metyruoi
Active Member
TTO - Hàng loạt vụ học trò tự tử trong thời gian ngắn khiến cộng đồng trăn trở. Điều đáng nói là nhiều bậc cha mẹ trong cuộc hàng ngày thấy rằng con mình "hoàn toàn bình thường".
Nhưng những dòng nhật ký "bí mật không thể bật mí" của các em là điều chúng ta phải đau xót, suy nghĩ.
Vì đâu con trẻ không tâm sự hết buồn vui với mẹ cha? Vì đâu con không tìm đến cha mẹ khi đang trong "tâm bão"? Vì đâu có những bạn trẻ chọn cách đeo "chiếc mặt nạ" đứa con ngoan, học sinh bình thường trước người lớn dù tâm lý đang khủng hoảng nặng nề?
Tuổi Trẻ Online mời bạn theo dõi một số tâm sự của bạn trẻ.
Cha mẹ nên giành thời gian gần gũi con cái. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Gia Tiến
* L.N.N. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): "Tôi giận vì có lúc mẹ phủ nhận tôi"
Bố mẹ tôi đi làm suốt ngày nên từ nhỏ tôi đã tự lập: tự đạp xe đi học, nấu cơm, chăm em… và luôn là con gái ngoan ngoãn trong mắt mọi người.
Năm học lớp 10, tôi kết thân với nhóm bạn thuộc gia đình khá giả, có lối sống rất thoáng, kể cả trong chuyện yêu đương, giới tính. Nhóm bạn của tôi có hai bạn nữ là les (đồng tính nữ) và một bạn nam là gay (đồng tính nam). Tôi xem đó là chuyện bình thường, thậm chí rất cảm thông.
Từ chỗ cảm thông, dần dà, tôi chuyển sang tò mò rồi cũng nghĩ mình đã yêu... một cô bạn. Tôi thay đổi hẳn ngoại hình: cắt tóc ngắn, cố tập dáng đi như đàn ông, cư xử mạnh mẽ hơn, cúp học, đi chơi khuya... Sự thay đổi này khiến bố mẹ tôi chú ý.
Một mặt, tôi muốn bố mẹ thấy tôi "là lạ" để quan tâm tôi hơn, mặt khác tôi lo sợ vì thừa biết bố mẹ sẽ không bao giờ chấp nhận việc tôi... bị đồng tính. Mỗi lần bố mẹ gặng hỏi, tôi lại chối quanh co. Rồi hàng xóm rỉ tai nhau. Bố mẹ thuê người theo dõi tôi. Khi biết tôi đang cặp kè với một cô gái, bố mẹ mắng tôi không tiếc lời rằng tôi làm nhục gia đình, khiến họ xấu mặt với hàng xóm.
Mẹ thậm chí còn nói: “Biết vậy lúc mới sinh nó ra, bóp mũi nó chết cho rồi!”. Câu nói đó chạm tới tự ái của tôi. Tôi không ngờ bố mẹ có thể phủ nhận tôi tàn nhẫn như vậy. Tôi giam mình trong phòng, gục đầu trong bóng tối, khóc nức nở. Tôi nghĩ đến cái chết bằng cách dùng dao cắt mạch máu. Nhưng rồi tôi không dám. Tôi vật vờ trong phòng không ăn uống gì, đến khi thức dậy thấy mình đang nằm... trong bệnh viện.
Bố mẹ thay nhau xin nghỉ việc ở cơ quan để chăm sóc tôi. Tôi còn giận mẹ lắm nhưng rồi những cử chỉ quan tâm chăm sóc của mẹ khiến tôi suy nghĩ lại.
Giờ đây, tôi đã có bạn trai, đã trở về với giới tính thật của mình. Bố mẹ đã già yếu đi nhiều. Nhiều lúc nghĩ lại tôi thấy mình thật nông nổi, nếu lúc đó tôi tự tử thì giờ đây tôi làm sao có cơ hội đền đáp công ơn bố mẹ?
Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - học sinh lớp 7A2 Trường cấp II Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil - một trong ba em học sinh tự tử ngày 17-3 - Ảnh: Đức Lập
* H.Q.T - học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM): "Đừng đánh con bằng lời nói"
Khi có chuyện buồn, tôi thường chia sẻ với bạn bè hơn với gia đình. Đơn giản vì bạn bè đồng lứa, gần gũi với mình hơn. Thêm nữa, tôi nghĩ mình đủ lớn để tự giải quyết những khó khăn riêng.
Khó chịu nhất là những lúc tôi học chưa tốt, bị giáo viên la, về kể với ba mẹ thì bị... la tiếp. Ví dụ như ba mẹ bảo tôi không biết suy nghĩ, không hiểu tầm quan trọng của việc học... Vậy là "áp lực chồng áp lực". Thế nên tôi rút kinh nghiệm thỉnh thoảng không kể với ba mẹ chuyện không vui trong học tập.
