- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Đấy là mong ước của người mẹ già hơn 30 năm nay, trong căn nhà nhỏ vẫn gồng mình kiếm từng bữa cơm nuôi đứa con bị tâm thần. Giờ đây sức khỏe ngày một yếu đi, bà mang nặng nỗi lo về đứa con không nơi nương tựa khi mình về với tổ tiên.
Chúng tôi tìm đến nhà bà Chu Thị Na ở số nhà 148, tổ 13, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Trong một chiều mưa giá lạnh, đúng lúc bà đang cho đứa con bị bệnh tâm thần của mình ăn cơm.
Bà Na đang luồn cơm qua song sắt cho con ăn.
Một cảnh tượng khiến ai nhìn thấy cũng phải đau lòng. Buộc sợi dây vào chiếc cạp lồng, người mẹ già rón rén luồn từng miếng cơm qua song sắt rỉ sét cho đứa con tội nghiệp của mình.
Bà Na kể: “Cứ phải nhốt nó lại, không dám mở cửa ra, lại gần cứ nhìn thấy người là nó đập, nó đánh, la hét đập phá, thoát ra được thì đi lang thang đầu đường xó chợ không về nhà…”.
Sinh hạ được bốn người con, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên kẻ Bắc người Nam. Con gái thứ hai vào Nam làm cửu vạn rồi lấy chồng luôn trong đấy, từ khi đi đến giờ số lần về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay, đứa thứ ba cũng phiêu bạt rồi xây dựng gia đình ở Thái Bình, con gái út thì vợ chồng li hôn giờ nuôi hai con nhỏ.
Anh Hà suốt ngày chỉ ngồi trong song sắt la hét.
Còn anh Nguyễn Mạnh Hà con trai đầu của bà sinh năm 1969 từng học hết cấp ba ở trường Biên Hòa, là đứa con mà vợ chồng bà Na đặt nhiều hy vọng nhất lại bỗng dưng bị tâm thần, đang sống cùng bà trong căn nhà cũ kỹ.
Gạt hàng nước mắt lăn trên gò má gầy gò, người mẹ già sụt sùi: “Tưởng nó là đứa được ăn học đầy đủ, lại được rèn luyện qua bộ đội thì sẽ thành đạt hơn các em nó, ai ngờ…”.
Bà Thơm, một người hàng xóm gần nhà tâm sự: “Ở đây tôi chưa thấy ai khổ như bà Na, năm nay đã gần 70 tuổi rồi nhưng hàng ngày vẫn cứ phải lo cơm nước, giặt dũ cho con tâm thần…”.
Khi mới sinh ra anh Hà cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, được ăn học đầy đủ, nhưng khi đi bộ đội về được ít năm thì đột nhiên bị bệnh tâm thần, nói năng lảm nhảm, đi lang thang cả ngày. Năm nay đã gần 70 tuổi nhưng bà Na vẫn phải nuôi con tâm thần 42 tuổi, lại mắc nhiều bệnh tật trong người nên bà không đi làm thêm được việc gì, cả ngày chỉ ở nhà quanh quẩn trông con.
Cuộc sống của hai mẹ con chỉ trông cậy vào đồng lương hưu ít ỏi của bà và 257.000 đ tiền trợ cấp của anh Hà. Hàng xóm thương cảm động viên giúp đỡ nhưng cũng chỉ được phần nào.
Ông Phạm Xuân Thu, Bí thư Chi bộ tổ 13, phường Trần Hưng Đạo tâm sự: “Hai mẹ bà Na khổ lắm, mẹ già yếu con thì tâm thần, la hét đập phá suốt ngày suốt đêm, nhìn thấy mà tội nghiệp. Mong sao có tổ chức nào đấy hỗ trợ cho hai mẹ con bà đỡ khổ…”.
Gần 70 tuổi nhưng bà Na vẫn phải giặt quần áo cho con hơn 40 tuổi.
Chồng qua đời gần ba năm nay, giờ chỉ còn hai mẹ con thì con lại bị tâm thần. Lúc mới bị bệnh, gia đình cũng chắt bóp tiền đưa con đi khám vài lần, nhưng vì gia cảnh khó khăn nên đành chấp nhận nhìn con sống trong cảnh bệnh tật hành hạ.
Nhìn ra ngoài sân, trời đã nhá nhem tối, trước mặt chúng tôi là người đàn bà khốn khổ đang lấy tay áo dụi hai con mắt ướt nhèm tâm sự: “Giờ đã già rồi tôi cũng không dám mong ước gì nhiều, chỉ mong sao con mình được vào viện ở để nó có nơi nương tựa khi không còn tôi nữa và một bữa cơm có mặt cả hai mẹ con…”.
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s167-547247/toi-chi-uoc-con-toi-duoc-vao-trai-tam-than.htm
P/s: Moị sự đóng góp hảo tâm của các bạn xin hãy vào link nguồn của bài viết, xin thay mặt gia đình bác gửi lời tri ân đến toàn thể ACE đã giúp đỡ cũng như xem bài viết này.
