Vì sao hôn nhân "tập hai" đầy nguy cơ tan vỡ?

10,224
30
48

ALnML

Super Moderator
Vì sao hôn nhân "tập hai" đầy nguy cơ tan vỡ?

07/04/2011 09:04 Khi bước vào cuộc hôn nhân thứ hai, hầu như ai cũng hy vọng rằng mối quan hệ mới này sẽ thành công hơn so với mối quan hệ trước đó. Tuy nhiên, kỳ vọng này không hẳn thành hiện thực, và đôi khi một lần nữa lại kết thúc bằng ly hôn.
Có vẻ như, người ta đã thu nhập được kinh nghiệm để không lặp lại sai lầm trong quá khứ. Nhưng thật ra, trong các cuộc hôn nhân lần hai này cũng có những cạm bẫy. Chuyên gia tâm lý gia đình Olga Mshanskaya cho biết, con số thống kê các cuộc ly dị của hôn nhân "tập hai" cũng xấp xỉ như hôn nhân "tập một". Nhưng lý do khiến các cuộc hôn nhân tan vỡ thường khác nhau chút ít.
Theo "vết xe đổ"
Những vết hằn của cuộc hôn nhân trước sẽ khiến bạn rụt rè ở cuộc hôn nhân thứ 2. Ảnh minh họa nguồn Internet
Chúng ta có thể bị thu hút bởi cùng một kiểu người. Ví dụ, Victor, 34 tuổi, luôn luôn bị thu hút bởi những người phụ nữ có vẻ yếu đuối, mỏng manh. Bên cạnh họ, anh ta cảm thấy mình mạnh mẽ và tự tin. Vì đã từng phải chịu đựng những cơn khủng hoảng tâm lý của người vợ đầu tiên, anh ta luôn an ủi "tập hai" cố gắng hết sức để giữ gìn gia đình. Tuy nhiên, người vợ đã bỏ đi, vì: một người đàn ông quá chịu đựng khiến cô ta mệt mỏi và cô ta cần người nào đó cá tính hơn, nên cô quyết định tìm người khác... Một năm sau, Victor kết hôn một lần nữa. Ngay trước khi kết hôn, "niềm đam mê mới" của anh ta lại bắt đầu lên cơn thần kinh và đuổi anh ta ra khỏi nhà… Họ đã kết hôn, và lại ly hôn một lần nữa.

