metyruoi
Active Member
Năm thứ hai vợ đón tết ở nhà chồng. Chị dâu có lần cũng đã kể nhà chồng còn nặng nề quan niệm trọng nam khinh nữ lắm, đơn giản là do con gái thì không biết nhậu nhẹt, không làm được việc lớn.
Ở đây có một truyền thống lâu đời, cha truyền con nối cái tục lệ nói chuyện bằng chén rượu. Uống hết chén rượu thấy khỏe cả người, uống thêm chén nữa thấy mình thật vĩ đại, thêm nhiều chén khác còn thấy mình như là thánh, lúc đó là đã say quá rồi, ai tỉnh táo nhất sẽ được tôn vinh và xuýt xoa ca ngợi.
Hôm liên hoan tổng kết ở công ty về chồng hớn hở khoe: “Uống mãi cũng quen thật, “trình” nhậu của anh tăng một bậc đáng kể rồi, hi vọng tết năm nay không bị các chú cho đo sàn nữa, mình phục mình quá, há há há”.
Vợ nghe mà tức ứa gan liền bắt chuyện: “Có lẽ mình nên đặt tên con gái là Diệu anh ạ. Anh cứ tối ngày thích uống rượu, đặt thế cho thêm phần ý nghĩa”. “Em lại vớ vẩn, có biết nhậu cũng là một nét văn hóa không? Có những việc ở nơi khác thì khó nói nhưng trên bàn nhậu thì lại có thể đàm đạo dễ dàng. Đàn bà lo xa cũng chỉ bằng từ nhà ra đến cổng, biết cái gì. Từ giờ tuyệt đối cấm em gọi điện, nhắn tin lúc anh đang uống rượu. Đó là việc của anh”.
“Lúc anh say be bét, bị loét dạ dầy, bị gan, bị trúng gió ra đấy thì mới là việc của em phải không?”.
Chồng trừng mắt: “Năm mới đến mà em nói chuyện xui xẻo, đừng làm mất mặt anh, người ta cười cho. Đất lề quê thói, ở đâu phải âu đấy chứ, rồi em sẽ quen thôi”.
Tết, nhà chồng cùng mấy nhà trong xóm chung nhau con lợn, 28 bắt đầu xúm vào mổ, chia chác xong xuôi đâu đấy, còn đám lòng dồi, thôi thì để cho cánh “thợ” mổ khề khà với nhau. Ai nấy vẻ mặt vô cùng phởn chí, rét thế này uống rượu thấy ấm hẳn.
Mùng 1, mùng 2 cả nhà cùng đi chúc tết họ hàng, làng xóm. Gặp bữa thế là hò nhau ngả mâm cỗ ra chiếu ngồi ăn còn tâm sự. Trên bàn nhậu mấy anh em trong nhà liên tục mời mọc, chúc tụng nhau, anh mời chú, chú mời lại anh. Đi cả năm chỉ có tết về mới gặp được họ hàng để báo công và khoe khả năng của mình đến đâu, như lời các chú thì: “Tao không cần biết mày làm ra tiền nhiều hay ít, không cần biết mày làm đến chức sắc gì, chỉ cần qua văn hóa uống rượu của mày là có thể đánh giá xem có thành công hay không, có được mọi người kính trọng không?”. Vợ nhủ thầm, sao các chú lại có thể “giỏi giang” và nhìn xa trông rộng được đến thế? Rồi vợ lẩm bẩm, cũng may họ hàng sống quây quần, chồng chỉ đi chúc tết ở quanh làng đỡ phải đi xe máy xa, không thì không biết sẽ còn lo đến đâu.
Mồng ba tết đến lượt hội đồng niên họp mặt, chồng tỉnh bơ thông báo: “Tháng trước cưới thằng Thiện bận đã chẳng về được, lần này mà vắng nữa thì chúng nó băm vào mặt cho còn dám nhìn ai”, thế là lại phải đến hỉ hả chào nhau và giải thích, phân bua bằng chén rượu.
Đi nhậu mất nửa ngày, lần nào về chồng cũng như cái giẻ vắt vai, mắt đỏ au long lên sòng sọc, tay hua hua, miệng gọi chậu và sau đó không còn biết cái gì, nằm mê man, thẳng cẳng mất nửa ngày còn lại, thành ra nhiều nhà quan trọng như bác trưởng họ cùng các bậc cao niên cũng đành nhường bố mẹ và vợ đến chúc tết, mừng tuổi thay. Đến hôm sau vợ còn nghe chồng thở ra mùi rượu và lảm nhảm: “Rút kinh nghiệm, từ sau không so tài với những con sâu rượu chính hãng được cấp phép ấy nữa”. Câu này vợ nghe quen quen, hình như năm ngoái chồng cũng đã nói thế.
Khách đến chơi hỏi thăm chồng, vợ liền chỉ vào buồng. Khách tỏ vẻ thông cảm: “Say rượu hả, ngày tết thôi thì ngất ngây tí, nhớ tu luyện để năm sau phục thù nhá”. Vợ nghe mà nản vì hình như ai cũng coi đó là việc tất lẽ dĩ ngẫu.
