Trà My, Quảng Nam

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Trà Cang: Một góc nhìn!
(Dân trí) - Nam Trà My là một trong những huyện miền núi của Quảng Nam, cũng là nằm trong 62 huyện nghèo nhất nước ta. Tới đây, chúng tôi phần nào cảm nhận được khó khăn của người dân địa phương. Đường xá đi lại vô cùng vất vả, đời sống còn quá nhiều thiếu thốn.
Vào một ngày đầu tháng ba, chúng tôi theo chân nữ y sĩ Hồ Thị Hiếu (thuộc Trạm Y tế xã Trà Cang, Nam Trà My, Quảng Nam) đi phát thuốc cho bà con đồng bào Xê Đăng ở nóc Lây Tru Chân, thôn 4, xã Trà Cang. Nhìn dáng người nhỏ nhắn, vác bao thuốc trên lưng đi dưới trời nắng nóng, vượt qua những cung đường đèo núi heo hút,… chúng tôi ai nấy đều cảm phục người nữ y sĩ trẻ tuổi ấy. Hành trình chinh phục thôn 4, xã Trà Cang phải qua 2 chiếc cầu dây, những đoạn đường đá như những ổ voi, lâu lâu lại có… một ngôi nhà. Đoạn đường lầy lội xe máy cứ ì ạch chạy không nổi, cả đoàn chúng tôi phải bỏ xe cuốc bộ. Tuy nhiên, cạnh đó vẫn có nhiều con đường khá đẹp và vô tình chúng tôi bắt gặp một nhóm các em người đồng bào Xê Đăng đi học về đang tung tăng trên những con đường nhỏ. Thấp thoáng, những ngôi nhà trong nóc Lây Tru Chân, những ánh mắt ngây thơ của trẻ em nơi đây mang đến cho du khách cảm giác bình yên!

Sơn thủy hữu tình

Qua chiếc cầu dây là bắt đầu hành trình chinh phục thôn 4, xã Trà Cang


Đoạn đường đất đá lởm chởm



Lâu lâu lại có… một ngôi nhà

Đoạn đường lầy lội xe máy cứ ì ạch chạy không nổi


Phải bỏ xe để cuốc bộ

Nhưng cạnh đó vẫn có nhiều con đường khá đẹp

Và vô tình bắt gặp một nhóm các em người đồng bào Xê Đăng đi học về

Thấp thoáng, những ngôi nhà trong nóc Lây Tru Chân




Những ánh mắt ngây thơ của trẻ em nơi đây




Trời đất, núi non…một màu xanh


Đi về phía…chân trời


Dáng nhỏ nhắn, chịu thương chịu khó của nữ y sĩ vùng cao





Mỗi gia đình ở đây thường rất đông con
Phạm Bình – Gia Lạc

 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trà Cang: Một góc nhìn!

Thao thức Trà Leng
(Dân trí) - Điện không có, sóng điện thoại tất nhiên không, dọc đường đi chỉ thấy rừng và rừng, một màu xanh hun hút tầm mắt. Đôi chỗ bà con phát nương làm rẫy, những mảng đồi trọc cháy nham nhở bốc lên những cụm khói in lên nền trời tím thẫm loang lổ...
Núi rừng Trà Leng

Từ TP Tam Kỳ, chúng tôi theo tỉnh lộ lên huyện vùng cao Nam Trà My, một trong những huyện nghèo nhất tỉnh Quảng Nam. Con đường đầy những ổ trâu, ổ voi xóc đến lệch người. Cách thị trấn Tăk Por, thị trấn sầm uất nhất của miền tây Quảng Nam dưới chân đỉnh Ngọc Linh khoảng 10km, chúng tôi theo đường mòn rẽ vào xã Trà Leng, một trong những xã đặc biệt khó khăn của cả nước, nơi chưa có đường ô tô đi tới.


