Me Minh "meo"
Active Member
Cơ quan chức năng muốn cấm xích lô nhưng nhiều ý kiến đề nghị nên chấn chỉnh thay vì xóa bỏ, bởi đây đã là một phần của văn hóa Hà Nội.
Hà Nội hiện còn hơn 1.000 chiếc xích lô đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có 264 chiếc của bốn doanh nghiệp được cấp phép.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm Hà Nội sẽ tiếp tục tổng kiểm tra xích lô, dẹp xích lô “dù” và tiến tới xóa sổ xích lô. “TP chưa cấm ngay hoạt động của các xe xích lô nhưng trong tương lai gần sẽ tính đến việc xóa sổ loại hình phương tiện này” - ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội, khẳng định.
Xóa bỏ vì cản trở giao thông
Năm 2009, Hà Nội từng tổ chức hội nghị về quản lý hoạt động của xe xích lô trên địa bàn. Khi đó đã có ý kiến đề nghị không cho xích lô hoạt động trong khu vực phố cổ và đến năm 2011 sẽ xóa bỏ dần phương tiện này. Lý lẽ được cơ quan quản lý đưa ra là xích lô thường lưu thông tùy tiện, đi thành đoàn nhiều chiếc gây cản trở giao thông.
“Ngành văn hóa cho rằng xích lô du lịch là nét đẹp của văn hóa thủ đô nhưng nhiều ý kiến lại cho thấy sự tồn tại của xích lô là không phù hợp, gây cản trở giao thông” - ông Nguyễn Đức Nhanh nói. Một số người dân cũng cho rằng không nên cho xích lô hoạt động trong khu vực phố cổ vì thường gây ách tắc giao thông. “Cứ mỗi lúc tan tầm, chỉ cần mấy chiếc xích lô chở khách Tây đi qua cạnh trường học ở khu nhà tôi là y như rằng đoạn đường đó tắc nghẽn ngay” - bác Nguyễn Thị Phương (Hàng Ngang) than thở.
Xích lô vẫn được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn mỗi khi đến Hà Nội. Ảnh: VIẾT THỊNH
Thực tế cho thấy hoạt động xích lô du lịch trong thời gian qua chưa thật sự quy củ. “Nhiều xích lô hoạt động tự do, không phép, người lái không được tập huấn, đào tạo nên chưa có những hành xử văn minh, gây ấn tượng không tốt đối với du khách” - cán bộ quản lý của một công ty xích lô cho hay.
Theo ông Nhanh, việc xóa bỏ xích lô ở Hà Nội là một điều chắc chắn phải làm, chỉ còn cân nhắc về thời điểm. TP đã chuẩn bị cho việc xóa bỏ xích lô bằng cách chạy thử nghiệm hệ thống xe điện trong thời gian qua. Tuy nhiên, dường như phương tiện này vẫn chưa được du khách đón nhận tích cực, đặc biệt là người nước ngoài. Bởi xích lô là một nét đặc trưng riêng của Hà Nội mà họ không thể tìm thấy ở quê nhà.
Giữ gìn một phần văn hóa xưa
Thừa nhận hoạt động xích lô đang tồn tại nhiều yếu kém nhưng một số chuyên gia văn hóa cũng như người dân lại cho rằng TP nên chấn chỉnh hoạt động của xích lô thay vì xóa bỏ. Lý do xích lô đã là một phần của văn hóa thủ đô, cũng như là điểm nhấn trong hoạt động du lịch của Hà Nội.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nêu quan điểm: Nếu xích lô bị cấm hoạt động thì quả là một điều đáng tiếc cho Hà Nội. “Trên thế giới, nhiều nước vẫn còn giữ xe ngựa, tàu điện chạy trong TP để lưu giữ lịch sử của một thời kỳ đấy thôi. Theo tôi, cơ quan quản lý và các đơn vị đăng ký sử dụng xích lô cần ngồi lại với nhau để có phương án giải quyết thích hợp hơn” - ông Quốc nói.
