm phẫn. Hầm mộ thứ nhất tìm được tới 513 hài cốt, hầm mộ thứ hai phát hiện 508 hài cốt, hầm mộ thứ ba có 118 hài cốt, hầm mộ thứ tư là 80 hài cốt.
Tổng cộng, trong mấy tháng nếm mật nằm gai, bới từng nắm đất, cô Nghĩa và các chiến sĩ đội quy tập đào lên từ lòng đất sâu thẳm hơn 1.000 hài cốt vô danh. Đây là một kỳ tích chẳng biết nên vui hay buồn. Đến trời Phú Quốc cũng phải nổi cơn giông trút mưa sầu gió thảm.
Cô Minh Nghĩa giơ bàn tay gầy guộc cho tôi xem. Cuộc cất bốc hài cốt diễn ra đã mấy năm, nhưng di chứng chất độc hóa học ăn ruỗng tay cô, để lại sẹo nhẳng nhịt vẫn còn hiện rõ.
Những chiếc đinh vẫn còn trên sọ người. Tù binh này đã bị chúng đóng đinh vào đầu đến chết.
Mấy chục năm đi cất bốc liệt sĩ, chưa bao giờ cô thấy khủng khiếp và xót xa đến vậy. Khi máy xúc múc đất lên, lộ ra trắng xóa xương cốt, nhiều người chóng mặt, nôn nao, thậm chí ngất xỉu vì không chịu nổi mùi xác người yếm khí do chôn quá sâu, và mùi chất độc hóa học bay lên sau bao năm ủ kín dưới lòng đất.
Mọi người đưa găng tay cho cô, nhưng cô không dùng vì sờ xương cốt không thật. Thà đôi bàn tay sưng mọng vì nhiễm độc, chứ cô không chịu nổi chuyện bỏ sót xương cốt đồng đội.
Bọn địch thật quá tàn nhẫn. Đẩy các chiến sĩ cách mạng xuống hố sâu, chúng còn xả hàng tấn hóa chất để tiêu hủy da thịt, xương cốt các chiến sĩ cách mạng, để che giấu tội ác ngàn đời. Vậy nên, gạt lớp đất, nhìn thấy rành rành mẩu xương, nhưng khi nhặt lên, thì lập tức vỡ vụn. Xương cốt đã bị chất hóa học phân hủy.
Hố khai quật phát hiện mồ chôn tập thể cựu tù Phú Quốc
Cô Nghĩa đã khóc, cả trăm người tham gia cuộc khai quật cũng đã không cầm được nước mắt. Đầu lâu của các anh, các chú nằm một chỗ, thân thể nằm một nơi. Nhìn hài cốt, cô Nghĩa hiểu cả.
Sau này, trò chuyện với các cựu tù, tôi mới biết, khi giết các chú, chúng còn dùng xẻng, dùng dao chặt đứt đầu, rồi mới quăng xuống hố. Chúng làm thế, để những tù chính trị chứng kiến mà hãi hùng, nhụt chí khí đấu tranh.
Đào hết lớp xương thứ ba trong hố khai quật, thì gặp tảng đá khổng lồ. Mọi người nghĩ rằng, hố khai quật đã đến đáy, nhưng nhìn lớp đất, nhìn tảng đá, với sự nhạy cảm của mình, cô Minh Nghĩa tin rằng vẫn còn hài cốt.
Phải máy cẩu mới nhấc được tảng đá khổng lồ, nặng vài tấn lên khỏi hố. Giời ạ! Dưới tảng đá đó là vô số xương cốt vỡ vụn. Cả trăm thi thể được đùn xuống hố, chúng xả hóa chất xuống, lại còn vần tảng đá khổng lồ xuống hố nghiền nát thi thể các tù nhân.
