metyruoi
Active Member
Nhiều người thế hệ đầu 9X, 8X hay những thế hệ cứng tuổi hoặc đã già chắc còn nhớ những tiếng rao: ai kẹo kéo đê! Thế là lũ trẻ con ba chân bốn cẳng tìm những món đồ đồng nát (ve chai), thậm chí cả tóc rối đi đổi kẹo kéo. Bây giờ có khắc khoải mãi cũng không được nghe tiếng rao ấy, không được cầm trên tay cục kẹo kéo bé xíu mà ăn được cả buổi sáng.
Xã hội hiện đại, bánh kẹo đủ loại cũng chẳng hấp dẫn được nhiều người. Gọi là ăn để vui mồm. Ăn xong rồi quên.
Chớm lạnh, nhớ kẹo kéo, kẹo lạc, kẹo dồi. Kiếm một quán xá vỉa hè nào đó để ngồi nhấm nháp kẹo lạc, kẹo dồi thấy thật ấm lòng. Tưởng không trên đời này không còn món kẹo nào ngon hơn thế nữa!
Trà đá có mặt ở khắp mọi nơi: những làng sinh viên, xóm trọ, căng tin quanh các trường, những bến xe, ga tàu, góc phố yên tĩnh... nhưng thịnh hành nhất là trên trên khắp các vỉa hè Hà Nội - nơi thả tầm mắt ngắm các cụ già đánh cờ mà ngỡ chiều ngủ quên trên ở một hẻm nhỏ nào đó. Quán hàng rong trà đá đơn giản và nghèo nghèo. Một cụ già, một chị phụ nữ luống tuổi hay một bác trung niên bên với vài ba chiếc ghế nhựa, cây thuốc bóc dở, đôi lọ kẹo lạc, kẹo bi xanh đỏ. Sang hơn còn có cả một cây điếu cầy để phục vụ các cụ nghiện khói thuốc lào.
Ảnh: meslab
Trai gái, già trẻ đổ ra hè phố ngồi uống trà đá, nhân trần như một thói quen. Cốc trà bình dân mà vơi đi cả cơn khát cùng sự khó chịu trong ngày hè nóng nực, cái oi nồng của nắng hạ còn kéo sang cả tiết trời đầu thu. Khách uống trà đông đảo và đủ mọi lứa tuổi, không phân địa vị, học vấn, đã tìm đến với trà đá thì đều bình dân và tình cảm như nhau. Cứ đến quán trà là cùng một câu cửa miệng: Cho cốc trà đá!
Trà đá - kẹo lạc không nằm trong thực đơn uống và thường vắng bóng trong những nhà hàng sang trọng. Tuy bắt nguồn từ Sài Gòn, nhưng hiện nay trà đá dần thống trị chốn vỉa hè, từ tỉnh lẻ đến thành phố sầm uất. Người ta tìm đến nó như một thói quen, nhấm nháp cái chan chát, rồi ngọt dần trong miệng mát xuống tận ruột, nhâm nhi vài cái kẹo lạc bùi ngậy, giòn tan trên trong miệng mà trút bỏ cùng nhau những chuyện “không đầu-không cuối”.
Một cốc trà đá ngon thường có màu xanh nhẹ, trong veo trong cốc thuỷ tinh. Nước chè được chưng cất từ chè xanh đã vò nát cho đỡ chát rồi đun trong nước sôi khoảng 80 độ để khách uống có thể cảm hết cái chát chát đầu lưỡi rồi ngòn ngọt quyện trong cổ họng.
Ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là thấy xốn xang trà đá. Có ai đó đã từng nói: “Nếu ở Hà Nội lâu mà chưa một lần thưởng thức trà đá- kẹo lạc vỉa hè coi như chưa chạm tới được nét văn hóa bình dân của người Hà Nội”. Ngẫm ra thấy chí lý!