Ông Đỗ Anh Thư, Giám đốc Công ty TNHH DV xích lô du lịch Sans-souci bày tỏ: “Chiếc xích lô như một gam màu góp phần làm đẹp bức tranh du lịch Hà Nội. Nhiều khách nước ngoài cho hay họ chỉ muốn ngắm Hà Nội trên xích lô mà thôi. Bỏ xích lô là bỏ đi một phần trong văn hóa của thủ đô. Chưa kể sẽ có một bộ phận người lao động mất việc làm”.
Anh Nguyễn Quang Tuấn, phố Hàng Bài, cũng đề nghị thay vì xóa bỏ xích lô, TP nên có các biện pháp quản lý chặt chẽ, cụ thể hơn. Ví dụ quy định vận tốc tối thiểu để tránh tình trạng xích lô đi rề rà gây tắc nghẽn giao thông, phạt nặng người lái không đi đúng lộ trình tham quan…
Xích lô, một phần của văn hóa Hà Nội
Theo tài liệu xưa, những năm đầu thế kỷ XX, Hà Nội bắt đầu xuất hiện một loại xe ba bánh có thùng phía trước để khách ngồi, còn người đạp ngồi phía sau. Tiếng Pháp gọi là cyclo, dân ta đọc trại là “xích lô”.
Xích lô ra đời đã đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của một bộ phận người dân phố thị lúc bấy giờ. “Thuở nhỏ, tôi hay ngồi xích lô với bà, với mẹ mỗi dịp đi hội. Khi trở thành nữ sinh, tôi và đám bạn lại kéo nhau lên những chiếc xích lô ấy để cùng thong dong dạo phố… Đến bây giờ, thỉnh thoảng các cháu vẫn cho tôi ngồi lên xích lô dạo một vòng quanh Hồ Gươm để mà hoài niệm” - cụ bà Nguyễn Thị Đình ở phố Hàng Khay, nhớ lại.
Xích lô vẫn được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn mỗi khi đến Hà Nội. Ảnh: VIẾT THỊNH
Không quá nhếch nhác đối với tầng lớp hạng sang trong xã hội, lại không quá xa hoa đối với tầng lớp bình dân, chiếc xe ba bánh với chiếc chuông nhỏ lủng lẳng bên hông đã tự thân đi vào tiềm thức người Hà Nội. Ngồi trên xích lô, người ta có thể thả hồn mình theo vòng quay chầm chậm của bánh xe, ngắm dòng người tấp nập, buông mắt theo những mái nhà, những công trình kiến trúc mang dấu ấn Hà Nội.
Bởi vậy dù ngày càng có nhiều phương tiện hiện đại hơn, sang trọng hơn xuất hiện nhưng nhiều gia đình vào mỗi dịp cưới hỏi vẫn lựa chọn xích lô làm phương tiện chủ đạo. Một hàng dài những chiếc xe ba bánh nối đuôi nhau, phía trên là những cô gái tóc vấn, thướt tha áo dài tay đỡ những tráp quà cưới giữa lòng Hà Nội ồn ã thực là một hình ảnh đẹp, như một điểm nhấn trong ký ức mỗi người và lưu dấu trong lòng nhiều du khách. Nó gợi lên nét đặc trưng rất thanh tao trong tính cách của người kẻ chợ xưa, không vồn vã mà vẫn sang trọng.
hình bóng chiếc xe sắt ba bánh ấy đã kịp đi vào thơ ca, nhạc họa…, thậm chí đọng lại sâu trong ký ức của những du khách dù chỉ mới một lần được ngồi lên. Nancy Griffith, nhạc sĩ đồng quê Mỹ, trong chuyến trở lại Việt Nam gần đây đã sáng tác một bài hát khá hay, trong đó có đoạn: “Tôi đang tìm Hà Nội xưa, những con đường cổ kính. Giữa một Hà Nội cổ kính, xích lô đã mọc cánh bay về trời”.
Xích lô Hà Nội hầu như chỉ còn lăn trên những phố nhỏ, ngõ nhỏ của khu phố cổ. Nếu một ngày lệnh cấm được ban ra, có phải xích lô đã “bay về trời”?