Vượt núi vào làng
Cơn mưa rừng buổi chiều níu bước chúng tôi chậm lại một chút, nhưng từng đó chưa đủ để diễn tả hết những khó khăn khi đến trung tâm xã. Cơn mưa ban chiều làm con đường đất đỏ lầy lội hơn. Chúng tôi đành phải gửi xe lại bên ngoài và bắt đầu lộ trình đi bộ vào trung tâm xã cách đó khoảng 17 km. Sông Tranh mùa này cạn nước nên vượt qua những con suối không mấy khó khăn. Những tiếng nước đập vào ghềnh đá như càng tăng thêm nỗi nhọc nhằn cho những người mải miết lên miền đại ngàn. Những mái nhà thuộc khu tái định cư thủy điện sông Tranh nổi bật lên giữa núi rừng Trường Sơn bằng màu vàng của tường vôi, màu đỏ của mái ngói và những tiếng trẻ con bi bô trong những lớp học làm ấm hơn cái không gian thâm u của đại ngàn hiu hắt.

Điện không có, sóng điện thoại tất nhiên không, chúng tôi dù đã nhiều lần lên rừng xuống biển nhưng vẫn cảm thấy những vất vả tưởng chừng như không thể vượt qua nổi khi đến trung tâm xã. Dọc đường đi chỉ thấy rừng và rừng, một màu xanh hun hút tầm mắt. Có đôi chỗ bà con đồng bào thiểu số phát nương làm rẫy, những mảng đồi trọc cháy nham nhở bốc lên những cụm khói in lên nền trời tím thẫm loang lổ. Những gốc cây cổ thụ ven đường qua nhiều năm tháng nắng mưa đã phơi những dăm gỗ trắng xóa trên những vạt cỏ tươi non… Thi thoảng gặp những chú trâu, những chú bò cặm cụi gặm cỏ bên những triền đồi dốc, mới thấy cuộc sống nơi đại ngàn thật sự yên bình.

Những đứa trẻ ở Trà Leng

Chúng tôi đến trường THCS Trà Leng thuộc trung tâm xã, một trong những điểm trường khó khăn nhất tỉnh Quảng Nam. Chưa có đường ô tô đến trung tâm xã, chúng tôi phải băng qua cầu treo để đến được ủy ban xã. Chiếc cầu treo được xây dựng từ những năm 1980 nên đã xuống cấp nghiêm trọng, tưởng chừng có thể đứt và rơi xuống vực sâu bất cứ lúc nào.

Đến trung tâm xã, chúng tôi được chào đón hết sức thân tình, gặp ông Nguyễn Thành Tiêu - Bí thư Đảng ủy xã Trà Leng - trong một buổi chiều muộn khi ông đang cố gắng giải quyết đống hồ sơ còn tồn đọng trước mặt. Ông chia sẻ: “Xã Trà Leng hiện có gần 2.800 khẩu, phân bổ trên 11 điểm, thuộc nhiều làng ở cách nhau nhiều giờ đi bộ. Mỗi làng có chừng 15 đến 22 nóc nhà ngoại trừ khu vực trung tâm xã. Đời sống nhân dân vô cùng khó khăn do chưa có điện, giao thông vô cùng trắc trở, trình độ dân trí thấp, kinh tế nương rẫy là chủ yếu nên việc thiếu đói là thường xuyên. Mặc dù Đảng và nhà nước cùng với tỉnh cũng đã hỗ trợ và đầu tư rất nhiều, nhưng đời sống nhân dân vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu”.

Dẫn khách đến một vài điểm dân cư thuộc thôn 3, ông Lê Hoàng Việt, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã băn khoăn: “Địa hình không mấy thuận lợi, nên ngoại trừ một số cư dân người Kinh lên làm kinh tế mới có đời sống tạm ổn định, còn lại đa số đống bào người M’nông, người Cơ Tu ở đây đều rất nghèo. Mỗi mùa một vụ, làm những công việc khác nhau nên người dân ở đây vẫn chưa cải thiện được đời sống là bao so với những năm về trước. Hiện tại, tại trung tâm xã đã có trường học, có trạm y tế, điện đã về đến nơi, nhưng vẫn chưa có đường, chưa có nước sạch, và vấn đề giải trí tinh thần còn vô cùng thiếu thốn”.





