Ðề: Vì sao phải nói nhiều?
Dịch ra thế này :
Kính thưa quý vị
Từ thời xa xưa người ta đã biết giải quyết với nhau bằng đao kiếm, thì thời nay người ta chỉ cần dùng lời nói là có thể tiễn nhau về miền cực lạc.
Sự thích nghi của sinh vật là vô hạn, tạo hóa đã ban cho ta một cái mồm thì ta phải sử dụng làm sao cho hiệu quả nhất.
Thế thì vì sao chúng ta phải nói nhiều?
Một, nói nhiều là một phạm trù mà tạo hóa đã ban tặng dành riêng cho con người.
Có cái con vật nào mà có thể nói từ sáng đến tối như con người không? Không.
Có cái con vật nào mà nói nghĩa đen mà người nghe phải hiểu theo nghĩa bóng như con người không? Không.
Và có cái con vật nào mà nói mà koh hiểu mình nói cái gì như con người không? Có nhưng rất ít…
Và đó là nét riêng của con người hay sao mà người ta thường nói là tạo hóa đã ban cho ta hai tai và một miệng là ý nói con người nghe nhiều và nói ít. Người ta chỉ mới hiểu một cách hết sức nông cạn và tầm thường của câu nói mà chưa trả lời thêm cái ý nghĩa sâu xa cao siêu ở bên trong, đó là việc chúng ta chỉ có một cái mồm nên nó phải hoạt động mạnh với các bộ phận có cặp khác.
Quý vị có thể tưởng tượng mà xem, nếu như ta thủng mất một cái tai thì vẫn còn một cái để nghe, teo hết một con mắt thì vẫn còn một con để nhìn nhưng nếu mất cái mồm thì có phải là mất tất cả không còn gì để nói.
Vì thế nói nhiều là một phạm trù dành riêng cho con người.
Hai, nói nhiều là một phương pháp đặc biệt có lợi cho sức khỏe.
Khoa học đã chứng minh người phụ nữ trường thọ và sống dai hơn đàn ông chính là nhờ nói nhiều.
Đối với người đàn ông, khi buồn thì họ im lặng, khi vui họ cũng im lặng, ít chia sẻ cho ai, họ nén mọi thứ trong lòng, trong đầu dẫn đến stress và chết.
Người phụ nữ thì khác, dù buồn vui hờn tủi họ cũng có thứ để nói, họ dùng ngôn từ để diễn tả cảm xúc và càng nói nhiều thì cảm xúc càng dào dạt. Họ có thể kể lể tỉ mỉ chi tiết những vấn đề mà họ đang gặp, đã gặp và sẽ gặp hoặc thậm chí chưa gặp, và chỉ dừng ở mức kể mà không cần lời khuyên của người nghe bởi vì có khi họ đã có giải pháp quá chuẩn rồi.
Chính thế, chính vì nhờ nói nhiều mà mọi phiền muộn, bực bội, lo toan đều theo miệng người phụ nữ trôi ra ngoài, họ sống thọ hơn đàn ông. Vì thế nói nhiều là một bài thuốc bổ dưỡng cho sức khỏe.
Ý thứ ba, nói nhiều sẽ giúp cho gia đình đầm ấm hơn.
Đối với những người phụ nữ suốt ngày ở nhà chăm lo cho chồng con thì cơ hội để họ tiếp xúc với xã hội là rất ít. Trừ trường hợp người điên nói chuyện một mình, nhất là cơ hội để người phụ nữ nói chuyện là khi chồng con đi làm đi học về, và khi đó họ tận dụng thời gian để nói nhiều làm không khí vui tươi hơn.
Người chồng cứ hay trách người vợ là nói nhiều mà không hề biết nó là năng khiếu của người phụ nữ. Giáo sư “mai-khu-tơn”, người nghiên cứu trong lĩnh vực truyền tín hiệu đã cho ta biết đàn ông chỉ có chín nghìn dấu hiệu trong giao tiếp trong khi đó phụ nữ có đến hai mươi mốt nghìn dấu hiệu trong giao tiếp, gấp hai phẩy ba mươi ba lần, chả trách người phụ nữ nói nhiều.
Ngay từ thời tiền sử, tạo hóa đã phân vai rất rõ đó là người phụ nữ hái lượm, đàn ông thì săn bắt, vì hái lượm nên các bà tha hồ nói nhiều, còn việc săn bắt thì phải ẩn nấp, mà ẩn nấp thì phải im lặng, im lặng thì làm sao mà nói được, quý vị phải thông cảm cùng người phụ nữ nhiều chuyện để gia đình êm ấm hạnh phúc bền lâu.
Ý thứ tư, nói nhiều chính là nghệ thuật của sự thành công.
Trước hết quý vị cần phân biệt nói nhiều không phải là nhiều chuyện, người nhiều chuyện chắc chắn là người nói nhiều, nhưng người nói nhiều không phải là người nhiều chuyện bởi vì có khi chỉ cần một chuyện mà người ta có thể nói từ người này sang người khác.
Nói nhiều chúng mình cần phải phân biệt giữa nói nhiều với nói quá nhiều, nói nhiều là vì có quá nhiều kiến thức về vấn đề cần nói, còn nói quá nhiều là vì quá thiếu khả năng diễn tả ngôn ngữ dẫn tới cùng nói quá lan man mà người nghe không hiểu về vấn đề cần nói. Vậy thì tóm lại nói nhiều là không hề dễ dàng phải không.
Trong một cuộc khảo sát của ba nhà báo Hàn Quốc, người ta đã khảo sát ba nghìn người phụ nữ thành đạt và đã phát hiện ra một bí mật khủng khiếp, ba nghìn người này điều nói nhiều. Những người phụ nữ này đã đưa ra một công thức chung cho việc nói nhiều để thành công. Đó là quy tắc “một-hai-ba”, “nói một phút, lắng nghe hai phút, trả lời ba lần, mỗi lần nhiều phút”. Người ta nói nhiều chính là nghệ thuật của sự thành công.
Với bốn lý do trên, quý vị đã thấy được vì sao chúng ta phải nói nhiều.
“Hãy thức tỉnh và nói như chưa bao giờ được nói”