Trong lúc giận, tôi từng nghĩ đển chuyện bỏ nhà đi, tự tử... Nhưng khi bình tĩnh lại, tôi nghĩ rằng bỏ nhà đi thì biết đi đâu, về đâu, còn tự tử chỉ thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm, yếu đuối.
Tôi hiểu người lớn chịu nhiều áp lực hơn người trẻ. Nhưng cũng xin hãy hiểu rằng mỗi độ tuổi có sức chịu đựng áp lực khác nhau. Vì vậy xin người lớn hãy đặt mình vào vị trí người trẻ để có cách giáo dục phù hợp, đừng đánh chúng con bằng lời nói.
* N.M.L - (học sinh lớp 9, Q.Gò Vấp, TP.HCM): "Tôi ghét ba mẹ bênh em tôi"
Năm tôi học lớp 6, mẹ có em bé. Mọi người thường chọc tôi rằng tôi sắp bị ra rìa. Tôi chỉ cười cười khi nghe nói thế vì tôi rất háo hức được nựng em.
Em bé ra đời, cả nhà hết mực quan tâm, yêu thương em. Từ ngày có em, mỗi sáng bố phải đi chợ giúp mẹ nên tôi phải đi xe ôm đi học. Mẹ không còn cùng tôi ôn bài mỗi tối, không còn nấu những món tôi thích. Ba ít hỏi han tôi thích ăn vặt gì để mua cho. Vì vậy nhiều lúc rất thương em của mình nhưng cũng có lúc tôi ghét nó.
Lần nọ, em đòi chơi bức tượng tôi rất thích mà ba mua cho tôi. Tôi không cho thì mẹ rầy, bảo tôi đưa ngay cho em. Em bé chơi được một lúc thì làm bể bức tượng. Tôi la em, nó bật khóc. Mẹ vừa dỗ dành bé vừa đánh vào vai tôi chan chát, nói: “Bể thì mua cái khác, sao lại la em? Em bé có biết gì đâu!”. Tôi uất ức, quay sang nhìn ba cầu cứu. Ba bảo: “Mai mốt ba mua cho cái khác chứ có gì đâu?”.
Vừa buồn tủi vừa giận ba mẹ vì không quan tâm cảm xúc của tôi. Tối đó, tôi viết một lá thư “tuyệt mệnh”, nói hết những bức xúc trong lòng rồi dự định bỏ nhà đi. Nhưng khi viết xong thư thì tôi bình tâm lại. Cũng may đã không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra!
* N.V.C.M - học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM: "Lịch học dày đặc, thời gian nói chuyện với bố mẹ càng ít"
Khi có chuyện buồn, tôi thường tự giải quyết lấy vì gia đình dạy tôi tự lập từ nhỏ. Vì lịch học dày đặc nên tôi có rất ít thời gian để nói chuyện với bố mẹ. Những chuyện quan trọng tôi mới kể với bố mẹ, còn những chuyện không quan trọng thì tôi giữ lại.
Tôi nghĩ các bạn học sinh tự tử vì sự quan tâm từ phía gia đình và nhà trường hơi ít, trong khi các bạn đang ở độ tuổi có những thay đổi trong suy nghĩ và rất cần những chỉ bảo đúng đắn.
Nhiều bố mẹ hiện nay quá bận, sáng đi làm tới tối mới về, còn các bạn học sinh cũng học hành tới khuya, không đủ thời gian học nói chi chuyện tâm sự với gia đình. Một lý do khác mà bạn trẻ không dám tâm sự với ba mẹ là do ba mẹ không muốn nghe, hoặc nghe thì ngay lập tức cấm đoán, phê phán.
Vì vậy khi có sự cố, các bạn phải tự giải quyết mà không có sự hướng dẫn, dẫn đến những quyết định sai lầm, lệch lạc, đáng tiếc.
Hai chị em tôi cô đơn
Tôi làm chị của một em gái ngỗ ngược. Tôi không thể dạy được em, còn bố mẹ quá bận kiếm tiền, lúc nào cũng nói "vì tương lai các con". Bố mẹ không có một phút cho em tôi, vậy làm sao bảo nó ngoan, hiểu và yêu bố mẹ?
Tôi đủ lớn để hiểu tại sao bố mẹ quá bận như vậy nhưng em gái tôi làm sao hiểu? Tôi làm thay thế được bố mẹ? Chưa bao giờ bố mẹ hỏi chúng tôi cần tiền hay cần sự quan tâm của bố mẹ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu em gái tôi có những lỡ lầm.
QUỲNH ANH
TRUNG UYÊN - THIÊN HƯƠNG ghi
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/483665/Vi sao-con giau-ba-me-chuyen-bi-mat.html
Nhưng những dòng nhật ký "bí mật không thể bật mí" của các em là điều chúng ta phải đau xót, suy nghĩ.
