Tôn vinh 10 cá nhân, tổ chức thiện nguyện xuất sắc

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
[h=1]Tôn vinh 10 cá nhân, tổ chức thiện nguyện xuất sắc[/h] [h=2]Tối 24/9, cô gái ‘xương thủy tinh’ Huỳnh Thanh Thảo cùng 9 cá nhân, tổ chức có nhiều hoạt động tình nguyện tiêu biểu đã được Tập đoàn FPT trao giải thưởng Chim én 2011.[/h] Hơn 10 năm mở lớp học tình thương cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, cô gái “xương thủy tinh” Huỳnh Thanh Thảo (25 tuổi, ở Củ Chi, TP HCM) luôn tâm niệm “hạnh phúc là cho đi vì khi ấy ta nhận về cho mình niềm hạnh phúc nhân đôi”. Và với cô gái tật nguyền do hậu quả chất độc da cam thì hạnh phúc đơn giản chỉ là ước mong có được sức khỏe để bước tiếp trên con đường thiện nguyện.
Là giáo viên tiếng Anh bậc THPT có mức thu nhập khá cao nhưng cô giáo khuyết tật Bùi Thị Hồng Nga (53 tuổi, ở Cần Thơ) lại không theo đuổi con đường đã chọn mà quyết định rẽ ngang nhằm giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh. Sau 3 dự án, cô đã tạo việc làm cho hơn 100 người thiếu may mắn. Khi thấy những người được mình giúp đỡ “có tiền mua vàng”, cô cho biết rất hạnh phúc.
Từ khi còn là sinh viên ngành bác sĩ Thú y ở Tây Nguyên, Võ Tuấn Khải Huyền (23 tuổi, quê Tiền Giang) đã thành lập tổ chức thiện nguyện mang tên Nhân Việt nhằm sưởi ấm những mảnh đời khốn khó ở vùng đất đầy nắng và gió này. Tốt nghiệp đại học, Khải Huyền mang theo bầu nhiệt huyết trở lại quê nhà và mong muốn là một cánh én nhỏ để “sống là cho đâu nhận riêng mình”.
Từ một học sinh nhút nhát, chỉ sau 3 năm hoạt động thiện nguyện tại ĐH Kinh tế quốc dân, Võ Xuân Dũng (21 tuổi, quê Nghệ An) đã trở thành đầu tàu kết nối những trái tim tình nguyện, tổ chức nhiều chương trình xã hội như giúp đỡ người dân vùng lũ Hà Tĩnh, nạn nhân vụ sập mỏ đá Lèn Cờ (Nghệ An)… Điều đọng lại lớn nhất với những người đã tiếp xúc và biết đến Dũng là câu nói: “Tình nguyện nghĩa là khi ta hóa thân thành ngọn lửa, để cháy hết mình, truyền lửa cho cộng đồng và thắp sáng cuộc đời còn nhiều bất hạnh”.
5 cá nhân được trao giải thưởng Chim én 2011. Ảnh: Tiến Dũng.
Còn Đào Thị Quỳnh Trang (20 tuổi) sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo Trạm Tấu (Yên Bái), hàng ngày chứng kiến cảnh những đứa trẻ dân tộc thiếu thốn sách vở, quần áo ấm… Tình yêu quê hương, yêu những đứa trẻ nghèo đã thúc đẩy cô gái nhỏ nhắn với nụ cười luôn nở trên môi đến với hoạt động tình nguyện. Dự án “Nâng bước chân trẻ miền núi” của Trang và nhóm Cỏ Ba lá đã giúp ích rất nhiều cho cộng đồng, đặc biệt là trẻ em ở huyện Trạm Tấu.
Những thành tích trên đã giúp 5 cá nhân giành giải thưởng Chim én 2011, với phần thưởng 5 triệu đồng, một điện thoại FPT F99, kèm chứng nhận và kỷ niệm chương.
Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao 5 giải dành cho tổ chức hoạt động tình nguyện tiêu biểu năm 2010 (trị giá 10 triệu đồng và chứng nhận, kỷ niệm chương) cho CLB hoạt động xã hội Vì cộng đồng (TP HCM), nhóm tình nguyện Cỏ Ba lá (Yên Bái), tổ chức hoạt động xã hội Người Việt trẻ (Bình Dương), nhóm Nhân Việt, và nhóm tình nguyện Niềm tin (Hà Nội). Hai tổ chức và cá nhân được cộng đồng mạng đánh giá hiệu quả nhất cũng nhận được giải thưởng của chương trình.
Đặc biệt, Ban tổ chức đã trao tặng giải thưởng Nghị lực để vinh danh và tưởng nhớ “chàng trai cộng đồng” Vũ Trường An vừa qua đời vì bệnh ung thư máu. Dù cơn đau liên tục hoành hành nhưng Trường An vẫn cố gắng theo đuổi dự án “Niềm tin và Hy vọng” nhằm giúp đỡ trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo tại khoa Nhi (Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương). Chiều 23/7 vừa qua, chàng trai 25 tuổi đã ra đi để lại dự án còn dang dở.
Bà Trương Thanh Thanh, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định Giải thưởng Chim én 2011 cho biết, các hồ sơ lọt vào giai đoạn 3 đều được đánh giá cao về chất lượng, đều là các tổ chức, cá nhân đã và đang hoạt động hết mình vì cộng đồng. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động thiện nguyện trong xã hội, đặc biệt có sự tham gia ngày càng đông đảo của bạn trẻ.
Ông Phan Văn Mãi, Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đánh giá cao giải thưởng Chim én 2011 và cho rằng: “Đây chính là gợi ý để chúng tôi tổ chức các chương trình thiện nguyện tốt hơn, nhằm tôn vinh các giá trị chúng ta đang xây dựng và theo đuổi, cùng nhau chia sẻ và mang đến niềm vui cho người khác”.
Giải thưởng Chim én lần đầu tiên được tổ chức năm 2009, do Tập đoàn FPT khởi xướng và tổ chức. Hiện, mạng lưới vicongdong.vn đã quy tụ được 300 nhóm tình nguyện viên tham gia hoạt động, với gần 35.000 thành viên là các tình nguyện viên trên toàn quốc. Đây thực sự trở thành ngôi nhà chung của cộng đồng thiện nguyện Việt Nam.
Giải thưởng Chim én 2011 được phát động từ ngày 8/6/2011 trên website vicongdong.vn, với sứ giả là Hoa hậu Ngọc Hân. Sau 3 tháng, giải thưởng thu hút được 94 hồ sơ của các cá nhân và tổ chức hoạt động thiện nguyện trên cả nước.
Tiến Dũng
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tôn vinh 10 cá nhân, tổ chức thiện nguyện xuất sắc

[h=1]Mỗi ngày trôi qua là một ngày ý nghĩa'[/h] [h=2]Suốt hơn 10 năm miệt mài dạy học trẻ em nghèo, cô giáo "xương thủy tinh" Thanh Thảo nặng 23 kg cho hay, một ngày trôi qua với chị là một ngày vui, ý nghĩa.
> Cậu bé bị bỏng bom Napal và ước mơ vì cộng đồng[/h] Ngày 25/6, hơn 100 thành viên ở các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện miền Nam đã tham gia chương trình giao lưu và giới thiệu giải thưởng Chim én 2011 tại Trung tâm Văn hóa Phú Nhuận (TP HCM). Phó chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Thanh Thanh cho hay, mỗi năm đều rất xúc động khi chứng kiến nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn chung tay giúp đỡ, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn.
FPT muốn dựa vào sức mạnh công nghệ hàng đầu để kết nối tất cả các bạn từ các câu lạc bộ, đội nhóm thiện nguyện thành một cộng đồng lớn. Từ đó, chúng ta sẽ có sức mạnh lớn để làm những điều tốt đẹp hơn dành cho xã hội", bà Trương Thanh Thanh chia sẻ.
