Trường tiểu học Ch'ơm - huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
[h=1]Cô giáo hưởng một lương dạy 3 chương trình[/h]
- Hàng ngày, cô giáo Nguyễn Thị Bé Thương lên lớp phải cùng lúc soạn 3 giáo án cho ba chương trình lớp 1, lớp 2 và lớp 3. Công việc này đã kéo dài hơn năm nay, vì thiếu giáo viên, học sinh đến lớp không nhiều.

Nằm heo hút ở vùng núi cao thuộc huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, trường Tiểu học Ch’Ơm (xã Ch’Ơm) chỉ cách thị trấn Tây Giang hơn 50 km nhưng nếu đi bằng ô tô địa hình cũng phải mất chừng 4 giờ đồng hồ. Học sinh trường TH Ch’Ơm 100% là dân tộc C’Tu.
Tại điểm chính của trường đã hơn một năm nay tồn tại một lớp học đặc biệt. Lớp học có sĩ số 11 học sinh nhưng lại ở 3 độ tuổi và trình độ khác nhau. Giáo viên chủ nhiệm của lớp học đặc biệt này là cô giáo Nguyễn Thị Bé Thương luôn phải soạn 3 giáo án trong mỗi buổi lên lớp.
5 học sinh lớp 1, 3 học sinh lớp 2 và 3 học sinh lớp 3 hàng ngày học trong cùng một phòng học và mỗi lớp ngồi quay về phía bảng dành cho lớp mình.

Trong khi các học sinh lớp 2 và 3 đang học toán thì những học sinh lớp 1 đang luyện đọc trong giờ học môn Tiếng Việt

Những trò lớp 1 đang đồng thanh đánh vần rất to và rõ ràng những từ được giáo viên viết trên bảng.

Trong lúc học trò lớp 3 đang vắt óc làm bài toán được giáo viên giao.

Để tiện cho việc giảng dạy ở lớp học đặc biệt này, cô giáo Thương đặt giáo án của mỗi lớp ở vị trí sao cho thuận tiện tránh nhầm lẫn.

Không hề nhàn nhã khi phải di chuyển liên tục từ chiếc bảng của lớp này sang chiếc bảng của lớp kia.

Cô Thương cho biết, phải mất một thời gian mới không bị nhầm lẫn giáo án giữa các lớp và dù rất mệt vẫn luôn cố gắng sát sao với từng học sinh của cả 3 lớp.

Không dễ làm bài tập khi học trò lớp này đang học toán, học trò lớp kia lại đang ôn bài tập đọc ngay sát bên cạnh.

Gấp sách chờ đến phiên được cô giáo giảng.

Hiệu trưởng nhà trường, thầy Trần Hữu Nhất bật mí dù biết chất lượng dạy, học khó được như mong muốn nhưng trước mắt lớp học này vẫn sẽ phải duy trì.


  • Lê Anh Dũng
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Trường tiểu học Ch'ơm - huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

Nơi vừa học vừa...lo (MTO 3 - 30/3/2012)
Những ngày đầu tháng 3, cái nắng miền Trung cũng chưa phải gay gắt lắm, nhưng đối với chúng tôi những người nhận nhiệm vụ đi viết bài về những ngôi trường ở đây thật khó khăn.
Những ngày ở trường tiểu học Ch'ơm - huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam chúng tôi mới cảm nhận được sự vất vả của thầy cô giáo, cũng như của học trò nơi đây. Cuộc sống thiếu thốn, phần đông học trò nhà ở xa trường, đi lại khó khăn nên ban ngày các em phải ở lại. Các thầy cô nơi đây không chỉ dạy chữ mà còn phải lo cho các em từng bữa ăn, giấc ngủ. Vừa lo dạy chữ vừa lo làm sao đảm bảo lương thực, thực phẩm phục vụ bữa ăn hằng ngày cho các em. Hiệu trường nhà trường tâm sự “Dạy học cho các em những ngày bình thường là đã khó và dạy trong thời kỳ mưa bão còn khó hơn, phải quản lý chặt không để cho các em về, nếu xảy ra chuyên gì chắc nhà trường không gánh nổi. Mưa bão thì không sợ thiếu gạo vì năm nào huyện cũng cấp đủ và dư ăn, chỉ sợ thiếu thực phẩm vì tắc đường, thực phẩm miền xuôi không lên được.
Dạy học vùng cao Tây Giang mỗi khi mùa mưa bão về lại có biết bao nỗi lo: lo tắc đường học sinh không đến lớp, lo trường hư hỏng sụp đổ bất cứ lúc nào, lo bữa ăn không đảm bảo, đó là chưa nói tới cảnh đau ốm thì không biết phải làm sao ?... Cứ mỗi mùa mưa về, giáo viên vùng biên Tây Giang lại canh cánh trong lòng những nỗi lo ấy.
Học sinh trường tiểu học Ch’Ơm hàng ngày đi bộ đến trường, và lớp học 3 trình độ.
Trà Xinh - Ngôi trường dựng tạm…

Từ trung tâm thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi phải mất gần một ngày đường đi xe máy mới tới được trường tiểu học và THCS Trà Xinh xã Trà Xinh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi, tôi thầm hy vọng rằng sẽ được thấy các em ngồi học trong một không gian thoải mái hơn so với ở nhà. Nào ngờ, chúng tôi như đi từ căn chòi lá này sang túp lều tranh khác.
Con đường ngoằn ngoèo ven sườn núi dẫn chúng tôi đến một gian nhà dựng rất tạm bợ bằng thân cây lồ ô và những tấm bạt nilông mong manh. Những thân cây lồ ô còn non được hái vội vã khiến phòng học vốn liêu xiêu lại càng mau hư hại, mối mọt. Mọi người lại phải xoay sở để sửa sang, chắp vá tạm bợ. Tất cả cũng chỉ vì không có kinh phí để xây trường cho kiên cố…
Trong lớp, vì bàn ghế quá cao, các em tiểu học phải đứng ngửa cổ, ghì sát mặt vào bàn mới viết được bài. Mong rằng chúng ta, những trái tim nóng ấm tình người, sẽ không lướt qua những ngôi trường còn rất nhiều khó khăn thiếu thốn ấy mà không để lại chút hơi ấm của sự sẻ chia…
Ngọc Châu - Ngọc
 
Top