HỒ VIẾT THỊNH
http://phapluattp.vn/2011082710293375p0c1085/xich-lo-ha-noi-giu-hay-bo.htm
Hà Nội hiện còn hơn 1.000 chiếc xích lô đang hoạt động, tuy nhiên chỉ có 264 chiếc của bốn doanh nghiệp được cấp phép.
Theo kế hoạch, từ nay đến cuối năm Hà Nội sẽ tiếp tục tổng kiểm tra xích lô, dẹp xích lô “dù” và tiến tới xóa sổ xích lô. “TP chưa cấm ngay hoạt động của các xe xích lô nhưng trong tương lai gần sẽ tính đến việc xóa sổ loại hình phương tiện này” - ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an TP Hà Nội, khẳng định.
Xóa bỏ vì cản trở giao thông
Năm 2009, Hà Nội từng tổ chức hội nghị về quản lý hoạt động của xe xích lô trên địa bàn. Khi đó đã có ý kiến đề nghị không cho xích lô hoạt động trong khu vực phố cổ và đến năm 2011 sẽ xóa bỏ dần phương tiện này. Lý lẽ được cơ quan quản lý đưa ra là xích lô thường lưu thông tùy tiện, đi thành đoàn nhiều chiếc gây cản trở giao thông.
“Ngành văn hóa cho rằng xích lô du lịch là nét đẹp của văn hóa thủ đô nhưng nhiều ý kiến lại cho thấy sự tồn tại của xích lô là không phù hợp, gây cản trở giao thông” - ông Nguyễn Đức Nhanh nói. Một số người dân cũng cho rằng không nên cho xích lô hoạt động trong khu vực phố cổ vì thường gây ách tắc giao thông. “Cứ mỗi lúc tan tầm, chỉ cần mấy chiếc xích lô chở khách Tây đi qua cạnh trường học ở khu nhà tôi là y như rằng đoạn đường đó tắc nghẽn ngay” - bác Nguyễn Thị Phương (Hàng Ngang) than thở.
Xích lô vẫn được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn mỗi khi đến Hà Nội. Ảnh: VIẾT THỊNH
Thực tế cho thấy hoạt động xích lô du lịch trong thời gian qua chưa thật sự quy củ. “Nhiều xích lô hoạt động tự do, không phép, người lái không được tập huấn, đào tạo nên chưa có những hành xử văn minh, gây ấn tượng không tốt đối với du khách” - cán bộ quản lý của một công ty xích lô cho hay.
Theo ông Nhanh, việc xóa bỏ xích lô ở Hà Nội là một điều chắc chắn phải làm, chỉ còn cân nhắc về thời điểm. TP đã chuẩn bị cho việc xóa bỏ xích lô bằng cách chạy thử nghiệm hệ thống xe điện trong thời gian qua. Tuy nhiên, dường như phương tiện này vẫn chưa được du khách đón nhận tích cực, đặc biệt là người nước ngoài. Bởi xích lô là một nét đặc trưng riêng của Hà Nội mà họ không thể tìm thấy ở quê nhà.
Giữ gìn một phần văn hóa xưa
Thừa nhận hoạt động xích lô đang tồn tại nhiều yếu kém nhưng một số chuyên gia văn hóa cũng như người dân lại cho rằng TP nên chấn chỉnh hoạt động của xích lô thay vì xóa bỏ. Lý do xích lô đã là một phần của văn hóa thủ đô, cũng như là điểm nhấn trong hoạt động du lịch của Hà Nội.
Nhà sử học Dương Trung Quốc nêu quan điểm: Nếu xích lô bị cấm hoạt động thì quả là một điều đáng tiếc cho Hà Nội. “Trên thế giới, nhiều nước vẫn còn giữ xe ngựa, tàu điện chạy trong TP để lưu giữ lịch sử của một thời kỳ đấy thôi. Theo tôi, cơ quan quản lý và các đơn vị đăng ký sử dụng xích lô cần ngồi lại với nhau để có phương án giải quyết thích hợp hơn” - ông Quốc nói.