Những điểm làng nghèo "rớt mùng tơi"

Hiện tại tỉnh đã đầu tư làm các công trình giao thông đến trung tâm xã nhưng vẫn chưa hoàn thành được bao nhiêu, nhiều đoạn không thể đi được bằng xe máy nên hàng hóa vẫn phải nhờ vào sức người mang vác là chính. Đường đến các buôn làng vẫn là một vấn đề vô cùng khó khăn. Vượt qua 4 giờ đồng hồ theo đường mòn, chúng tôi đến thôn 4, Trà Leng, già làng Đinh Văn Nhày chia sẻ: “Mong sao Đảng và nhà nước quan tâm hơn nữa, cho đời sống người dân tộc chúng tôi bớt khó khăn. Nhất là làm đường, đưa điện về các bản làng để người dân có thể tiếp cận được với những chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước, chứ như bây giờ thì khó quá. Mỗi khi có việc, đi đến xã mất cả ngày đường. mùa khô còn khó, huống gì mùa nước lũ… Người dân tộc ở đây còn khổ lắm, mỗi năm làm một vụ lúa, thu cũng chẳng được bao nhiêu. Có năm ăn sắn 3-4 tháng liên tục, không có muối, đôi khi bắt được con cá dưới suối, bẫy được con thú trên rừng thì cả làng chia nhau. Thỉnh thoảng có cán bộ về dưới xuôi cõng lên muối, gạo, cá khô cũng chia cho bà con cả…”.

Già làng Đinh Văn Nhày (thứ 2 từ trái qua)

Tạm biệt xã vùng sâu Trà Leng, chúng tôi vẫn còn biết bao nhiêu những điều thao thức khắc khoải. Ở nơi ấy, những người dân tộc M’nông, Cơ Tu vẫn đang mong ngóng những đổi thay dù chỉ là chút ít, để người dân được thỏa lòng.

Bùi Hữu Cường
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trà Cang: Một góc nhìn!

Con chữ nhọc nhằn nơi núi rừng Trà Leng

http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/kinhtenongthon.com.vn/Con-chu-nhoc-nhan-noi-nui-rung-Tra-Leng/6187654.epi


Học sinh học bài tại điểm trường trung trung tâm xã. KTNT - Vượt qua cung đường trắc trở, nơi chưa có đường ô tô đi tới, cuối cùng chúng tôi cũng đến được Trà Leng, xã khó khăn nhất huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Tại đây, chúng tôi được chứng kiến sự nỗ lực của các thầy cô giáo Trường THCS xã Trà Leng trong việc đưa con chữ đến cho đồng bào.


