ALnML
Super Moderator
Viêm họng do dịch dạ dày trào ngược
SGTT.VN - Khi bạn hay bị ợ chua, rát và đau họng, thường kèm theo cảm giác bỏng rát sau xương ức. Triệu chứng này kéo dài hàng giờ, đặc biệt nặng hơn sau bữa ăn. Lúc đó có thể bạn đã mắc bệnh viêm họng do dịch dạ dày trào ngược.
Cảnh giác ợ chua thường xuyên
Viêm họng là một tình trạng bệnh lý hay gặp, do nhiều nguyên nhân, tại chỗ hoặc từ nơi khác đến. Một trong những nguyên nhân từ nơi khác đến là từ dạ dày, gọi là viêm họng do trào ngược dịch vị của dạ dày. Bình thường dịch dạ dày có chứa axit, mật và các enzyme, được dùng để tiêu hoá thức ăn nhưng cũng có thể vì nhiều lý do mà dịch này trào ngược lên và gây kích thích viêm niêm mạc thực quản, viêm họng, viêm xoang và viêm đường thở.
Hầu hết bệnh nhân thường than phiền về triệu chứng ợ chua. Triệu chứng này có thể kiểm soát bằng chế độ ăn thích hợp hoặc thuốc chống axit mà hiện đang bán không cần toa bác sĩ. Tuy nhiên có những người bị thường xuyên hơn (chừng 2 – 3 lần/tuần) và kèm theo những biến chứng khác như viêm, loét, hoặc hình thành sẹo trên đường ăn, khiến nuốt khó, cảm giác đồ ăn vướng ở họng hoặc ngay sau ngực. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể không những viêm họng nặng hơn mà còn dẫn đến tổn thương ở những nơi khác như viêm xoang, viêm tai (đặc biệt hay gặp ở trẻ em) và gây ra một loại tổn thương (bị coi như tổn thương tiền ung thư của thực quản), đó là bệnh Barrett.
Điều trị cách nào?
Điều trị nội khoa: bạn cần thay đổi chế độ ăn và một vài thói quen không đúng trong lối sống. Cụ thể, nên chủ động không ăn quá nhiều, quá no trong những bữa ăn thịnh soạn, không thường xuyên ăn no và ăn trễ về đêm (sau 20 giờ), quá gần lúc đi ngủ (nên ăn 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ). Tránh dùng về đêm những đồ uống có thể gây kích thích như nước chanh, càphê, rượu bia, nước có gas. Tránh dùng những đồ ăn có thể làm giảm trương lực cơ thắt tâm vị như mỡ và những đồ ăn có chất mỡ, sôcôla hoặc kẹo bạc hà... Cần thường xuyên kiểm tra cân nặng. Nằm đầu cao khi ngủ, không nên mặc đồ quá chật (đặc biệt ở vùng thắt lưng) khi đi ngủ. Nếu thực hiện tốt những điều này, bệnh có thể giảm nhiều chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều trị bằng phẫu thuật: hầu hết bệnh nhân loại này không cần điều trị phẫu thuật. Với một số ít cần phẫu thuật thì thực hiện thông qua việc tạo nên một van mới vùng cơ tâm vị (nơi giáp ranh với bao tử) nhằm mục đích ngăn chặn đồ ăn, thức uống trào lên thực quản và họng.
Bạn cần thực hiện ngay những điều chỉnh trên, đó cũng là cách để bạn tự bảo vệ sức khoẻ của mình!
TS.BS Nguyễn Trọng Minh
Khoa tai mũi họng, bệnh viện Chợ Rẫy, TP.H
SGTT.VN - Khi bạn hay bị ợ chua, rát và đau họng, thường kèm theo cảm giác bỏng rát sau xương ức. Triệu chứng này kéo dài hàng giờ, đặc biệt nặng hơn sau bữa ăn. Lúc đó có thể bạn đã mắc bệnh viêm họng do dịch dạ dày trào ngược.
Không thường xuyên ăn no và ăn trễ về đêm, quá gần lúc đi ngủ... là cách để hạn chế nguy cơ bị viêm họng do dịch dạ dày trào ngược. Ảnh: Minh K. |
Viêm họng là một tình trạng bệnh lý hay gặp, do nhiều nguyên nhân, tại chỗ hoặc từ nơi khác đến. Một trong những nguyên nhân từ nơi khác đến là từ dạ dày, gọi là viêm họng do trào ngược dịch vị của dạ dày. Bình thường dịch dạ dày có chứa axit, mật và các enzyme, được dùng để tiêu hoá thức ăn nhưng cũng có thể vì nhiều lý do mà dịch này trào ngược lên và gây kích thích viêm niêm mạc thực quản, viêm họng, viêm xoang và viêm đường thở.
Hầu hết bệnh nhân thường than phiền về triệu chứng ợ chua. Triệu chứng này có thể kiểm soát bằng chế độ ăn thích hợp hoặc thuốc chống axit mà hiện đang bán không cần toa bác sĩ. Tuy nhiên có những người bị thường xuyên hơn (chừng 2 – 3 lần/tuần) và kèm theo những biến chứng khác như viêm, loét, hoặc hình thành sẹo trên đường ăn, khiến nuốt khó, cảm giác đồ ăn vướng ở họng hoặc ngay sau ngực. Nếu tình trạng này kéo dài thì có thể không những viêm họng nặng hơn mà còn dẫn đến tổn thương ở những nơi khác như viêm xoang, viêm tai (đặc biệt hay gặp ở trẻ em) và gây ra một loại tổn thương (bị coi như tổn thương tiền ung thư của thực quản), đó là bệnh Barrett.
Điều trị cách nào?
Điều trị nội khoa: bạn cần thay đổi chế độ ăn và một vài thói quen không đúng trong lối sống. Cụ thể, nên chủ động không ăn quá nhiều, quá no trong những bữa ăn thịnh soạn, không thường xuyên ăn no và ăn trễ về đêm (sau 20 giờ), quá gần lúc đi ngủ (nên ăn 3 – 4 giờ trước khi đi ngủ). Tránh dùng về đêm những đồ uống có thể gây kích thích như nước chanh, càphê, rượu bia, nước có gas. Tránh dùng những đồ ăn có thể làm giảm trương lực cơ thắt tâm vị như mỡ và những đồ ăn có chất mỡ, sôcôla hoặc kẹo bạc hà... Cần thường xuyên kiểm tra cân nặng. Nằm đầu cao khi ngủ, không nên mặc đồ quá chật (đặc biệt ở vùng thắt lưng) khi đi ngủ. Nếu thực hiện tốt những điều này, bệnh có thể giảm nhiều chỉ sau một thời gian ngắn.
Điều trị bằng phẫu thuật: hầu hết bệnh nhân loại này không cần điều trị phẫu thuật. Với một số ít cần phẫu thuật thì thực hiện thông qua việc tạo nên một van mới vùng cơ tâm vị (nơi giáp ranh với bao tử) nhằm mục đích ngăn chặn đồ ăn, thức uống trào lên thực quản và họng.
Bạn cần thực hiện ngay những điều chỉnh trên, đó cũng là cách để bạn tự bảo vệ sức khoẻ của mình!
TS.BS Nguyễn Trọng Minh
Khoa tai mũi họng, bệnh viện Chợ Rẫy, TP.H