Ông Đỗ Anh Thư, Giám đốc Công ty TNHH DV xích lô du lịch Sans-souci bày tỏ: “Chiếc xích lô như một gam màu góp phần làm đẹp bức tranh du lịch Hà Nội. Nhiều khách nước ngoài cho hay họ chỉ muốn ngắm Hà Nội trên xích lô mà thôi. Bỏ xích lô là bỏ đi một phần trong văn hóa của thủ đô. Chưa kể sẽ có một bộ phận người lao động mất việc làm”.
Anh Nguyễn Quang Tuấn, phố Hàng Bài, cũng đề nghị thay vì xóa bỏ xích lô, TP nên có các biện pháp quản lý chặt chẽ, cụ thể hơn. Ví dụ quy định vận tốc tối thiểu để tránh tình trạng xích lô đi rề rà gây tắc nghẽn giao thông, phạt nặng người lái không đi đúng lộ trình tham quan…
Xích lô, một phần của văn hóa Hà Nội
Theo tài liệu xưa, những năm đầu thế kỷ XX, Hà Nội bắt đầu xuất hiện một loại xe ba bánh có thùng phía trước để khách ngồi, còn người đạp ngồi phía sau. Tiếng Pháp gọi là cyclo, dân ta đọc trại là “xích lô”.
Xích lô ra đời đã đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của một bộ phận người dân phố thị lúc bấy giờ. “Thuở nhỏ, tôi hay ngồi xích lô với bà, với mẹ mỗi dịp đi hội. Khi trở thành nữ sinh, tôi và đám bạn lại kéo nhau lên những chiếc xích lô ấy để cùng thong dong dạo phố… Đến bây giờ, thỉnh thoảng các cháu vẫn cho tôi ngồi lên xích lô dạo một vòng quanh Hồ Gươm để mà hoài niệm” - cụ bà Nguyễn Thị Đình ở phố Hàng Khay, nhớ lại.
Xích lô vẫn được nhiều du khách nước ngoài lựa chọn mỗi khi đến Hà Nội. Ảnh: VIẾT THỊNH
Không quá nhếch nhác đối với tầng lớp hạng sang trong xã hội, lại không quá xa hoa đối với tầng lớp bình dân, chiếc xe ba bánh với chiếc chuông nhỏ lủng lẳng bên hông đã tự thân đi vào tiềm thức người Hà Nội. Ngồi trên xích lô, người ta có thể thả hồn mình theo vòng quay chầm chậm của bánh xe, ngắm dòng người tấp nập, buông mắt theo những mái nhà, những công trình kiến trúc mang dấu ấn Hà Nội.
Bởi vậy dù ngày càng có nhiều phương tiện hiện đại hơn, sang trọng hơn xuất hiện nhưng nhiều gia đình vào mỗi dịp cưới hỏi vẫn lựa chọn xích lô làm phương tiện chủ đạo. Một hàng dài những chiếc xe ba bánh nối đuôi nhau, phía trên là những cô gái tóc vấn, thướt tha áo dài tay đỡ những tráp quà cưới giữa lòng Hà Nội ồn ã thực là một hình ảnh đẹp, như một điểm nhấn trong ký ức mỗi người và lưu dấu trong lòng nhiều du khách. Nó gợi lên nét đặc trưng rất thanh tao trong tính cách của người kẻ chợ xưa, không vồn vã mà vẫn sang trọng.
hình bóng chiếc xe sắt ba bánh ấy đã kịp đi vào thơ ca, nhạc họa…, thậm chí đọng lại sâu trong ký ức của những du khách dù chỉ mới một lần được ngồi lên. Nancy Griffith, nhạc sĩ đồng quê Mỹ, trong chuyến trở lại Việt Nam gần đây đã sáng tác một bài hát khá hay, trong đó có đoạn: “Tôi đang tìm Hà Nội xưa, những con đường cổ kính. Giữa một Hà Nội cổ kính, xích lô đã mọc cánh bay về trời”.
Xích lô Hà Nội hầu như chỉ còn lăn trên những phố nhỏ, ngõ nhỏ của khu phố cổ. Nếu một ngày lệnh cấm được ban ra, có phải xích lô đã “bay về trời”?
HỒ VIẾT THỊNH
http://phapluattp.vn/2011082710293375p0c1085/xich-lo-ha-noi-giu-hay-bo.htm