Hơn ngàn hài cốt quy tập ở đảo Phú Quốc toàn liệt sĩ vô danh
Trong số hơn ngàn hài cốt được tìm thấy trong cuộc khai quật lịch sử trong tổng số 4.000 cựu tù đã bỏ mạng ở địa ngục trần gian, chỉ có duy nhất đồng chí Nguyễn Văn Khai, quê Thanh Hóa là có tên.
Sau này mọi người mới biết, khi chúng bắt tù nhân phải vác xác đồng đội mình đi chôn, một đồng chí đã nhanh tay viết tên đồng đội của mình, bọc vào nilon rồi nhét vào xác.
Trong buổi quy tập đau thương khủng khiếp ấy, chúng tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng thắt lòng khi bến tàu An Thới ngập tràn tiểu sành được chuyển từ đất liền ra. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã phải huy động cả mấy tỉnh thành mới có đủ số lượng tiểu sành chở ra đảo phục vụ cho cuộc khai quật hài cốt.
Cuộc khai quật hài cốt đau thương ngoài sức tưởng tượng ở Phú Quốc đã tái hiện cảnh tượng địa ngục trần gian một thời ở hòn đảo mà bây giờ người ta gọi là thiên đường du lịch.
Theo Phạm Ngọc Dương
VTC News
Trong những ngày đất nước tưng bừng chuẩn bị cho ngày Quốc khánh, tôi hòa vào dòng người xuống tàu cao tốc rời TP. Rạch Giá ra hòn đảo xinh đẹp Phú Quốc.
Những ngày này, các phương tiện đưa người ra Phú Quốc đều quá tải, không đáp ứng nổi. Phần lớn người ra đảo để nghỉ ngơi, thưởng lãm cảnh đẹp đảo ngọc, nhưng cũng có không ít cựu chiến binh muốn tìm lại ký ức kinh hoàng chưa bao giờ nguôi ngoai.
Nhà tù Phú Quốc gần như chẳng còn gì. Mọi thứ hầu như đều là phục dựng lại. Thế nhưng, những hình nộm mô tả cảnh tra tấn các chí sĩ yêu nước, cũng đủ làm bất cứ ai phải rùng mình sợ hãi.
Mô hình "chuồng cọp" nhốt tù binh cộng sản. Họ phải đứng, nằm, ngồi, lom khom... phơi nắng, mưa nhiều ngày trong một tư thế.
Những chiếc răng, những mảnh xương bánh chè, những chiếc đinh xuyên mẩu xương lượm được từ những nấm mồ tập thể, đã tố cáo một tội ác ghê rợn mà thế hệ trẻ chưa được biết đến, hoặc không thể tưởng tượng nổi.
Để thực hiện loạt phóng sự, dựng lại phần nào những cảnh tàn ác gầm trời có một ở nhà lao Phú Quốc, chúng tôi đã phải nhiều lần ra vào Phú Quốc, đi theo đội tìm kiếm, khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ, trong số 4.000 tù chính trị bị sát hại. Những cuộc khai quật đầy đau thương và nước mắt ấy, đã dựng lại những trang sử bi tráng về những chiến sĩ cộng sản.
Tôi đã có nhiều chuyến theo cô Vũ Thị Minh Nghĩa đi tìm mộ liệt sĩ và cho đến lúc này, tôi vẫn không lý giải nổi những bí ẩn trong tâm hồn cô. Cô từng có chồng con, có gia đình hạnh phúc, nhưng rồi một ngày, cô cưới vợ cho chồng, bỏ lại quê hương bản quán, một thân một mình vào Nam, rồi cứ lăn lộn hết rừng này đến núi nọ để tìm mộ, quy tập hài cốt liệt sĩ thất lạc.
Ngồi trong căn nhà đơn sơ, nơi âm khí và hài cốt vây quanh ở thị xã Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), nhắc lại những cuộc đào bới hài cốt ở Phú Quốc, cô Nghĩa rưng rưng xúc động. Trong suốt cuộc đời cất bốc hài cốt, từ rừng núi, biển khơi, đến tận nước bạn Lào, Campuchia, nhưng chưa có cuộc khai quật nào khiến cô khóc nhiều đến vậy.
