- 78
- 0
- 0
XiaoSinAFC
New Member
Chị đổ quỵ xuống, nghe như có tiếng sét đánh ngang tai khi bác sĩ cho hay đứa con thơ đã bị suy thận mãn giai đoạn cuối. Không tiền chữa trị, không có cả luôn bảo hiểm y tế, người mẹ nghèo chỉ biết ngậm ngùi ôm túi quần áo chực mang con về
Trong không khí ảm đạm của buổi chiều mưa tầm tã, chị cứ đứng lên rồi lại ngồi xuống mà lòng bứt rứt không yên. Quay sang nhìn đứa con thơ đã thiêm thiếp ngủ bởi phải nằm truyền quá lâu, nước mắt chị lại giàn giụa. Vài bộ quần áo cũ chị đã gấp gọn cả vào túi để đợi con truyền xong sẽ đi về. Có ai đi qua hỏi chị chỉ mếu máo nói không nên lời: “Tôi phải đưa cháu về thôi, tiền mua bát mì tôm cũng không còn thì làm sao có tiền chữa bệnh đây”
Bé Duyên bị suy thận mãn giai đoạn cuối, người mẹ nghèo cầm cự kéo dài sự sống cho con đến hồi kiệt quệ
Mới vào viện được 2 tuần nhưng các bác sĩ và những người nhà bệnh nhân ở khoa Tim - Thận bệnh viện Nhi TW ai cũng thương xót cho hoàn cảnh hai mẹ con chị Nguyễn Thị Tuyên (thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên) có con là cháu Mai Bình Duyên (7 tuổi). Từ ngày vào viện bữa nào cũng thấy chị chỉ mua cơm nóng cho con ăn còn mình thì pha vội vàng bát mì tôm với ít nước sôi xin trong bệnh viện. Mấy hôm hết sạch tiền chị không ăn gì cả cứ ôm bụng đói như thế mà đi xin cháo cho con.
Bé Duyên năm nay đã 7 tuổi nhưng chỉ nặng vẻn vẹn chưa đầy 12kg, cơ thể gầy còm yếu ớt rặt chỉ thấy xương, duy chỉ có gương mặt trông lanh lợi và đáng yêu. Không giống với các bạn trong phòng, em tỏ ra rất hiếu động. Hễ cứ rút ống truyền ra khỏi là lại lon ton chạy ngay ra phía hàng lang bệnh viện nhìn mọi người qua lại và cười thích chí. Rồi những cơn đau lại ập đến, chân tay bủn rủn thằng bé bắt đầu sa sầm mặt mày khiến chị lại phải hốt hoảng bế con vào giường nằm.
Sau mỗi lần chạy thận nhân tạo, bé Duyên lại nở nụ cười như chưa bao giờ mang bệnh
Bác sĩ Đỗ Bích Hằng, khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé Mai Bình Duyên bị teo thận bẩm sinh nhưng do không được phát hiện và chữa sớm nên đã chuyển sang suy thận mãn giai đoạn cuối. Trừ trường hợp có người hiến thận may ra em mới có khả năng chữa trị còn không chỉ là biện pháp để kéo dài sự sống bằng cách lọc máu ngoài thận cho đến hết đời. Còn một điều nữa khiến bác sĩ cũng cảm thấy ái ngại đó là trường hợp của em không có bảo hiểm y tế nên không được trợ cấp một khoản chi phí nào cả. Việc chữa trị để cứu sống em lại mất một khoản tiền không hề nhỏ bởi thời gian kéo dài và quy trình phức tạp.
Nói đến việc không đưa bé Duyên đi khám bệnh sớm, chị Tuyên cứ cúi gằm mặt xuống mà nức nở: “Cũng tại vợ chồng tôi nghèo quá nên cứ lần khất mãi, thấy con yếu và gầy hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi thì chỉ nghĩ tại không được cho ăn đầy đủ nên chỉ biết gắng làm thuê để có tiền mua thức ăn cho con. Thời gian vừa rồi thấy con yếu hẳn mới tá hỏa đưa đi viện thì phát hiện bệnh đã quá nặng như thế này…Thật tình tôi không biết phải làm sao nữa”.
Cái đói, cái nghèo bủa vây khi cả hai vợ chồng nay ốm, mai đau với tài sản duy nhất bám trụ chỉ có 2 sào ruộng. Vì vậy thật không nỡ khi có ai đó trách họ “vì anh chị không đưa con đi sớm nên thằng bé mới ra nông nỗi này”.
Khuôn mặt của bé rất xinh xắn nhưng đã sớm mắc phải căn bệnh hiểm nghèo
Đang dở câu chuyện thì em tỉnh dậy, đang định trốn mẹ chạy ra ngoài khiến tôi phải dỗ: “Không ra ngoài nữa. Nằm đây cô chụp ảnh cho nhé”. Thằng bé cười thích chí, cố tình nằm bắt chân chữ ngũ nói với tôi: “Cô chụp cháu như thế này đi, như thế mới không giống là cháu đang nằm viện”. Tôi nhìn em mà lòng thấy đau quặn thắt, là lần đầu tiên tôi thấy một em bé lại hồn nhiên đến thế cho dù những ngày dài phía trước sẽ đầy rẫy những đám mây đen.