Nhọc nhằn giáo viên cắm bản…
Trao đổi với chúng tôi, cô Kiều Thị Thanh Thuyết, Phó hiệu trưởng Trường THCS Trà Leng, người đã gắn bó với nơi đây gần 10 năm cho biết: “Trà Leng là xã khó khăn nhất tỉnh Quảng Nam, giao thông chưa có nên việc học tập của con em đồng bào nơi đây rất gian nan. Tại đây có 9 điểm trường nằm sâu trong núi rừng. Đời sống giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhưng vì lòng yêu nghề và thương trẻ nên ai cũng cố gắng trụ lại”.
Để có được ngôi trường như hiện nay, các thầy cô giáo đã phải cùng người dân cõng từng viên gạch, từng bao xi măng về xây trường. Những ngày đầu, học sinh đi học không nhiều, không đều như bây giờ, thầy cô giáo phải thay nhau đến từng gia đình động viên các em. Dẫn chúng tôi đi tham quan những dãy phòng học khang trang, cô Thuyết chia sẻ: “Vì cái chữ cho đồng bào, chúng tôi đã phải cố gắng rất nhiều. Hiện, trường đã có khu nội trú cho học sinh. Còn nhà công vụ cho giáo viên thì chưa có”.
Các thầy cô giáo đánh bắt cá để cải thiện bữa ăn.
Cô giáo Nguyễn Thị Kim Ký, người đã lên Trà Leng dạy học được 14 năm cho biết: “Ban đầu lên đây, giữa núi rừng heo hút, tôi buồn lắm! Có lần về dưới xuôi định không lên nữa, nhưng rồi lại thấy nhớ những đôi mắt đợi trông của học trò, thương người dân còn nhiều cực nhọc, tôi lại khăn gói lặn lội lên”.
Bây giờ, hỏi những giáo viên như cô Thuyết, cô Ký, thầy Sơn và rất nhiều thầy cô giáo nơi đây, họ đều chung câu trả lời: Không muốn về xuôi nữa. Bởi nơi đây có những học trò, có tấm lòng nhiệt tình của người dân.
Gian khó những điểm trường…
Trụ sở Trường THCS xã Trà Leng.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được đến những điểm trường xa nằm trên dãy núi cao ngất của đại ngàn Trường Sơn, nhiều thầy cô giáo đã tỏ ý nghi ngại. Điểm trường xa nhất cách cả ngày đường đi bộ, vượt qua suối sâu, rừng rậm. Tuy nhiên, sau nhiều giờ đi bộ, vượt qua những con suối cạn nước, chúng tôi cũng đến được điểm trường Đắk Lẻ, một trong những điểm trường xa nhất của trường THCS Trà Leng. Nơi đây chỉ có 3 giáo viên đứng lớp, trong đó có một cô giáo lên đây đã hơn 10 năm, còn lại là hai giáo viên trẻ mới ra trường. Thầy giáo trẻ Trần Văn Tám, quê miền biển Thăng Bình (Quảng Nam) kể: “Hồi mới nhận quyết định lên đây, mặc dù đã dự tính trước những nhọc nhằn khó khăn nhưng có ở nơi đây mới thấy hết sự vất vả của giáo viên cắm bản. Không nước sạch, không điện, không ti vi, báo chí, chúng tôi chỉ biết làm bạn với cây rừng và lũ học trò thơ ngây”. Nhìn trường lớp vẫn còn tranh tre nứa lá chúng tôi không khỏi chạnh lòng vì những khó khăn chồng chất. Bữa cơm của các giáo viên nơi đây chỉ có cá khô, rau lang rừng chấm với nước muối pha loãng.
Ngoài giờ học, thầy cô giáo nơi đây phải tăng gia sản xuất, trồng rau, nuôi gà, hay xuống suối bắt cá để cải thiện bữa ăn. Lâu lâu, khi có đoàn lên thăm mới nhờ gửi được gạo, mắm, cá khô, hay một chiếc áo mới. Mùa mưa lũ chia cắt, nhiều lúc hết gạo, cá, họ cùng ăn sắn, ăn khoai với đồng bào.
Tạm biệt những thầy cô giáo cắm bản nơi vùng núi cao Nam Trà My, chúng tôi xuống núi, mang theo cả những ưu tư, khắc khoải về cuộc sống nơi đây. Trong lòng tôi dấy lên niềm cảm phục những thầy cô giáo đã vượt qua tất cả để mang con chữ lên cho đồng bào với mong muốn lũ trẻ lớn lên, đi xa cùng con chữ để rồi trở về xây dựng quê hương giàu đẹp.
Bùi Hữu Cường