Kẹo lạc
Hồi nhỏ, chị em tôi rất thích làm kẹo lạc. Cứ đến mùa dỡ lạc, mẹ lại mua mấy bao lạc củ già về phơi để làm thức ăn dần trong những ngày đông. Mấy chị em “rình” lúc mẹ không có nhà là bóc chút lạc của mẹ để làm kẹo, “một ít” thôi trong cái bao tải to đùng. Đứa nào cũng nghĩ mẹ không biết, nhưng mẹ vẫn biết. Đến khi lớn lên mẹ mới nói lại, đứa nào cũng xấu hổ.
Rang lạc để làm kẹo phải cực kỳ khéo: lạc vừa chín đủ độ ngậy, không quá vàng và không non. Lạc rang trên chảo gang, đảo đều tay, lửa liu điu (lửa thật nhỏ). Chờ có mùi thơm và quan sát hạt lạc để đoán lạc chín khoảng 80% thì đổ vào một cái khăn hoặc giấy ủ cho lạc chín hẳn và dóc vỏ. Đổ lạc ra một cái mẹt, lấy tay xát qua, vỏ lạc rời khỏi vỏ một cách rất “ngoan ngoãn”. Thêm một vài động tác “sàng, xảy” để vỏ lạc bay khỏi mẹt.
Trước đây không có đường, chúng tôi phải thái mật (đường mía thành từng mảng có màu đen, trông như cục gạch chưa nung chín) để đun đường. Đường cho vào xoong nóng, đảo đều tay. Đường chảy ra, dẻo quẹo, vớt lên thấy thành sợi là đổ lạc vào khuấy. Đứa em chuẩn bị cái mâm có trải một lượt lớp chuối xanh để kẹo không bị dính.
Đợi kẹo nguội, chẳng cần cắt miếng, chúng tôi bẻ thành miếng chia nhau. Ngon lạ lùng!
Kẹo lạc ngày xưa thường để vào một cái lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, trong có trải lớp bột nếp, không có vỏ bọc. Kẹo lạc bây giờ có thêm vừng rắc hai bên, gói trong giấy bóng rất đẹp và có cả mùi hương vani nữa. Đi uống trà ở vỉa hè hay ở những quán trà đạo vẫn thấy kẹo lạc. Đúng là uống trà mà không có đĩa kẹo lạc thì mất vui.
Kẹo dồi chó
Hồi nhỏ, nhìn các hoàn quán xơ xài với ít hoa quả, ít bánh kẹo, bọn trẻ con thường nhìn hũ kẹo bột, kẹo dồi như một kho tàng của quán. Kẹo dồi là kẹo có nhân lạc, “cao cấp” hơn kẹo bột không nhân.
Ở nội thành Hà Nội hiếm thấy kẹo dồi, nhưng ra ngoại thành kẹo dồi có vẻ dễ kiếm hơn. Nhớ lần ông bác tôi ở Sài Gòn ra Hà Nội chơi hồi tháng 3 đã mua mấy gói kẹo dồi về làm quà. Mấy ngày sau, cô con gái học lớp 10 của bác gọi điện ra “bắt đền” bố tôi: chú mua ít kẹo quá, bố con mang về mà con được ăn mỗi 2 cái, bọn trẻ con hàng xóm tranh nhau hết. Giờ con thèm muốn chết! Bố tôi phải chạy xe 1 ngày trời ở khu vực Thường Tín mới gom được 30 gói kẹo bột gửi vào Nam.
Về các vùng Đường Lâm – Sơn Tây, khu vực Hà Nam, Nam Định, thấy người ta bán nhiều kẹo dồi chó.
Kẹo có cái vỏ mỏng, trắng phau, giòn tan. Cho chiếc kẹo lên miệng, cắn bao giờ cũng phải đỡ tay ở dưới vì những mảnh kẹo xung quanh sẽ vỡ vụn và rớt xuống tay. Kẹo có vị ngọt, ngậy ngậy, càng nhai lâu càng thấy thú vị. Thêm hớp trà nóng sẽ thấy vị ngọt, vị ngậy, vị chan chát qua lưỡi, đọng lại ở cuống họng rất lâu.
