metyruoi
Active Member
Về phương diện giải phẫu, âm hộ là một thuật ngữ chỉ chung cho nhiều cơ quan với các tên gọi khác nhau như: đồi vệ nữ, còn gọi là gò mu, cấu trúc bởi tổ chức mỡ nằm trên xương vệ; Âm vật, tương đương với dương vật nam nhưng không có thể xốp và không có niệu đạo bên trong, dài 1 - 2 cm kích thước ngang 0,5 cm, là 1 tạng cương nằm ngay ở đầu trước khe âm hộ, dưới khớp mu, được cấu tạo bởi 2 vật hang, một thân và quy đầu âm vật; Môi lớn, là hai nếp da lớn giới hạn đến hết phần ngoài hai bên của âm hộ, nối tiếp đồi vệ nữ; Môi bé, ở phía trong 2 môi lớn, có nhiều thần kinh cảm giác; Tuyến Skène và tuyến Bartholin, là 2 tuyến tiết ra dịch để cho âm đạo luôn luôn giữ độ ẩm; Lổ niệu đạo, còn gọi là lổ tiểu, nằm dưới xương vệ khoảng 1 - 1,5 cm, ở cạnh bên lổ niệu đạo có 2 tuyến Skène; Màng trinh và lổ âm đạo, là một màng mỏng, diện tích khoảng vài cm2, gồm lớp niêm mạc phủ lên một lớp mô đàn hồi, có nhiều mạch máu nhỏ.
Về ung thư âm hộ, thì các nhà khoa học cho rằng ung thư âm hộ là căn bệnh ung thư phổ biến đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư đường sinh dục nữ và ngày nay đang có xu hướng gia tăng, bệnh thường xảy ra sau mãn kinh và nhiều nhất là ở lứa tuổi 60 - 70. Về nguyên nhân gây bệnh, hiện tại các nhà khoa vẫn chưa xác định, nhưng bệnh thường thấy ở những phụ nữ lớn tuổi, có tiền sử hành kinh muộn và có thời kỳ mãn kinh sớm trước tuổi 40, tuy nhiên cũng gặp nhưng hiếm hơn ở những phụ nữ trẻ, bệnh có mối liên hệ nhiều đến viêm nhiễm nhóm virus human papilloma, type 16 - 18 và 33 gây nên. Bệnh biểu hiện lúc đầu thường là sang thương nhỏ, ở trên phần của âm hộ, hay gặp nhất là môi lớn, sau đó sang thương lớn dần, hay gặp bằng những triệu chứng đi kèm như ngứa rát và đau xung quanh âm hộ hoặc có những khối u hay mụn rộp nổi trên mặt da, có thể kèm theo sần sùi hay chảy máu hoặc đổi màu da… Tuy nhiên, tất cả những yếu tố trên chỉ là gợi ý, muốn chẩn đoán chính xác, các thầy thuốc đều dựa vào chẩn đoán qua giải phẫu bệnh.
Về điều trị, hiện nay chủ yếu là phẫu thuật, cắt bỏ toàn bộ sang thương khi còn khu trú như ở môi lớn, âm vật, nếu để lâu, bệnh nặng thì phải cắt bỏ cả hai môi lớn, hai môi bé, mép dưới âm đạo và nạo vét hạch bẹn cả hai bên và thường phối hợp bằng hóa chất hay xạ trị.
Để ngăn chặn hay phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư bộ âm hộ nói riêng, tốt nhất vẫn là cảnh giác với ung thư bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ, 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản hay da liễu. Hoặc khi có những bất thường như thay đổi trong kích cỡ, màu sắc, hay là bề mặt của vết chàm hay vết bớt ở vùng âm hộ ngứa rát và đau xung quanh âm hộ, xuất hiện u cục hay mụn rộp nổi lên rất rõ trên da, chảy máu bất thường hay khí hư nhiều, đau rát khi tiểu tiện, vết thương, chỗ sưng hay khối u ở vùng âm hộ thì nhất thiết cần được điều trị triệt để bởi thầy thuốc chuyên khoa.
Về ung thư âm hộ, thì các nhà khoa học cho rằng ung thư âm hộ là căn bệnh ung thư phổ biến đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư đường sinh dục nữ và ngày nay đang có xu hướng gia tăng, bệnh thường xảy ra sau mãn kinh và nhiều nhất là ở lứa tuổi 60 - 70. Về nguyên nhân gây bệnh, hiện tại các nhà khoa vẫn chưa xác định, nhưng bệnh thường thấy ở những phụ nữ lớn tuổi, có tiền sử hành kinh muộn và có thời kỳ mãn kinh sớm trước tuổi 40, tuy nhiên cũng gặp nhưng hiếm hơn ở những phụ nữ trẻ, bệnh có mối liên hệ nhiều đến viêm nhiễm nhóm virus human papilloma, type 16 - 18 và 33 gây nên. Bệnh biểu hiện lúc đầu thường là sang thương nhỏ, ở trên phần của âm hộ, hay gặp nhất là môi lớn, sau đó sang thương lớn dần, hay gặp bằng những triệu chứng đi kèm như ngứa rát và đau xung quanh âm hộ hoặc có những khối u hay mụn rộp nổi trên mặt da, có thể kèm theo sần sùi hay chảy máu hoặc đổi màu da… Tuy nhiên, tất cả những yếu tố trên chỉ là gợi ý, muốn chẩn đoán chính xác, các thầy thuốc đều dựa vào chẩn đoán qua giải phẫu bệnh.
Về điều trị, hiện nay chủ yếu là phẫu thuật, cắt bỏ toàn bộ sang thương khi còn khu trú như ở môi lớn, âm vật, nếu để lâu, bệnh nặng thì phải cắt bỏ cả hai môi lớn, hai môi bé, mép dưới âm đạo và nạo vét hạch bẹn cả hai bên và thường phối hợp bằng hóa chất hay xạ trị.
Để ngăn chặn hay phòng ngừa ung thư nói chung và ung thư bộ âm hộ nói riêng, tốt nhất vẫn là cảnh giác với ung thư bằng cách đi khám phụ khoa định kỳ, 6 tháng một lần tại các cơ sở y tế chuyên khoa phụ sản hay da liễu. Hoặc khi có những bất thường như thay đổi trong kích cỡ, màu sắc, hay là bề mặt của vết chàm hay vết bớt ở vùng âm hộ ngứa rát và đau xung quanh âm hộ, xuất hiện u cục hay mụn rộp nổi lên rất rõ trên da, chảy máu bất thường hay khí hư nhiều, đau rát khi tiểu tiện, vết thương, chỗ sưng hay khối u ở vùng âm hộ thì nhất thiết cần được điều trị triệt để bởi thầy thuốc chuyên khoa.
BS.CKI. TRẦN QUỐC LONG