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trà My, Quảng Nam

[h=1]Người thầy hơn 20 năm “gieo chữ” vùng cao[/h] Thứ Ba, 03 Tháng một 2012, 17:01 GMT+7
Hơn 20 năm gắn bó với từng ngôi nhà sàn, từng con suối, từng cây cầu treo của các xã Trà Nam và Trà Vân, thầy giáo Nguyễn Trãi đã là một phần của núi rừng nơi đây, là tấm gương sáng vì sự ngiệp giáo dục ở vùng sâu vùng xa
Men theo những cánh rừng của đại ngàn Trường Sơn, ở các xã vùng cao huyện Nam Trà My (Quảng Nam) hằng ngày vẫn có những giáo viên thầm lặng hy sinh một phần hạnh phúc riêng tư của mình để đem con chữ, đem ánh sáng văn minh, đem tình yêu thương đến với các em học sinh đồng bào dân tộc thiểu số. Một trong số đó là thầy giáo Nguyễn Trãi. Hơn 20 năm gắn bó với từng ngôi nhà sàn, từng con suối, từng cây cầu treo của các xã Trà Nam và Trà Vân, thầy đã là một phần của núi rừng nơi đây, là tấm gương sáng vì sự ngiệp giáo dục ở vùng sâu vùng xa.
Từ những ngày khó khăn chung của nghề giáo...
Về nóc ông Ruộng, thôn 3 xã Trà Vân, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) bây giờ hỏi thầy Trãi thì ai cũng biết. Từ những giáo viên trẻ mới về nhận công tác cho đến cán bộ thôn và những em học sinh, những phụ huynh người Ca Dong nữa. Không chỉ là 1 thầy giáo hết lòng với từng con chữ, thầy còn luôn quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của các em học sinh cũng như đồng bào Ca Dong ở nóc này nói chung. Hơn 6 năm dạy ở nóc, mọi thứ ở đây với thầy đã như thân thuộc hẳn. Đến đây, nghe câu chuyện thầy tự kể về cuộc đời mình, càng thấy vững tin hơn vào những người giáo viên đang bám trụ với núi rừng.
Thầy Trãi trong lớp học​
Ra trường năm 1990, thầy từ quê nhà xã Trà Dương (huyện Bắc Trà My bây giờ) tình nguyện lên xã Trà Nam (huyện Nam Trà My bây giờ) nhận công tác giảng dạy. Đường thì xa mà lại rất khó đi, nhà cửa và người qua lại cũng thưa thớt. Ngày đó xe khách, xe hàng chạy ít, đa phần là phải đi bộ. Cứ sáng sớm, từ nhà, thầy mang ba lô và các thứ chuẩn bị sẵn lên đường đi mãi cho đến trưa. Chỉ dừng lại nghỉ 1 chút để ăn uống thôi vì sợ không kịp đến nơi xin tá túc buổi tối. Vào làng xin ngủ lại 1 đêm, rửa ráy, ăn uống. Sáng hôm sau đi suốt một buổi nữa mới đến điểm dạy. Vậy tính tròn trịa là một ngày rưỡi và 1 đêm. Thầy Trãi bảo: “Lúc ấy còn trẻ, mới ra nghề, nhiệt huyết đang hăng say, sức khỏe còn mạnh, đi đâu cũng tới. Giờ nghĩ lại cũng thấy phục mình. Cứ một mình một ba lô vậy mà đi lên chỗ dạy, lâu lâu lại về nhà. Năm khi mười họa mới xin được 1 chuyến xe khách đi nhờ 1 đoạn...
Rồi đến chuyện lương. Năm 1990, đất nước chỉ mới vừa thoát khỏi thời kỳ khó khăn, các tầng lớp nhân dân đều chung một nỗi khổ ấy và nghề giáo viên cũng vậy. Lương thì chỉ mang tính tượng trưng, có khi còn không có nữa. Đời sống kham khổ quá không ít người phải giã từ phấn trắng bảng đen để về làm các công việc khác, mưu sinh cho gia đình. Nhưng rồi những ngày khó khăn ấy cũng dần qua đi....
Đến tấm lòng tận tụy của một người thầy chân chính ...