Tôi không biết cách làm kẹo dồi, chỉ biết mua kẹo về ăn. Đôi lúc nhìn cái kẹo hấp dẫn, ăn thấy tiếc ngẩn ngơ.
Vậy đó, một ngày gió mùa về, lang thang phố phường Hà Nội, ngắm cảnh chán, bạn có thể tạt vào bất cứ quán nước vỉa hè nào để uống một cốc trà nóng, thưởng thức vài cái kẹo “quê mùa” để thấy lòng thanh thản và ấm áp…
Tổng hợp
Xã hội hiện đại, bánh kẹo đủ loại cũng chẳng hấp dẫn được nhiều người. Gọi là ăn để vui mồm. Ăn xong rồi quên.
Chớm lạnh, nhớ kẹo kéo, kẹo lạc, kẹo dồi. Kiếm một quán xá vỉa hè nào đó để ngồi nhấm nháp kẹo lạc, kẹo dồi thấy thật ấm lòng. Tưởng không trên đời này không còn món kẹo nào ngon hơn thế nữa!
Trà đá có mặt ở khắp mọi nơi: những làng sinh viên, xóm trọ, căng tin quanh các trường, những bến xe, ga tàu, góc phố yên tĩnh... nhưng thịnh hành nhất là trên trên khắp các vỉa hè Hà Nội - nơi thả tầm mắt ngắm các cụ già đánh cờ mà ngỡ chiều ngủ quên trên ở một hẻm nhỏ nào đó. Quán hàng rong trà đá đơn giản và nghèo nghèo. Một cụ già, một chị phụ nữ luống tuổi hay một bác trung niên bên với vài ba chiếc ghế nhựa, cây thuốc bóc dở, đôi lọ kẹo lạc, kẹo bi xanh đỏ. Sang hơn còn có cả một cây điếu cầy để phục vụ các cụ nghiện khói thuốc lào.
Ảnh: meslab
Trà đá - kẹo lạc không nằm trong thực đơn uống và thường vắng bóng trong những nhà hàng sang trọng. Tuy bắt nguồn từ Sài Gòn, nhưng hiện nay trà đá dần thống trị chốn vỉa hè, từ tỉnh lẻ đến thành phố sầm uất. Người ta tìm đến nó như một thói quen, nhấm nháp cái chan chát, rồi ngọt dần trong miệng mát xuống tận ruột, nhâm nhi vài cái kẹo lạc bùi ngậy, giòn tan trên trong miệng mà trút bỏ cùng nhau những chuyện “không đầu-không cuối”.
Một cốc trà đá ngon thường có màu xanh nhẹ, trong veo trong cốc thuỷ tinh. Nước chè được chưng cất từ chè xanh đã vò nát cho đỡ chát rồi đun trong nước sôi khoảng 80 độ để khách uống có thể cảm hết cái chát chát đầu lưỡi rồi ngòn ngọt quyện trong cổ họng.
Ở Hà Nội, bước ra khỏi nhà, buông chân ra phố là thấy xốn xang trà đá. Có ai đó đã từng nói: “Nếu ở Hà Nội lâu mà chưa một lần thưởng thức trà đá- kẹo lạc vỉa hè coi như chưa chạm tới được nét văn hóa bình dân của người Hà Nội”. Ngẫm ra thấy chí lý!
Kẹo lạc
Hồi nhỏ, chị em tôi rất thích làm kẹo lạc. Cứ đến mùa dỡ lạc, mẹ lại mua mấy bao lạc củ già về phơi để làm thức ăn dần trong những ngày đông. Mấy chị em “rình” lúc mẹ không có nhà là bóc chút lạc của mẹ để làm kẹo, “một ít” thôi trong cái bao tải to đùng. Đứa nào cũng nghĩ mẹ không biết, nhưng mẹ vẫn biết. Đến khi lớn lên mẹ mới nói lại, đứa nào cũng xấu hổ.