Vì đâu con trẻ không tâm sự hết buồn vui với mẹ cha? Vì đâu con không tìm đến cha mẹ khi đang trong "tâm bão"? Vì đâu có những bạn trẻ chọn cách đeo "chiếc mặt nạ" đứa con ngoan, học sinh bình thường trước người lớn dù tâm lý đang khủng hoảng nặng nề?
Tuổi Trẻ Online mời bạn theo dõi một số tâm sự của bạn trẻ.
Cha mẹ nên giành thời gian gần gũi con cái. Ảnh chỉ mang tính minh họa: Gia Tiến
* L.N.N. (Q.Bình Thạnh, TP.HCM): "Tôi giận vì có lúc mẹ phủ nhận tôi"
Bố mẹ tôi đi làm suốt ngày nên từ nhỏ tôi đã tự lập: tự đạp xe đi học, nấu cơm, chăm em… và luôn là con gái ngoan ngoãn trong mắt mọi người.
Năm học lớp 10, tôi kết thân với nhóm bạn thuộc gia đình khá giả, có lối sống rất thoáng, kể cả trong chuyện yêu đương, giới tính. Nhóm bạn của tôi có hai bạn nữ là les (đồng tính nữ) và một bạn nam là gay (đồng tính nam). Tôi xem đó là chuyện bình thường, thậm chí rất cảm thông.
Từ chỗ cảm thông, dần dà, tôi chuyển sang tò mò rồi cũng nghĩ mình đã yêu... một cô bạn. Tôi thay đổi hẳn ngoại hình: cắt tóc ngắn, cố tập dáng đi như đàn ông, cư xử mạnh mẽ hơn, cúp học, đi chơi khuya... Sự thay đổi này khiến bố mẹ tôi chú ý.
Một mặt, tôi muốn bố mẹ thấy tôi "là lạ" để quan tâm tôi hơn, mặt khác tôi lo sợ vì thừa biết bố mẹ sẽ không bao giờ chấp nhận việc tôi... bị đồng tính. Mỗi lần bố mẹ gặng hỏi, tôi lại chối quanh co. Rồi hàng xóm rỉ tai nhau. Bố mẹ thuê người theo dõi tôi. Khi biết tôi đang cặp kè với một cô gái, bố mẹ mắng tôi không tiếc lời rằng tôi làm nhục gia đình, khiến họ xấu mặt với hàng xóm.
Mẹ thậm chí còn nói: “Biết vậy lúc mới sinh nó ra, bóp mũi nó chết cho rồi!”. Câu nói đó chạm tới tự ái của tôi. Tôi không ngờ bố mẹ có thể phủ nhận tôi tàn nhẫn như vậy. Tôi giam mình trong phòng, gục đầu trong bóng tối, khóc nức nở. Tôi nghĩ đến cái chết bằng cách dùng dao cắt mạch máu. Nhưng rồi tôi không dám. Tôi vật vờ trong phòng không ăn uống gì, đến khi thức dậy thấy mình đang nằm... trong bệnh viện.
Bố mẹ thay nhau xin nghỉ việc ở cơ quan để chăm sóc tôi. Tôi còn giận mẹ lắm nhưng rồi những cử chỉ quan tâm chăm sóc của mẹ khiến tôi suy nghĩ lại.
Giờ đây, tôi đã có bạn trai, đã trở về với giới tính thật của mình. Bố mẹ đã già yếu đi nhiều. Nhiều lúc nghĩ lại tôi thấy mình thật nông nổi, nếu lúc đó tôi tự tử thì giờ đây tôi làm sao có cơ hội đền đáp công ơn bố mẹ?
Những dòng tâm sự trong cuốn nhật ký của em Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - học sinh lớp 7A2 Trường cấp II Phan Chu Trinh, xã Đắk Sắk, huyện Đắk Mil - một trong ba em học sinh tự tử ngày 17-3 - Ảnh: Đức Lập
* H.Q.T - học sinh Trường THPT Nguyễn An Ninh (Q.10, TP.HCM): "Đừng đánh con bằng lời nói"
Khi có chuyện buồn, tôi thường chia sẻ với bạn bè hơn với gia đình. Đơn giản vì bạn bè đồng lứa, gần gũi với mình hơn. Thêm nữa, tôi nghĩ mình đủ lớn để tự giải quyết những khó khăn riêng.
Khó chịu nhất là những lúc tôi học chưa tốt, bị giáo viên la, về kể với ba mẹ thì bị... la tiếp. Ví dụ như ba mẹ bảo tôi không biết suy nghĩ, không hiểu tầm quan trọng của việc học... Vậy là "áp lực chồng áp lực". Thế nên tôi rút kinh nghiệm thỉnh thoảng không kể với ba mẹ chuyện không vui trong học tập.