Từ khi dạy ở các điểm trường của xã Trà Nam đến khi về Trà Vân, thầy Nguyễn Trãi lúc nào cũng lấy niềm vui của học sinh làm niềm vui của mình. Tất nhiên, những khó khăn ban đầu cùng với điều kiện sinh hoạt vô cùng thiếu thốn và tách biệt sẽ làm bất cứ ai cũng có những giây phút ngần ngại. Với thầy Trãi cũng vậy. Nhưng rồi những phút xao lòng ấy qua rất nhanh. Khi đã hòa nhập được với không khí núi rừng, cùng sống với bà con đồng bào Ca Dong thì mọi cái trở nên dễ dàng hơn.
Trong câu chuyện của mình, thầy Nguyễn Trãi cũng chia sẻ rất nhiều kỉ niệm cũng như kinh nghiệm đi sâu đi sát với đồng bào Ca Dong nơi thầy đã và đang dạy. Thật ra, dạy học ở vùng núi, thời gian rảnh rỗi cũng khá nhiều. Với một thanh niên như thầy hồi mới lên, nếu không biết sử dụng thời gian, sẽ rất là chán. Thế là vào các nóc nhà dân, hỏi thăm, nói chuyện cùng họ. Rồi lên nương, lên rẫy cùng làm việc, cùng ăn để hiểu thêm về họ. Đây là cả 1 vấn đề do cách biệt về ngôn ngữ và văn hóa bản địa, nhưng quan trọng nhất là tấm lòng chân thành. Khi thầy mở lòng, đem những hiểu biết của mình chia sẻ, giúp đỡ những người Ca Dong, mọi thứ càng ngày càng xích lại gần hơn. Từng buổi đến tận nhà động viên trẻ em ra lớp, từng viên thuốc sốt, từng cây bút, cuốn vở mua từ đồng lương ít ỏi của mình, thầy đã dần dần tạo được niềm tin yêu không chỉ với học sinh mà còn cả những phụ huynh, những người già trong các nóc.
Về gần nhà thì ai không muốn. Nhưng giờ tôi thấy nơi đây cũng gần gũi như nhà mình rồi. Điều kiện đi lại, sinh hoạt cũng bớt khó khăn hơn hồi trước nhiều rồi. Các em học sinh Ca Dong nơi đây làm tôi thương lắm. Làm được chút gì cho các em trước lúc sắp về hưu là tôi vui rồi...” - Thầy Trãi
Ở những cánh rừng đại ngàn này trong những năm 1990, thầy cô giáo như thầy Trãi còn phải đối mặt với biết bao nguy hiểm. Không cẩn thận một chút là bị sốt rét ác tính. Với điều kiện y tế còn nhiều hạn chế, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng là rất cao. Bình thường, từ trung tâm xã về đến điểm dạy đi bộ cũng hết gần một ngày đường, huống gì bị đau. Nếu bị đau, chỉ còn cách nhờ đồng bào khiêng giùm, vượt suối băng rừng về trung tâm y tế. Ngày nắng còn đỡ, ngày mưa thì cầu treo tạm bị đứt, lũ quét tràn qua những con suối vốn yên bình. Lúc ấy, chỉ biết phó thác phận mình cho may rủi. Nói chung nguy hiểm là điều không thể lường trước được, nhưng rồi, tình yêu nghề của thầy vẫn cao hơn, quyết liệt hơn để níu giữ được thầy ở lại với những nóc nhà còn đói nghèo, những con suối dữ, những ngọn núi cao này...
Mãi rồi cũng quen, giờ các con thầy cũng sắp ra trường, gần ổn định được cuộc sống. Ở cái tuổi gần 50, đáng lẽ nhiều người sẽ tìm mọi cách để xin về gần hơn với gia đình, với vợ con. Nhưng thầy Trãi không làm vậy. Thầy bảo: “Về gần nhà thì ai không muốn. Nhưng giờ tôi thấy nơi đây cũng gần gũi như nhà mình rồi. Điều kiện đi lại, sinh hoạt cũng bớt khó khăn hơn hồi trước nhiều rồi. Các em học sinh Ca Dong nơi đây làm tôi thương lắm. Làm được chút gì cho các em trước lúc sắp về hưu là tôi vui rồi...”