Rang lạc để làm kẹo phải cực kỳ khéo: lạc vừa chín đủ độ ngậy, không quá vàng và không non. Lạc rang trên chảo gang, đảo đều tay, lửa liu điu (lửa thật nhỏ). Chờ có mùi thơm và quan sát hạt lạc để đoán lạc chín khoảng 80% thì đổ vào một cái khăn hoặc giấy ủ cho lạc chín hẳn và dóc vỏ. Đổ lạc ra một cái mẹt, lấy tay xát qua, vỏ lạc rời khỏi vỏ một cách rất “ngoan ngoãn”. Thêm một vài động tác “sàng, xảy” để vỏ lạc bay khỏi mẹt.
Đợi kẹo nguội, chẳng cần cắt miếng, chúng tôi bẻ thành miếng chia nhau. Ngon lạ lùng!
Kẹo lạc ngày xưa thường để vào một cái lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa, trong có trải lớp bột nếp, không có vỏ bọc. Kẹo lạc bây giờ có thêm vừng rắc hai bên, gói trong giấy bóng rất đẹp và có cả mùi hương vani nữa. Đi uống trà ở vỉa hè hay ở những quán trà đạo vẫn thấy kẹo lạc. Đúng là uống trà mà không có đĩa kẹo lạc thì mất vui.
Kẹo dồi chó
Hồi nhỏ, nhìn các hoàn quán xơ xài với ít hoa quả, ít bánh kẹo, bọn trẻ con thường nhìn hũ kẹo bột, kẹo dồi như một kho tàng của quán. Kẹo dồi là kẹo có nhân lạc, “cao cấp” hơn kẹo bột không nhân.
Ở nội thành Hà Nội hiếm thấy kẹo dồi, nhưng ra ngoại thành kẹo dồi có vẻ dễ kiếm hơn. Nhớ lần ông bác tôi ở Sài Gòn ra Hà Nội chơi hồi tháng 3 đã mua mấy gói kẹo dồi về làm quà. Mấy ngày sau, cô con gái học lớp 10 của bác gọi điện ra “bắt đền” bố tôi: chú mua ít kẹo quá, bố con mang về mà con được ăn mỗi 2 cái, bọn trẻ con hàng xóm tranh nhau hết. Giờ con thèm muốn chết! Bố tôi phải chạy xe 1 ngày trời ở khu vực Thường Tín mới gom được 30 gói kẹo bột gửi vào Nam.
Về các vùng Đường Lâm – Sơn Tây, khu vực Hà Nam, Nam Định, thấy người ta bán nhiều kẹo dồi chó.
Kẹo có cái vỏ mỏng, trắng phau, giòn tan. Cho chiếc kẹo lên miệng, cắn bao giờ cũng phải đỡ tay ở dưới vì những mảnh kẹo xung quanh sẽ vỡ vụn và rớt xuống tay. Kẹo có vị ngọt, ngậy ngậy, càng nhai lâu càng thấy thú vị. Thêm hớp trà nóng sẽ thấy vị ngọt, vị ngậy, vị chan chát qua lưỡi, đọng lại ở cuống họng rất lâu.
Tôi không biết cách làm kẹo dồi, chỉ biết mua kẹo về ăn. Đôi lúc nhìn cái kẹo hấp dẫn, ăn thấy tiếc ngẩn ngơ.
Vậy đó, một ngày gió mùa về, lang thang phố phường Hà Nội, ngắm cảnh chán, bạn có thể tạt vào bất cứ quán nước vỉa hè nào để uống một cốc trà nóng, thưởng thức vài cái kẹo “quê mùa” để thấy lòng thanh thản và ấm áp…
Tổng hợp