Lời khuyên của nhà tư vấn:
Nếu người bạn đời mới của bạn có tính cách giống như người cũ thì khả năng các vấn đề sẽ lặp lại như cuộc hôn nhân đầu. Chỉ có một lối thoát: hãy thay đổi chính mình, xây dựng mối quan hệ khác đi hay là đừng chọn mối quan hệ đó.
Sự so sánh bất lợi
Khi bước vào cuộc hôn nhân thứ 2, chúng ta thường cố tình hay không cố tình bắt đầu so sánh người mới với người cũ. Sự so sánh ấy không phải lúc nào cũng có lợi cho người thứ hai.
Anton, 32 tuổi, ly hôn với người vợ đầu cùng tuổi với anh ta, sau đó anh say mê cô gái trẻ 20 tuổi Sabina. Thế nhưng khi Sabina và anh bắt đầu sống chung thì anh mới biết rằng Sabina không biết nấu ăn và nói chung là không biết làm gì để chăm sóc gia đình. Cô gái chỉ thích ăn diện và đi chơi. Cuối cùng, chỉ ba tháng sau đám cưới, họ ly hôn.
Lời khuyên của nhà tư vấn:
Khi so sánh với vợ hay chồng cũ, bạn sẽ nhìn thấy những điều không phù hợp, những thiếu sót của người đến sau. Tuy nhiên, cuộc sống vợ chồng của mỗi gia đình có những sắc thái khác nhau, và người ta cho rằng những thiếu sót của người mới có khi còn tệ hại hơn người trước. Vì thế, để cuộc hôn nhân thứ hai không thất bại, bạn nên tìm ra những phẩm chất cần thiết quan trọng đối với bạn trong cuộc sống gia đình. Đừng cố gắng tìm khiếm khuyết của người kia, hãy tìm những phẩm chất tích cực ở người bạn đời, bởi không ai hoàn hảo như ta mong muốn.
Sợ hãi và mất lòng tin
Nhiều người trong chúng ta có tâm lý “chim sợ cành cong”. Chúng ta quyết định lập gia đình lần nữa, nhưng lại nhìn người thứ hai với sự thận trọng: “Biết đâu anh ta (hay cô ta) cũng có những điều không thể hòa hợp, không thể chịu đựng được”
Alla, 30 tuổi, ly hôn với người chồng đầu tiên vì anh ta liên tục ngoại tình. Ba năm sau, cô lấy chồng lần thứ hai. Thế nhưng ngay từ những ngày đầu tiên chung sống, cô đã luôn lo sợ bị phản bội. Cô luôn luôn... ngửi hít chồng, kiểm tra xem anh ta có mùi nước hoa lạ hay không, cô tìm trong túi anh ta và trong máy tính anh ta mọi dấu hiệu của sự phản bội, gây gổ với chồng mỗi khi anh ta đi làm về và cuối cùng họ cũng phải ly hôn.
Lời khuyên của nhà tư vấn:
Với những người mà hôn nhân đầu thực sự chỉ toàn những kinh nghiệm tiêu cực, họ có thể một cách vô thức, mang những kinh nghiệm đó vào mối quan hệ thứ hai.
Đầu tiên, mối quan hệ hôn nhân luôn phải được đặt trên cơ sở của lòng tin. Thứ hai, hãy tự nhủ rằng đàn ông (hay đàn bà) hoàn toàn khác nhau và không nhất định là người bạn đời mới của bạn sẽ cư xử giống y như người trước, sử xự không ra gì, phản bội. Hãy nhìn mọi việc bằng cái nhìn tích cực hơn!
Đó không phải là người “của mình”
Đôi khi có những cuộc chia tay vì những lý do hết sức vặt vãnh ( mà chỉ sau này người ta mới nhìn ra). Như, người vợ không biết nấu ăn, hoặc người chồng kiếm tiền quá ít. Chúng ta đi tìm đối tác mới, một người vợ nấu ăn ngon lành hơn hay một anh chàng có hàng núi tiền... Thế nhưng đến lúc này lại xảy ra một điều vô cùng thú vị! Hóa ra là người đầu tiên mới chính là một nửa thực sự của mình, anh ta hiểu bạn, cảm nhận được bạn, còn người thứ hai – không phải là người thích hợp với mình. Vấn đề là như thế!
Vera, 36, tuổi kể: Tôi ly dị với người chồng đầu tiên khi cảm thấy tình yêu hình như đã cạn. Bây giờ, tôi đang sống với Gheorghi, nhưng anh ấy hoàn toàn là một người xa lạ với tôi. Người chồng đầu hiểu từng cái nhăn mặt của tôi, anh ấy là một người hết sức gần gũi… Còn với người chồng hiện tại – chúng tôi chẳng hiểu gì về nhau.
Lời khuyên của nhà tư vấn:
Những người đã sống trong một cuộc hôn nhân nhiều năm thường gắn bó với nhau bởi những điều rất mật thiết và mạnh mẽ. Nhưng mối quan hệ nào cũng không tránh khỏi khủng hoảng, mà đôi khi chúng kết thúc trong ly hôn. Cả hai bước vào cuộc hôn nhân mới, nhưng nhanh chóng nhận ra rằng nó là một sai lầm ... Làm gì trong tình huống này? Hãy chờ một cuộc khủng hoảng mới. Có thể các bạn sẽ phải chia tay nhau một thời gian. Nhưng cũng đừng vội ly hôn! Còn nếu bạn tin rằng đó không phải là người của bạn, hãy tìm kiếm "người của mình"!

Theo PNO
 
Top