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s718-522087/ve-thoi-con-nhe-vi-me-khong-co-tien.htm
Trong không khí ảm đạm của buổi chiều mưa tầm tã, chị cứ đứng lên rồi lại ngồi xuống mà lòng bứt rứt không yên. Quay sang nhìn đứa con thơ đã thiêm thiếp ngủ bởi phải nằm truyền quá lâu, nước mắt chị lại giàn giụa. Vài bộ quần áo cũ chị đã gấp gọn cả vào túi để đợi con truyền xong sẽ đi về. Có ai đi qua hỏi chị chỉ mếu máo nói không nên lời: “Tôi phải đưa cháu về thôi, tiền mua bát mì tôm cũng không còn thì làm sao có tiền chữa bệnh đây”
Bé Duyên bị suy thận mãn giai đoạn cuối, người mẹ nghèo cầm cự kéo dài sự sống cho con đến hồi kiệt quệ
Mới vào viện được 2 tuần nhưng các bác sĩ và những người nhà bệnh nhân ở khoa Tim - Thận bệnh viện Nhi TW ai cũng thương xót cho hoàn cảnh hai mẹ con chị Nguyễn Thị Tuyên (thôn Ba Đông, xã Phan Sào Nam, huyện Phủ Cừ, tỉnh Hưng Yên) có con là cháu Mai Bình Duyên (7 tuổi). Từ ngày vào viện bữa nào cũng thấy chị chỉ mua cơm nóng cho con ăn còn mình thì pha vội vàng bát mì tôm với ít nước sôi xin trong bệnh viện. Mấy hôm hết sạch tiền chị không ăn gì cả cứ ôm bụng đói như thế mà đi xin cháo cho con.
Bé Duyên năm nay đã 7 tuổi nhưng chỉ nặng vẻn vẹn chưa đầy 12kg, cơ thể gầy còm yếu ớt rặt chỉ thấy xương, duy chỉ có gương mặt trông lanh lợi và đáng yêu. Không giống với các bạn trong phòng, em tỏ ra rất hiếu động. Hễ cứ rút ống truyền ra khỏi là lại lon ton chạy ngay ra phía hàng lang bệnh viện nhìn mọi người qua lại và cười thích chí. Rồi những cơn đau lại ập đến, chân tay bủn rủn thằng bé bắt đầu sa sầm mặt mày khiến chị lại phải hốt hoảng bế con vào giường nằm.
Sau mỗi lần chạy thận nhân tạo, bé Duyên lại nở nụ cười như chưa bao giờ mang bệnh
Bác sĩ Đỗ Bích Hằng, khoa Thận, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, bé Mai Bình Duyên bị teo thận bẩm sinh nhưng do không được phát hiện và chữa sớm nên đã chuyển sang suy thận mãn giai đoạn cuối. Trừ trường hợp có người hiến thận may ra em mới có khả năng chữa trị còn không chỉ là biện pháp để kéo dài sự sống bằng cách lọc máu ngoài thận cho đến hết đời. Còn một điều nữa khiến bác sĩ cũng cảm thấy ái ngại đó là trường hợp của em không có bảo hiểm y tế nên không được trợ cấp một khoản chi phí nào cả. Việc chữa trị để cứu sống em lại mất một khoản tiền không hề nhỏ bởi thời gian kéo dài và quy trình phức tạp.
Nói đến việc không đưa bé Duyên đi khám bệnh sớm, chị Tuyên cứ cúi gằm mặt xuống mà nức nở: “Cũng tại vợ chồng tôi nghèo quá nên cứ lần khất mãi, thấy con yếu và gầy hơn nhiều so với các bạn cùng tuổi thì chỉ nghĩ tại không được cho ăn đầy đủ nên chỉ biết gắng làm thuê để có tiền mua thức ăn cho con. Thời gian vừa rồi thấy con yếu hẳn mới tá hỏa đưa đi viện thì phát hiện bệnh đã quá nặng như thế này…Thật tình tôi không biết phải làm sao nữa”.
Cái đói, cái nghèo bủa vây khi cả hai vợ chồng nay ốm, mai đau với tài sản duy nhất bám trụ chỉ có 2 sào ruộng. Vì vậy thật không nỡ khi có ai đó trách họ “vì anh chị không đưa con đi sớm nên thằng bé mới ra nông nỗi này”.
Khuôn mặt của bé rất xinh xắn nhưng đã sớm mắc phải căn bệnh hiểm nghèo
Đang dở câu chuyện thì em tỉnh dậy, đang định trốn mẹ chạy ra ngoài khiến tôi phải dỗ: “Không ra ngoài nữa. Nằm đây cô chụp ảnh cho nhé”. Thằng bé cười thích chí, cố tình nằm bắt chân chữ ngũ nói với tôi: “Cô chụp cháu như thế này đi, như thế mới không giống là cháu đang nằm viện”. Tôi nhìn em mà lòng thấy đau quặn thắt, là lần đầu tiên tôi thấy một em bé lại hồn nhiên đến thế cho dù những ngày dài phía trước sẽ đầy rẫy những đám mây đen.
Nguồn: http://dantri.com.vn/c167/s718-522087/ve-thoi-con-nhe-vi-me-khong-co-tien.htm