Bà Trương Thanh Thanh giao lưu cùng cô giáo "xương thủy tinh" Thanh Thảo nặng 23 kg.
Trong buổi giao lưu, nhiều người bất ngờ trước sự có mặt của "Én nhỏ phương Nam" - Thanh Thảo - cô gái đang mang trong mình căn bệnh xương thủy tinh.
Thanh Thảo sinh ra và lớn lên tại Ấp Ràng (Củ Chi). Bị di chứng chất độc da cam nên 9 năm đầu đời, Thảo phải nằm ngửa như một đứa trẻ sơ sinh. Mỗi ngày trôi qua là thêm một ngày Thảo phải chiến đấu với cơn đau. Nhưng điều này cũng không làm Thảo nhụt chí, cô vẫn quyết vươn lên, mở lớp dạy học dành cho các em nhỏ, nhà nghèo không có điều kiện đến trường biết đọc, viết.
Suốt 10 năm qua, chỉ với một tấm phản, một tủ sách được quyên góp từ các bạn thiện nguyện, Thanh Thảo vẫn miệt mài dạy chữ cho trẻ em nghèo. Năm 2010, Thảo được bình chọn là một trong những đại diện tiêu biểu trong phong trào thi đua yêu nước, và thường được mọi người gọi dưới cái tên thân thương: "Cô Ba Ấp Ràng".
Trước chuyến đi TP HCM tham gia giao lưu, Thảo vừa bị ngã và vết thương vẫn đau nhưng trên mặt "én nhỏ" luôn nở nụ cười rất tươi vui. Cô chia sẻ: "Xương của tôi rất dễ gãy nên ba mẹ tôi lo lắng, can ngăn không muốn tôi vượt qua 45 km để đến Sài Gòn. Nhưng một ngày trôi qua cũng là một ngày tôi chọn, một ngày vui, ý nghĩa, tôi không chọn một ngày tuyệt vọng. Vì vậy, điều thôi thúc tôi đến đây là tình yêu - tình yêu đối với con đường tôi đang đi".
Ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia các chương trình thiện nguyện vì cộng đồng.
Chia sẻ khó khăn của các nhóm tình nguyện, Võ Tuấn Khải Quyền - Chủ nhiệm CLB Nhân Việt (Tiền Giang) nói: "Khó khăn lớn nhất của chúng tôi hiện nay là kinh tế và các CLB tại miền Nam chưa có một 'mái nhà chung' để tụ hội".
Đồng quan điểm, Quỳnh Anh - Phụ trách đối ngoại CLB Người Việt Trẻ, tham gia giải thưởng Chim én 3 năm liền, cho hay, các hoạt động đội nhóm từ thiện trong miền Nam chưa có sự liên kết. Và chị hy vọng năm nay sẽ có khởi đầu mới, tìm được mối liên kết vững mạnh.
Giải thưởng Chim én 2011 được Tập đoàn FPT tổ chức trên trang web www.vicongdong.vn nhằm tôn vinh những tổ chức và cá nhân hoạt động vì cộng đồng tiêu biểu trong năm 2010. Sứ giả của giải thưởng là Hoa hậu Việt Nam 2010 - Đặng Thị Ngọc Hân.
Tâm Phúc
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Tôn vinh 10 cá nhân, tổ chức thiện nguyện xuất sắc

Những trái tim thiện nguyện không già [h=2]Năm nay đã 62 tuổi nhưng ông Nguyễn Phú Cương không ngại trèo đèo, lội suối để có thể đưa đến tận tay các em nhỏ ở thôn bản vùng sâu những phần quà Trung thu.[/h] Năm 2005, trong một lần gặp gỡ với Nguyễn Công Hùng, người khuyết tật đã vượt lên số phận và trở thành hiệp sĩ Công nghệ Thông tin, ông Cương quyết định cùng chàng trai này thành lập Trung tâm Nghị lực sống để giúp đỡ những người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn.