Bao giờ thú vui uống rượu, nhậu nhẹt tơi bời ngày tết mới chấm dứt đây?
Theo Dân trí
Ở đây có một truyền thống lâu đời, cha truyền con nối cái tục lệ nói chuyện bằng chén rượu. Uống hết chén rượu thấy khỏe cả người, uống thêm chén nữa thấy mình thật vĩ đại, thêm nhiều chén khác còn thấy mình như là thánh, lúc đó là đã say quá rồi, ai tỉnh táo nhất sẽ được tôn vinh và xuýt xoa ca ngợi.
Hôm liên hoan tổng kết ở công ty về chồng hớn hở khoe: “Uống mãi cũng quen thật, “trình” nhậu của anh tăng một bậc đáng kể rồi, hi vọng tết năm nay không bị các chú cho đo sàn nữa, mình phục mình quá, há há há”.
Vợ nghe mà tức ứa gan liền bắt chuyện: “Có lẽ mình nên đặt tên con gái là Diệu anh ạ. Anh cứ tối ngày thích uống rượu, đặt thế cho thêm phần ý nghĩa”. “Em lại vớ vẩn, có biết nhậu cũng là một nét văn hóa không? Có những việc ở nơi khác thì khó nói nhưng trên bàn nhậu thì lại có thể đàm đạo dễ dàng. Đàn bà lo xa cũng chỉ bằng từ nhà ra đến cổng, biết cái gì. Từ giờ tuyệt đối cấm em gọi điện, nhắn tin lúc anh đang uống rượu. Đó là việc của anh”.
“Lúc anh say be bét, bị loét dạ dầy, bị gan, bị trúng gió ra đấy thì mới là việc của em phải không?”.
Chồng trừng mắt: “Năm mới đến mà em nói chuyện xui xẻo, đừng làm mất mặt anh, người ta cười cho. Đất lề quê thói, ở đâu phải âu đấy chứ, rồi em sẽ quen thôi”.
Tết, nhà chồng cùng mấy nhà trong xóm chung nhau con lợn, 28 bắt đầu xúm vào mổ, chia chác xong xuôi đâu đấy, còn đám lòng dồi, thôi thì để cho cánh “thợ” mổ khề khà với nhau. Ai nấy vẻ mặt vô cùng phởn chí, rét thế này uống rượu thấy ấm hẳn.
Mùng 1, mùng 2 cả nhà cùng đi chúc tết họ hàng, làng xóm. Gặp bữa thế là hò nhau ngả mâm cỗ ra chiếu ngồi ăn còn tâm sự. Trên bàn nhậu mấy anh em trong nhà liên tục mời mọc, chúc tụng nhau, anh mời chú, chú mời lại anh. Đi cả năm chỉ có tết về mới gặp được họ hàng để báo công và khoe khả năng của mình đến đâu, như lời các chú thì: “Tao không cần biết mày làm ra tiền nhiều hay ít, không cần biết mày làm đến chức sắc gì, chỉ cần qua văn hóa uống rượu của mày là có thể đánh giá xem có thành công hay không, có được mọi người kính trọng không?”. Vợ nhủ thầm, sao các chú lại có thể “giỏi giang” và nhìn xa trông rộng được đến thế? Rồi vợ lẩm bẩm, cũng may họ hàng sống quây quần, chồng chỉ đi chúc tết ở quanh làng đỡ phải đi xe máy xa, không thì không biết sẽ còn lo đến đâu.
Mồng ba tết đến lượt hội đồng niên họp mặt, chồng tỉnh bơ thông báo: “Tháng trước cưới thằng Thiện bận đã chẳng về được, lần này mà vắng nữa thì chúng nó băm vào mặt cho còn dám nhìn ai”, thế là lại phải đến hỉ hả chào nhau và giải thích, phân bua bằng chén rượu.
Đi nhậu mất nửa ngày, lần nào về chồng cũng như cái giẻ vắt vai, mắt đỏ au long lên sòng sọc, tay hua hua, miệng gọi chậu và sau đó không còn biết cái gì, nằm mê man, thẳng cẳng mất nửa ngày còn lại, thành ra nhiều nhà quan trọng như bác trưởng họ cùng các bậc cao niên cũng đành nhường bố mẹ và vợ đến chúc tết, mừng tuổi thay. Đến hôm sau vợ còn nghe chồng thở ra mùi rượu và lảm nhảm: “Rút kinh nghiệm, từ sau không so tài với những con sâu rượu chính hãng được cấp phép ấy nữa”. Câu này vợ nghe quen quen, hình như năm ngoái chồng cũng đã nói thế.
Khách đến chơi hỏi thăm chồng, vợ liền chỉ vào buồng. Khách tỏ vẻ thông cảm: “Say rượu hả, ngày tết thôi thì ngất ngây tí, nhớ tu luyện để năm sau phục thù nhá”. Vợ nghe mà nản vì hình như ai cũng coi đó là việc tất lẽ dĩ ngẫu.
Bao giờ thú vui uống rượu, nhậu nhẹt tơi bời ngày tết mới chấm dứt đây?
Theo Dân trí