Vai trò người Cha trong gia đình

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Theo tác giả Muldworf, “người phụ nữ trở thành người mẹ thông qua một quá trình mang tính sinh học, trong khi người đàn ông trở thành người cha thông qua một hệ thống mang tính biểu tượng do xã hội đặt ra”. Điều đó có nghĩa là một phụ nữ trở thành người mẹ ngay khi vừa mang thai trong khi người đàn ông lại trở thành người cha thông qua một quá trình tâm lý được quyết định bởi các chuẩn mực văn hóa xã hội.

Sự tham gia của người cha trong việc chăm sóc con cái ngay từ những năm đầu tiên sẽ khiến cho đứa trẻ có được nhận thức tốt về người cha của mình sớm hơn. Người cha chính là người sẽ giúp cho đứa trẻ thoát được thế giới riêng biệt của nó, giúp cho trẻ nhận biết được thế giới xung quanh. Đối với trẻ, người cha là một hình ảnh có tính hai chiều: vừa là người đại diện cho quyền lực trong gia đình lại vừa là đối thủ cạnh tranh tình cảm của người mẹ dành cho trẻ. Các quá trình đồng hóa theo hình ảnh của người cha đều diễn ra nơi trẻ trai cũng như trẻ gái. Trẻ trai đồng hóa mình một cách trực tiếp với người cha trong khi đối với trẻ gái, quá trình đồng hóa lại diễn ra một cách gián tiếp, trẻ gái sẽ đồng hóa mình với người mẹ với tư cách là người vợ. Đến khi trẻ được 6 tuổi, nếu quá trình đồng hóa diễn ra tốt đẹp, đứa trẻ sẽ xem cha mình như là một thần tượng “bố tớ khoẻ hơn bố cậu; bố tớ là người đẹp nhất”. Đến giai đoạn phản ứng, đứa trẻ sẽ loại bỏ hình ảnh người cha nếu như ông không làm gì để bảo vệ hình ảnh của mình.

Theo Widlocher, vai trò của người cha sẽ được xác định trong một khung cảnh văn hóa – xã hội nhất định. Vì thế mỗi xã hội sẽ đặt ra cho người cha những vai trò phù hợp với đặc thù văn hóa của mình; trong khi đó, chức năng của người cha được xem như yếu tố quan trọng cho sự phát triển bình thường và chín muồi về mặt tâm lý – tình cảm của trẻ.

Chức năng của người cha là một nền tảng vững chắc cho sự hình thành nhân cách nơi trẻ. Chức năng này không luôn luôn trùng lắp với một hình ảnh đặc thù nào đó và phụ thuộc vào môi trường văn hóa. Khác với chức năng của người mẹ (có những nền tảng sinh học), không có mối quan hệ nào giữa chức năng của người cha với các đặc điểm sinh học.

Muldworf xem chức năng của người mẹ như là một thực thể gồm 3 thành tố: thỏa mãn những nhu cầu cơ bản, làm dịu những căng thẳng, bảo đảm cho sự hiện diện và an toàn. Chắc chắn người cha cũng có thể thay thế vai trò của người mẹ. Tuy nhiên vai trò của người cha không chỉ giới hạn có thế thôi. Đến đây, chúng ta có thể xác định một loạt các yếu tố đặc thù trong chức năng của người cha.

Dựa vào những nghiên cứu của Muldworf, chúng ta có thể phân chức năng của người cha ra làm hai loại: chức năng gián tiếp và chức năng trực tiếp.

Chức năng gián tiếp : Ngoài tình yêu ra người chồng còn phải có một sự hỗ trợ cho vợ mình. Người chồng phải mang lại một sự an toàn chắc chắn cho đời sống lứa đôi. Chức năng của người chồng được thể hiện qua những mối quan hệ giữa hai vợ chồng. Sự cân bằng về mặt tâm lý tình cảm của người vợ có thể được củng cố hoặc bị thương hại bởi mối quan hệ với người chồng. Do đó, tất cả những sự biến đổi trong tình cảm và cảm xúc của người vợ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ mẹ – con. Vì vậy sự cân bằng trong mối quan hệ vợ chồng là điều cần thiết cho sự phát triển tấm lý – tình cảm của trẻ. Hơn nữa, đứa trẻ sẽ thu nhận và nội tâm hóa hình ảnh của người cha mà đứa trẻ tạo lập được không chỉ qua lăng kính của chính bản thân mà còn qua lăng kính của người mẹ nữa.

Vì thế, nếu một phụ nữ coi thường chồng mình và hạ thấp uy tín của chồng trước mặt con cái làm cho trẻ vứt bỏ mà vẫn nội tâm hóa hình ảnh người cha, và sau này đứa trẻ cũng có thể giống như người cha nó hiện tại.


Chức năng trực tiếp : Người cha như một người trung gian trong mối quan hệ mẹ – con, Sự phát triển về mặt sinh học sẽ giúp đứa trẻ dần dần tách biệt ra khỏi người mẹ và tự tạo lập mối quan hệ tay đôi với người mẹ. Người mẹ cần phải chấp nhận sự độc lập của con đối với mình. Người cha cần phải giúp đỡ cho đứa con trong quá trình này, phải có một sự điều tiết về khoảng cách giữa mẹ và con cũng như đóng góp cho sự phát triển tính tự chủ của đứa con. Với chức năng của mình, người cha sẽ ngăn chặn sự xuất hiện những bà mẹ lạm dụng.
 
Top