Trung tâm dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ tàn tật ( trung tâm Linh Quang nằm sâu trong ng

10,139
24
38

ALnML

Super Moderator
Thầy Trần Duyên Hải với duyên thiện nguyện

Điện thoại của thầy 0912 378 689


Huyền Trang | 30/07/15 15:36


"Có lẽ đó là cái duyên đặc biệt giúp thầy vượt qua tất cả khó khăn, trở ngại để có được niềm hạnh phúc", thầy Hải chia sẻ.

Với thầy: "Niềm hạnh phúc là khi chứng kiến những học trò vượt qua được số phận, có nghề nghiệp để tự nuôi sống bản thân và không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội".


Con đường thành lập trung tâm nhân đạo không dễ dàng



Chúng tôi tìm đến trung tâm dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ tàn tật (hay còn gọi là trung tâm Linh Quang) do thầy Trần Duyên Hải làm giám đốc vào một ngày Hà Nội mưa rào cuối tháng bảy. Trung tâm nằm sâu trong ngõ nhỏ Linh Quang (Phường Văn Chương, Quận Đống Đa, Hà Nội).

Đây là ngôi nhà chung của những đứa trẻ lang thang đầu đường xó chợ, mồ côi, bị bỏ rơi, những trẻ em gái, phụ nữ bị bạo hành, bị xâm hại tình dục… Những trường hợp này do thầy Hải tìm thấy hoặc nhiều người giới thiệu để đưa về nuôi dưỡng và dạy nghề.
Thầy Hải tận tình chỉ bảo cho học trò.

Thầy Hải cho biết, tung tâm dạy nghề nhân đạo được thành lập sau năm 1975 và có cơ sở hoạt động chính thức từ năm 1993. Đây là đơn vị hoạt động phi lợi nhuận do vậy trung tâm phải tự lo liệu mọi chi phí và phương tiện hoạt động.

Thầy kể, khi mới bắt đầu, thầy gặp rất nhiều khó khăn, bởi lẽ kinh phí chưa có nhiều. Nhiều người không hiểu tấm lòng thầy là chỉ muốn cho bọn trẻ lang thang có được một tổ ấm. Họ cho rằng ông tụ tập lôi kéo bọn trẻ để làm điều xấu. Chính vì lý do này, thầy rất nhiều lần phải giải thích với chính quyền.
Sau đó một thời gian, do có quá nhiều em có hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ, nhận thấy không thể để bọn trẻ ở mãi trong nhà trọ, cần có một mái ấm thực sự, thầy quyết tâm thuyết phục vợ dành số tiền dành dụm được bao năm mua đất trong ngõ Linh Quang để thành lập trung tâm nhân đạo và dạy nghề.
Từ ngày trung tâm được thành lập, thầy Hải như dồn hết tâm sức. Ngày nào thầy cũng có mặt ở trung tâm để chăm sóc, bảo ban và dạy nghề cho học trò.

Nghề chính mà trung tâm dạy cho các em là nghề dệt may. Với kinh nghiệm lâu năm và có những giáo trình đặc biệt để làm sao các em học đến ngày thứ 91 là phải làm được sản phẩm. Nhiều em chỉ trong vòng 2 tháng đã có thể làm được những sản phẩm đạt yêu cầu.
Số lượng công việc dồn lên vai người thầy đã đã ngoài 70 tuổi làm chúng tôi ái ngại cho sức khỏe của thầy. Thế nhưng thầy tự tin đáp: “Cứ như có phép lạ, từ khi thành lập trung tâm đến giờ tôi chưa bao giờ ốm, thậm chí là ốm nhẹ”. Thầy còn đùa rằng trong lịch sắp xếp công việc của thầy còn chưa sắp được lịch ngày nghỉ ốm!
Một góc trung tâm dạy nghề nhân đạo Linh Quang.


Khi chúng tôi hỏi thầy có khi nào những người từng được thầy giúp đỡ lại phụ tấm lòng của thầy hay không thì thầy trả lời ngay: “Có chứ, có trường hợp sau khi có nghề trong tay rồi nhưng lại bị bọn xấu lợi dụng và đi theo, thậm chí còn quay lại trung tâm quậy phá. Khi ấy tôi buồn lắm. Nhưng cũng may sao khi nghe tôi phân tích, chỉ rõ đúng sai thì trường hợp này đã tỉnh ngộ và từ bỏ con đường xấu”.

Những trăn trở và ấp ủ suốt cả cuộc đời

Trong suốt cuộc trò chuyện với thầy nhắc lại rất nhiều lần ước mong là làm sao mở được một mô hình mà trong đó người khuyết tật có công việc ổn định quanh năm, có khu nhà ở đàng hoàng và được ở miễn phí trong đó. Người khuyết tật phải được hưởng 100% sức lao động mình làm ra, “làm mười đồng được hưởng cả mười đồng”.
Thầy cũng chia sẻ thêm, ngày 24/7 vừa qua thầy đã đến Bắc Ninh để đề xuất mở cơ sở dạy nghề nhân đạo ở đó với quy mô 5000 m2 và áp dụng theo mô hình trên. Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh rất ủng hộ, khó khăn duy nhất là khoản tiền giải phóng mặt bằng mà thôi.
Ngoài ra, ở tuổi cao, thầy cũng mong muốn tìm được người có cái tâm thực sự yêu công việc thiện nguyện để có thể thay thế mình, cùng trung tâm giúp đỡ nhiều hơn nữa những mảnh đời bất hạnh trong cuộc sống này.

Chúng tôi vừa chào tạm biệt thì có hai cha con vào tìm thầy. Người cha dẫn con khuyết tật đến đây xin thầy dậy nghề. Thầy lại tất bật đón tiếp, lại tất bật mang đến niềm hy vọng mới cho trẻ.


http://thegioitre.vn/Song-tre/Thien-nguyen/Thay-Tran-Duyen-Hai-voi-duyen-thien-nguyen-post16417.html
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
35
0
6

sinhneu

Member
Trả lời: Trung tâm dạy nghề nhân đạo và tạo việc làm cho trẻ tàn tật ( trung tâm Linh Quang nằm sâu trong ngõ nhỏ Linh Quang (Phường Văn Chương, Quận Đống Đa, HN) thầy Trần Duyên Hải

Thầy có tấm lòng cao cả quá.
 
Top