Trong lúc giận, tôi từng nghĩ đển chuyện bỏ nhà đi, tự tử... Nhưng khi bình tĩnh lại, tôi nghĩ rằng bỏ nhà đi thì biết đi đâu, về đâu, còn tự tử chỉ thể hiện sự trốn tránh trách nhiệm, yếu đuối.
Tôi hiểu người lớn chịu nhiều áp lực hơn người trẻ. Nhưng cũng xin hãy hiểu rằng mỗi độ tuổi có sức chịu đựng áp lực khác nhau. Vì vậy xin người lớn hãy đặt mình vào vị trí người trẻ để có cách giáo dục phù hợp, đừng đánh chúng con bằng lời nói.
* N.M.L - (học sinh lớp 9, Q.Gò Vấp, TP.HCM): "Tôi ghét ba mẹ bênh em tôi"
Năm tôi học lớp 6, mẹ có em bé. Mọi người thường chọc tôi rằng tôi sắp bị ra rìa. Tôi chỉ cười cười khi nghe nói thế vì tôi rất háo hức được nựng em.
Em bé ra đời, cả nhà hết mực quan tâm, yêu thương em. Từ ngày có em, mỗi sáng bố phải đi chợ giúp mẹ nên tôi phải đi xe ôm đi học. Mẹ không còn cùng tôi ôn bài mỗi tối, không còn nấu những món tôi thích. Ba ít hỏi han tôi thích ăn vặt gì để mua cho. Vì vậy nhiều lúc rất thương em của mình nhưng cũng có lúc tôi ghét nó.
Lần nọ, em đòi chơi bức tượng tôi rất thích mà ba mua cho tôi. Tôi không cho thì mẹ rầy, bảo tôi đưa ngay cho em. Em bé chơi được một lúc thì làm bể bức tượng. Tôi la em, nó bật khóc. Mẹ vừa dỗ dành bé vừa đánh vào vai tôi chan chát, nói: “Bể thì mua cái khác, sao lại la em? Em bé có biết gì đâu!”. Tôi uất ức, quay sang nhìn ba cầu cứu. Ba bảo: “Mai mốt ba mua cho cái khác chứ có gì đâu?”.
Vừa buồn tủi vừa giận ba mẹ vì không quan tâm cảm xúc của tôi. Tối đó, tôi viết một lá thư “tuyệt mệnh”, nói hết những bức xúc trong lòng rồi dự định bỏ nhà đi. Nhưng khi viết xong thư thì tôi bình tâm lại. Cũng may đã không có chuyện gì đáng tiếc xảy ra!
* N.V.C.M - học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM: "Lịch học dày đặc, thời gian nói chuyện với bố mẹ càng ít"
Khi có chuyện buồn, tôi thường tự giải quyết lấy vì gia đình dạy tôi tự lập từ nhỏ. Vì lịch học dày đặc nên tôi có rất ít thời gian để nói chuyện với bố mẹ. Những chuyện quan trọng tôi mới kể với bố mẹ, còn những chuyện không quan trọng thì tôi giữ lại.
Tôi nghĩ các bạn học sinh tự tử vì sự quan tâm từ phía gia đình và nhà trường hơi ít, trong khi các bạn đang ở độ tuổi có những thay đổi trong suy nghĩ và rất cần những chỉ bảo đúng đắn.
Nhiều bố mẹ hiện nay quá bận, sáng đi làm tới tối mới về, còn các bạn học sinh cũng học hành tới khuya, không đủ thời gian học nói chi chuyện tâm sự với gia đình. Một lý do khác mà bạn trẻ không dám tâm sự với ba mẹ là do ba mẹ không muốn nghe, hoặc nghe thì ngay lập tức cấm đoán, phê phán.
Vì vậy khi có sự cố, các bạn phải tự giải quyết mà không có sự hướng dẫn, dẫn đến những quyết định sai lầm, lệch lạc, đáng tiếc.
Hai chị em tôi cô đơn
Tôi làm chị của một em gái ngỗ ngược. Tôi không thể dạy được em, còn bố mẹ quá bận kiếm tiền, lúc nào cũng nói "vì tương lai các con". Bố mẹ không có một phút cho em tôi, vậy làm sao bảo nó ngoan, hiểu và yêu bố mẹ?
Tôi đủ lớn để hiểu tại sao bố mẹ quá bận như vậy nhưng em gái tôi làm sao hiểu? Tôi làm thay thế được bố mẹ? Chưa bao giờ bố mẹ hỏi chúng tôi cần tiền hay cần sự quan tâm của bố mẹ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu em gái tôi có những lỡ lầm.
QUỲNH ANH
TRUNG UYÊN - THIÊN HƯƠNG ghi
http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/483665/Vi sao-con giau-ba-me-chuyen-bi-mat.html