Tuổi cao, nhưng tình nguyện viên Phú Cương vẫn tham gia tích cực vào hầu hết hoạt động của Trung tâm dù chương trình đó được tổ chức tại Hà Nội, hay ở các tỉnh xa xôi… Trung thu vừa rồi, Trung tâm Nghị lực sống có chuyến tình nguyện Yên Bái. Để trao bánh kẹo, áo ấm đến tận tay những em nhỏ, ông đã vượt hơn 7 km đường rừng, trèo đèo lội suối. "Nhưng được nhìn thấy niềm vui trong mắt bọn trẻ là tôi dường như quên hết mệt nhọc”, ông Cương tâm sự.

Ông Cương trong một hoạt động tình nguyện Áo ấm cho người khó tại Sơn La. Ảnh: vicongdong.vn
Năm 2010 ông Cương tham gia làm điều phối viên cho dự án Chuồn chuồn tre. Những con chuồn chuồn tre được sản xuất bởi người khuyết tật, sau đó đem bán tại Nhật Bản. Doanh thu sẽ dành để hỗ trợ học sinh THPT có hoàn cảnh khó khăn. Điều khiến ông tâm đắc nhất khi tham gia dự án này là cách làm đơn giản, không phô trương nhưng mang lại hiệu quả cao.
Nhiều người đùa bảo “Già rồi mà còn theo mấy đứa trẻ đi tình nguyện”, hay có người hỏi “Làm thế được gì không?”, ông chỉ chia sẻ giản dị: “Tôi được rất nhiều, được niềm vui, niềm hạnh phúc cho những mảnh đời còn gặp khó khăn”. Luôn vui vẻ và tràn đầy năng lượng, sự có mặt của tình nguyện viên cao tuổi Nguyễn Phú Cường luôn là nguồn động viên tinh thần lớn cho những thành viên trong đoàn.
Giống ông Cương, bà Lê Thị Thu Yến cũng rất tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện. Sinh năm 1952, từng là nữ hộ sinh, nhưng tai nạn giao thông năm 1995 đã làm cho bà bị liệt chân trái. Không chịu đầu hàng số phận, bà đã tham gia xây dựng một trung tâm hỗ trợ cho người khuyết tật và những người kém may mắn.
Bà Thu Yến hào hứng bên những quyển truyện 3D sẽ dành tặng cho em nhỏ chùa Bồ Đề. Ảnh: Yến Hoa.
Đến năm 2005, bà thành lập Trung tâm dạy nghề và đào tạo việc làm nhân đạo Hải Yến. Bên cạnh việc truyền dạy nghề nghiệp và những kỹ năng sống cho người khuyết tật, bà còn là Chi hội trưởng Chi hội người khuyết tật phường Tân Mai (Hoàng Mai, Hà Nội). Từ đó, bà thường xuyên tham gia tích cực vào việc tuyên truyền khích lệ người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.
Thời gian gần đây, hàng tuần bà đều đến chùa Bồ Đề, mua sách, kể chuyện cho các em nhỏ. Với bà, giáo dục tâm hồn cho trẻ nhỏ là điều cần làm đầu tiên và không gì làm tốt hơn là những câu chuyện cổ tích.
Bà Yến kể, trung tâm nhân đạo do bà thành lập hoạt động không hiệu quả nên đã mất một số tiền lớn. Gia đình cũng không ít lần lục đục tưởng chừng đi đến tan vỡ. "Nhưng dù có gặp nhiều khó khăn, tôi chưa bao giờ có ý định dừng công việc tình nguyện của mình lại. Thiện nguyện dành cho tất cả xã hội, và những người làm tình nguyện thì không có tuổi", bà chia sẻ.
Hiện bà Yến ấp ủ kế hoạch dạy tin học miễn phí cho các bạn khuyết tật, bởi chỉ có công nghệ thông tin mới giúp người khuyết tật tiếp xúc với thế giới. Bà cũng dự định mở lớp dạy nghề tại chùa Pháp Vân, chùa Bồ Đề, hiến tặng toàn bộ bộ sách Đông y cho cộng đồng và xây dựng thư viện Đông y…
Yến Hoa
 
Top