Vào viện vì vợ gối tay

5,642
9
38

metyruoi

Active Member
Nhiều quý ông, đặc biệt là những người mới lấy vợ không được bao lâu đã phải đi viện chụp X – quang vì đau xương bả vai.

Hậu cưới vợ, đi viện vì cánh tay không nhấc lên nổi

Anh Nguyễn Văn Hiếu (ngõ Thịnh Hào 1, Tôn Đức Thắng, Hà Nội) vừa rồi đã phải vào bệnh viện chụp phim vì xương bả vai đau nhức, cánh tay phải không thể nhấc lên nổi. Trước đó anh Hiếu chưa gặp phải trường hợp này bao giờ.

Trong khi anh Hiếu lo sợ bị ảnh hưởng đến các dây thần kinh thì kết quả khám của anh lại cho thấy, anh không có bệnh hay tổn thương nào trên khớp vai.

Qua tìm hiểu triệu chứng, bác sĩ kết luận, cánh tay của anh bị đau nhức là do… việc gối đầu tay của vợ anh. Được biết, anh Hiếu mới cưới vợ hơn 1 tháng.

Trường hợp của anh Nguyễn Công Long (số 1, ngõ 252, Định Công, Hà Nội) cũng tương tự. Cánh tay đau nhức không nhấc lên nổi, đi kiểm tra sức khỏe cũng không biết vì sao đau tay. Thấy chồng đau tay, vợ anh không gối đầu tay nữa. Một tuần sau đó, cơn đau tay của anh tự chấm dứt.

Anh Lại Mạnh Cần (số 15, ngách 12, ngõ 165, Dương Quảng Hàm, Hà Nội) nhớ lại 2 năm đầu cưới vợ, tay của anh cũng thường xuyên bị đau nhức. Dù uống thuốc, bôi cao đủ các loại nhưng cũng không đỡ.

Ngày còn nhỏ, anh Vũ Quốc Nghiệp (Yên Sở, Hà Nội) bị gãy tay, đến khi có vợ anh thấy cánh tay lại tê và nhức, không đưa tay lên nổi. Vợ chồng anh sợ xương bị ảnh hưởng do ngày trước gãy tay. Nhưng khi đi khám bệnh, bác sĩ cho biết, đó không phải là hậu quả của lần gãy tay. Nhiều quý ông có vợ cũng rơi vào tình trạng như anh và đều đến gặp bác sĩ với tâm trạng lo lắng.

Từ đau nhức tay dẫn đến tiền đình, đau đầu

Theo BS Võ Tường Kha, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Thể thao Việt Nam, cấu tạo của chi trên từ vai đến ngón tay gồm: Hệ thống cơ xương khớp, đặc biệt vùng khớp vai có xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai và hệ thống nhiều gân, cơ, dây chằng. Nuôi dưỡng và chi phối hoạt động chi trên từ vai xuống bàn tay có: Hệ thống động-tĩnh-bạch mạch và thần kinh vận động, cảm giác.

Khi bị bó chặt hoặc có sức nặng đè vào vùng vai-cánh-cẳng tay sẽ gây cản trở tuần hoàn, gây thiếu máu, nợ oxy cục bộ. Lâu dần gây loạn dinh dưỡng tại chỗ. Từ đó xuất hiện đau, tê, teo vùng phía dưới bị tì đè, gây cứng khớp do bất động khớp quá lâu.

Khi chụp X-quang khớp vai, những tổn thương này không thể nhìn thấy nhưng nếu để lâu dài, có thể nhìn thấy hình ảnh xơ hoặc vôi hoá (thoái hóa) điểm bám gân cơ, bao cơ, dây chằng, hoặc hình ảnh xốp xương, lâu dần sẽ làm thiểu năng tuần hoàn não, tiền đình, đau đầu.

Khi đã bị tổn thương, bất kỳ một sự tỳ đè nào đều làm cho sự thiếu dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu oxy nặng hơn, nên hội chứng vai-gáy-cánh-cẳng tay càng rõ và nặng hơn.

Việc cho vợ gối tay là biểu hiện tình yêu thương, sự che chở, sự vỗ về của người chồng đối với vợ nhưng vẫn phải “lượng sức thời gian, vị trí, tư thế gối tay” cho hợp lý, nhất là những người có bệnh lý vùng vai-gáy-cánh-cẳng tay. Nên thay đổi vị trí, tư thế gối tay thường xuyên.


Theo Phunuonline

Không cho gối tay vợ kêu khó ngủ, mà chiều vợ thì khổ như thế này! Hí hí...:D
 
Top