Cô Minh Nghĩa (ngoài cùng bên phải) cùng các chiến sĩ đội quy tập hài cốt tỉnh Kiên Giang đang bới đất tìm hài cốt liệt sĩ.
Thân phận các tù nhân chính trị Phú Quốc quá tàn khốc, quá thương tâm. Không đâu trên thế giới này mà con người đối xử với con người lại khủng khiếp như vậy. Từ những bộ hài cốt bị đóng đinh, xương bị đập bể vụn, sọ lìa khỏi xương sống, những hình ảnh tra tấn khủng khiếp các chiến sĩ cộng sản hiện hữu như thước phim rõ nét trước mắt cô.
Chúng tôi từng có mặt tại Phú Quốc vào đúng đợt cao điểm khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ tại những hố chôn tập thể. Trung tá Nguyễn Văn Cao, Đội phó Đội K92, tỉnh Kiên Giang, phải thốt lên rằng: “Chưa bao giờ đội K92 phải huy động nhiều nhân lực, máy móc cho cuộc khai quật như thế này. Xương cốt các anh tầng tầng lớp lớp, vùi sâu đến ngót chục mét trong lòng núi non hiểm trở, sỏi đá lèn chặt đến nỗi cuốc bổ quằn lưỡi”.
Tù nhân Nguyễn Văn Sắc bị bắn chết trong trại giam.
Tù nhân Lê Văn Hanh bị cố vấn Mỹ bắn chết sau khi thẩm vấn
Ban tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ được lập gồm 40 đồng chí, do đích thân Phó Chủ tịch tỉnh Kiên Giang làm trưởng ban. Để chuẩn bị cho công cuộc đào bới này, họ phải khảo sát địa hình, phát quang, rà phá bom mìn, lên phương án tỉ mỉ suốt cả tháng trời.
Hố khai quật rộng cả trăm mét vuông được máy xúc, máy ủi bới ra. Cô Minh Nghĩa cùng các chiến sĩ trẻ nhảy xuống hố khai quật sâu tới 5m. Họ dùng chiếc bay nhỏ gạt từng lớp đất đen.
Linh cảm của người có mấy mươi năm cất bốc hài cốt nên nhìn màu đất là cô biết được có hài cốt hay không. Mọi công việc đều phải nhẹ nhàng, thận trọng. Cô và các chiến sĩ nhặt lên, xếp đủ 5 bộ xương người.
Bọn cai ngục dùng đinh dài 8cm đóng vào xương gót chân tù binh
Hố khai quật tiếp tục được đào sâu, mở rộng. Càng đào bới, càng đau thương, càng xót xa, càng căm phẫn. Hầm mộ thứ nhất tìm được tới 513 hài cốt, hầm mộ thứ hai phát hiện 508 hài cốt, hầm mộ thứ ba có 118 hài cốt, hầm mộ thứ tư là 80 hài cốt.
Tổng cộng, trong mấy tháng nếm mật nằm gai, bới từng nắm đất, cô Nghĩa và các chiến sĩ đội quy tập đào lên từ lòng đất sâu thẳm hơn 1.000 hài cốt vô danh. Đây là một kỳ tích chẳng biết nên vui hay buồn. Đến trời Phú Quốc cũng phải nổi cơn giông trút mưa sầu gió thảm.
Cô Minh Nghĩa giơ bàn tay gầy guộc cho tôi xem. Cuộc cất bốc hài cốt diễn ra đã mấy năm, nhưng di chứng chất độc hóa học ăn ruỗng tay cô, để lại sẹo nhẳng nhịt vẫn còn hiện rõ.
Những chiếc đinh vẫn còn trên sọ người. Tù binh này đã bị chúng đóng đinh vào đầu đến chết.