Chia tay với thầy Nguyễn Trãi khi cơn mưa rừng chiều lại bắt đầu trút nước, nhìn dáng người hao hao gầy của thầy đứng bên bục giảng cùng những đứa trẻ người Ca Dong mà lòng chúng tôi thấy yên tâm hơn. Ở đây cũng như những vùng rừng núi khác của tỉnh Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung, tình yêu nghề, sự hy sinh thầm lặng của thầy Nguyễn Trãi và hàng ngàn thầy cô giáo khác là những bông hoa đẹp làm cuộc sống thêm phần khởi sắc...

Nguyễn Thành Giang
 
10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trà My, Quảng Nam

[h=2] Thắt lòng ở Nam Trà My [/h] dân trí

Cả ngày đi học chỉ bỏ bụng một nắm cơm, đêm mùa đông miền núi cắt da cắt thịt, nhưng các em học sinh bán trú ở Nam Trà My (Quảng Nam) vẫn chỉ độc một manh áo mỏng, ngủ không chăn, không chiếu. Nhìn tình cảnh các em, không ai có thể cầm lòng…




Em không có áo ấm, áo trắng ngả màu cũng rách tả tơi

Trường THCS bán trú cụm xã Trà Don, cách thị trấn Tắc Pỏ, trung tâm huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam chừng 9 km, từ cuối tháng 11 đến nay, mưa lũ lớn đã làm đường sá bị chia cắt. Giá lương thực thực phẩm ở trung tâm xã đội lên rất cao. Giá gạo khoảng 10 nghìn đồng/kg, nhưng chất lượng gạo chỉ tương đương với loại gạo 5.000 đồng/kg dưới đồng bằng.
Hơn nửa tháng bị cô lập do mưa lũ, cả thầy cô và các em học sinh ở đây đều phải cố sức tiết kiệm lương thực, tránh để các em phải đứt bữa.
Học sinh đến trường mỗi ngày chỉ một nắm cơm. Hôm nào vào rừng được thì cải thiện bữa ăn với rau rừng và củ khoai, củ sắn. Chứng kiến bữa ăn chiều của các em tại trường, chúng tôi chỉ thấy cơm và canh (gồm mì tôm nấu với bí đao), tuy nhiên cơm bị nhão và khét. Cô phụ trách cho hay do mùa mưa, củi bị ẩm ướt nên nhen lửa mãi không cháy, đến khi củi cháy thì gạo đã nở. Thầy hiệu phó trường THCS bán trú cụm xã Trà Don Nguyễn Phước Tỉnh cho biết, hiện gạo ở trường có thể nấu cho các em ăn đến cuối tháng 12, mì tôm thì đang mua tạm ở nhà dân, rau cải đã đứt từ vài ngày nay, các loại thực phẩm khác cũng đang sử dụng cầm chừng chờ trời nắng ráo ra huyện chở về. Nếu thời tiết tiếp tục bất lợi, gây chia cắt giao thông, hàng trăm em học sinh sẽ không còn gạo ăn trong vòng nửa tháng tới.

“Toàn trường có 193 học sinh, trong đó có 100 em ở nội trú tại chỗ để học. Mỗi tháng các em học sinh ở bán trú được cấp 100.000 đồng từ ngân sách tỉnh. Với mức hỗ trợ này, thực lòng, nhà trường chỉ có thể lo được cho các em có gạo ăn. 1kg gạo hiện nay rẻ cũng đã 10 nghìn đồng, có đợt lên đến 17-18 nghìn đồng. Còn lại các em tự túc thức ăn với rau rừng, khoai củ. Ở cái vùng hơn 70% hộ dân thuộc diện nghèo, học trò cũng như nhà dân đã quen với những bữa ăn thiếu trước hụt sau, thầy Võ Đăng Chín, hiệu trưởng trường THCS bán trú cụm xã Trà Don nói.

Đường đến trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân, cách trung tâm huyện Nam Trà My khoảng chừng 12km, vừa chạy xe vừa dắt bộ gần 2 giờ đồng hồ thì đến nơi. Hơn nửa tháng nay, 20 cán bộ, giáo viên và 110 em học sinh bán trú tại đây cầm hơi bằng cơm và rau rừng. Bữa cơm giáo viên vùng cao, sang lắm là có món trứng luộc dầm mắm hoặc… trứng chiên. Còn các em học sinh, tận mắt chứng kiến bữa cơm chiều của các em, không ai trong chúng tôi có thể không chạnh lòng. Cứ mười em học sinh được độc một mâm cơm trắng.