Chúng tôi tìm đến nhà bà Chu Thị Na ở số nhà 148, tổ 13, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Trong một chiều mưa giá lạnh, đúng lúc bà đang cho đứa con bị bệnh tâm thần của mình ăn cơm.
Bà Na đang luồn cơm qua song sắt cho con ăn.
Một cảnh tượng khiến ai nhìn thấy cũng phải đau lòng. Buộc sợi dây vào chiếc cạp lồng, người mẹ già rón rén luồn từng miếng cơm qua song sắt rỉ sét cho đứa con tội nghiệp của mình.
Bà Na kể: “Cứ phải nhốt nó lại, không dám mở cửa ra, lại gần cứ nhìn thấy người là nó đập, nó đánh, la hét đập phá, thoát ra được thì đi lang thang đầu đường xó chợ không về nhà…”.
Sinh hạ được bốn người con, nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên kẻ Bắc người Nam. Con gái thứ hai vào Nam làm cửu vạn rồi lấy chồng luôn trong đấy, từ khi đi đến giờ số lần về thăm nhà chỉ đếm trên đầu ngón tay, đứa thứ ba cũng phiêu bạt rồi xây dựng gia đình ở Thái Bình, con gái út thì vợ chồng li hôn giờ nuôi hai con nhỏ.
Anh Hà suốt ngày chỉ ngồi trong song sắt la hét.
Còn anh Nguyễn Mạnh Hà con trai đầu của bà sinh năm 1969 từng học hết cấp ba ở trường Biên Hòa, là đứa con mà vợ chồng bà Na đặt nhiều hy vọng nhất lại bỗng dưng bị tâm thần, đang sống cùng bà trong căn nhà cũ kỹ.
Gạt hàng nước mắt lăn trên gò má gầy gò, người mẹ già sụt sùi: “Tưởng nó là đứa được ăn học đầy đủ, lại được rèn luyện qua bộ đội thì sẽ thành đạt hơn các em nó, ai ngờ…”.
Bà Thơm, một người hàng xóm gần nhà tâm sự: “Ở đây tôi chưa thấy ai khổ như bà Na, năm nay đã gần 70 tuổi rồi nhưng hàng ngày vẫn cứ phải lo cơm nước, giặt dũ cho con tâm thần…”.
Khi mới sinh ra anh Hà cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, được ăn học đầy đủ, nhưng khi đi bộ đội về được ít năm thì đột nhiên bị bệnh tâm thần, nói năng lảm nhảm, đi lang thang cả ngày. Năm nay đã gần 70 tuổi nhưng bà Na vẫn phải nuôi con tâm thần 42 tuổi, lại mắc nhiều bệnh tật trong người nên bà không đi làm thêm được việc gì, cả ngày chỉ ở nhà quanh quẩn trông con.
Cuộc sống của hai mẹ con chỉ trông cậy vào đồng lương hưu ít ỏi của bà và 257.000 đ tiền trợ cấp của anh Hà. Hàng xóm thương cảm động viên giúp đỡ nhưng cũng chỉ được phần nào.
Ông Phạm Xuân Thu, Bí thư Chi bộ tổ 13, phường Trần Hưng Đạo tâm sự: “Hai mẹ bà Na khổ lắm, mẹ già yếu con thì tâm thần, la hét đập phá suốt ngày suốt đêm, nhìn thấy mà tội nghiệp. Mong sao có tổ chức nào đấy hỗ trợ cho hai mẹ con bà đỡ khổ…”.
Gần 70 tuổi nhưng bà Na vẫn phải giặt quần áo cho con hơn 40 tuổi.
Chồng qua đời gần ba năm nay, giờ chỉ còn hai mẹ con thì con lại bị tâm thần. Lúc mới bị bệnh, gia đình cũng chắt bóp tiền đưa con đi khám vài lần, nhưng vì gia cảnh khó khăn nên đành chấp nhận nhìn con sống trong cảnh bệnh tật hành hạ.
Nhìn ra ngoài sân, trời đã nhá nhem tối, trước mặt chúng tôi là người đàn bà khốn khổ đang lấy tay áo dụi hai con mắt ướt nhèm tâm sự: “Giờ đã già rồi tôi cũng không dám mong ước gì nhiều, chỉ mong sao con mình được vào viện ở để nó có nơi nương tựa khi không còn tôi nữa và một bữa cơm có mặt cả hai mẹ con…”.
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s167-547247/toi-chi-uoc-con-toi-duoc-vao-trai-tam-than.htm
P/s: Moị sự đóng góp hảo tâm của các bạn xin hãy vào link nguồn của bài viết, xin thay mặt gia đình bác gửi lời tri ân đến toàn thể ACE đã giúp đỡ cũng như xem bài viết này.