Mấy chục năm đi cất bốc liệt sĩ, chưa bao giờ cô thấy khủng khiếp và xót xa đến vậy. Khi máy xúc múc đất lên, lộ ra trắng xóa xương cốt, nhiều người chóng mặt, nôn nao, thậm chí ngất xỉu vì không chịu nổi mùi xác người yếm khí do chôn quá sâu, và mùi chất độc hóa học bay lên sau bao năm ủ kín dưới lòng đất.
Mọi người đưa găng tay cho cô, nhưng cô không dùng vì sờ xương cốt không thật. Thà đôi bàn tay sưng mọng vì nhiễm độc, chứ cô không chịu nổi chuyện bỏ sót xương cốt đồng đội.
Bọn địch thật quá tàn nhẫn. Đẩy các chiến sĩ cách mạng xuống hố sâu, chúng còn xả hàng tấn hóa chất để tiêu hủy da thịt, xương cốt các chiến sĩ cách mạng, để che giấu tội ác ngàn đời. Vậy nên, gạt lớp đất, nhìn thấy rành rành mẩu xương, nhưng khi nhặt lên, thì lập tức vỡ vụn. Xương cốt đã bị chất hóa học phân hủy.
Hố khai quật phát hiện mồ chôn tập thể cựu tù Phú Quốc
Cô Nghĩa đã khóc, cả trăm người tham gia cuộc khai quật cũng đã không cầm được nước mắt. Đầu lâu của các anh, các chú nằm một chỗ, thân thể nằm một nơi. Nhìn hài cốt, cô Nghĩa hiểu cả.
Sau này, trò chuyện với các cựu tù, tôi mới biết, khi giết các chú, chúng còn dùng xẻng, dùng dao chặt đứt đầu, rồi mới quăng xuống hố. Chúng làm thế, để những tù chính trị chứng kiến mà hãi hùng, nhụt chí khí đấu tranh.
Đào hết lớp xương thứ ba trong hố khai quật, thì gặp tảng đá khổng lồ. Mọi người nghĩ rằng, hố khai quật đã đến đáy, nhưng nhìn lớp đất, nhìn tảng đá, với sự nhạy cảm của mình, cô Minh Nghĩa tin rằng vẫn còn hài cốt.
Phải máy cẩu mới nhấc được tảng đá khổng lồ, nặng vài tấn lên khỏi hố. Giời ạ! Dưới tảng đá đó là vô số xương cốt vỡ vụn. Cả trăm thi thể được đùn xuống hố, chúng xả hóa chất xuống, lại còn vần tảng đá khổng lồ xuống hố nghiền nát thi thể các tù nhân.
Hơn ngàn hài cốt quy tập ở đảo Phú Quốc toàn liệt sĩ vô danh
Trong số hơn ngàn hài cốt được tìm thấy trong cuộc khai quật lịch sử trong tổng số 4.000 cựu tù đã bỏ mạng ở địa ngục trần gian, chỉ có duy nhất đồng chí Nguyễn Văn Khai, quê Thanh Hóa là có tên.
Sau này mọi người mới biết, khi chúng bắt tù nhân phải vác xác đồng đội mình đi chôn, một đồng chí đã nhanh tay viết tên đồng đội của mình, bọc vào nilon rồi nhét vào xác.
Trong buổi quy tập đau thương khủng khiếp ấy, chúng tôi đã được chứng kiến một cảnh tượng thắt lòng khi bến tàu An Thới ngập tràn tiểu sành được chuyển từ đất liền ra. Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Kiên Giang đã phải huy động cả mấy tỉnh thành mới có đủ số lượng tiểu sành chở ra đảo phục vụ cho cuộc khai quật hài cốt.
Cuộc khai quật hài cốt đau thương ngoài sức tưởng tượng ở Phú Quốc đã tái hiện cảnh tượng địa ngục trần gian một thời ở hòn đảo mà bây giờ người ta gọi là thiên đường du lịch.
Theo Phạm Ngọc Dương
VTC News