Em nhỏ người dân tộc Ca Doong chờ bà luộc xong mớ rau rừng vừa kiếm được. Đã hai ngày ở nhà hết gạo - chỉ ăn rau.

Nhưng thương nhất là trong mùa đông giá rét, các em đến trường học chỉ với một manh áo mỏng. Các thầy cô mỗi khi về xuôi thăm gia đình vẫn tranh thủ xin áo ấm cũ mang về cho các em ở trường, nhưng cũng chỉ lo được một phần.
Có trải qua đêm miền núi mùa đông mới thấu cái lạnh cắt da, cắt thịt. Vậy mà các em đến trường học, không có áo ấm, đêm ngủ không chiếu, không chăn. Chuyện nửa đêm học trò vào trường báo thầy cô biết có bạn đang bị nhiễm lạnh, sốt cao là chuyện thường.

Giường các em ngủ trong khu bán trú không chiếu - không chăn


Hỏi các em “đêm ngủ có được không”, em Hồ Văn Nhơn, học sinh lớp 6 trường THCS bán trú cụm xã Trà Vân hồn nhiên: “Không có chăn lạnh lắm. Bọn em ba bạn nằm chung một giường quàng vào nhau cho đỡ lạnh mà không hết lạnh. Trời mưa, củi trong rừng ướt hết, không nhen lửa sưởi ấm được”. Trong khu nhà bán trú vào loại sang nhất ở các xã vùng cao huyện Nam Trà My, hầu hết các em ngủ trên những chiếc giường tầng chỉ trơ những dát gỗ, không chiếu không chăn, lác đác vương vãi sách vở. Chỉ một số hiếm hoi có chăn ở nhà mang vào trường san sẻ với bạn.

Lòng chúng tôi như se thắt lại khi nghĩ tới mùa đông còn kéo dài trong vài tháng nữa rồi cả những mùa đông sau, các em sẽ chịu đựng sao đây.
Trời lạnh, em ngồi trong lớp học phải kéo cao cổ áo mà vẫn co ro

Đường từ trung tâm huyện về xã Trà Vân như một nồi cháo đặc - Đây đoạn dễ đi nhất trên đường từ huyện về các xã

Xe chuyên trị đường núi cũng chịu - phải hai ba người chung sức mới nhấc được bánh xe ra khỏi đám bùn lầy

Hết qua suối lại đến dắt xe leo dốc

Cầu cống bắt ngang qua suối trên đường từ xã Trà Vân lên xã Trà Vinh bị lũ cuốn gãy làm đôi - từ đây lên các xã trên của Nam Trà My chỉ còn cách bỏ xe máy lại và đi bộ


Tuyến giao thông về các xã Trà Vân và Trà Don hiện nay vẫn còn nhiều đoạn sạt lở, lầy lội, cánh xe ôm chạy loại xe chuyên trị đường núi cũng chưa chở được hàng hoá về.
KHÁNH HIỀN- CÔNG BÍNH
 
1,669
0
0

mesubim

New Member
Ðề: Trà My, Quảng Nam

Cảm ơn những thông tin của chị LG @};- Nhà Đà Nẵng cũng đang lên kế hoạch để đi tiền trạm Trà My đây chị ạ.
 
41
0
0

trinhvh91

New Member
Trả lời: Trà My, Quảng Nam

ôi ôi nam trà my, lần trước đi về thấy thương mấy em nhỏ quá, có em đi học mà phải băng qua nguyên quả núi, xa ơi là xa
 
265
0
0

kemtiramisu

New Member
Ðề: Trà My, Quảng Nam

Ngày còn ở Đà Nẵng thì chưa hề biết đến việc gì ngoài đi học. Đi xa 10 năm, cũng chưa hiểu hết quê mình khổ đến thế nào. Các chị ở ĐN ơi, lần này đi Trà Mi dự kiến lúc nào đấy ạ. Tháng sau em về, không biết có kịp tham gia không. Mong 1 lần được đi thăm...quê mình :)
 
Top