ALnML
Super Moderator
"Xin" con không dễ!
Chuyện con rơi không còn là chuyện lạ. Đó là đứa con ngoài giá thú, có khi là kết quả của sự lỡ làng nhưng cũng có khi do chủ ý.
Chuyện ngày xưa
Nói là “ngày xưa” nhưng thực ra cũng chỉ cách đây mấy chục năm, khi chế độ phong kiến chưa bị lật đổ, những người phụ nữ “chửa hoang” bị hành xử không khác gì thời trung cổ. Họ bị gọt đầu bôi vôi, dẫn giải đi bếu riếu khắp làng. Có nơi còn bị buộc vào bè thả trôi sông cho đến chết.
Nhưng đó là chuyện mà người viết bài này cũng chỉ nghe kể lại chứ mắt không nhìn thấy. Nhưng những chuyện tác giả được chứng kiến diễn ra cách đây chỉ vài ba thập kỷ tuy không đến nỗi khủng khiếp như vậy, cũng để lại những ấn tượng đau lòng.
Một cô học sinh ở một trường trung học chuyên nghiệp cách Hà Nội không xa. Cô gái 19 tuổi, đang học năm thứ hai thì có chửa. Hồi đó quyền chửa đẻ là độc quyền của phụ nữ có chồng. Không chồng mà chửa là tội tày đình, có lẽ còn nặng hơn cả những tội trộm cắp hay phạm pháp khác. Ai đã một lần mắc vào cái tội ấy coi như suốt đời không ngóc đầu lên được. Cô gái đó tên là Lựu. Một nữ sinh xinh đẹp, thông minh duyên dáng, hay được lên giới thiệu chương trình trong những đêm văn nghệ. Khi cái thai lớn dần lên trong bụng, Lựu vẫn bó bụng thật chặt để không ai biết.
Chỉ thấy trong những buổi tập thể dục, cô cứ nhảy như con choi choi chắc là định cho cái thai tụt ra nhưng không được. Cho đến tháng cuối cùng, Lựu đành phải báo cáo với lớp trưởng và bị phòng tổ chức gọi lên. Câu hỏi duy nhất mà ông trưởng phòng tổ chức hỏi không biết bao nhiêu lần là: “Chửa với ai?”. Nhưng cô nhất định không nói. Sau bí quá, cô nói bừa là với một anh bộ đội qua đường. Lại hỏi tên anh ta là gì? Hòm thư bao nhiêu? Cô đành bịa ra một cái tên và một con số hòm thư dài dằng dặc. Thế mà anh cán bộ tổ chức kỳ công lấy xe đạp đèo cô ta lên Hà Nội quyết tìm bằng được bố đứa trẻ. Nhưng dĩ nhiên làm gì có cái hòm thư ấy.
Thế là cuộc truy hỏi lại tiếp tục cho đến khi đứa trẻ ra đời. Người mẹ khốn khổ lầm lũi sinh con trong tủi nhục. Vài tháng sau thấy cô không được học nữa mà hàng ngày kéo cái xe cải tiến đi thu gom rác trong sân trường trước hàng trăm con mắt khinh bỉ. Không biết về sau số phận cô ra sao? Một cô khác phá thai bằng cách uống thứ nước gì đó đến nỗi đau bụng lăn lộn từ trên giường xuống đất, đưa đi cấp cứu thì chết khi chưa đến bệnh viện. Khi khám nghiệm tử thi mới biết là có thai. Những chuyện đau lòng do “chửa hoang” thời đó không bút nào kể hết. Tuy nhiên có lẽ chỉ vài câu chuyện đó cũng đủ thấy việc ngày nay chúng ta trao cho người phụ nữ quyền được sinh đẻ, được làm mẹ, dù có chồng hay không là nhân đạo vô cùng.
Gần đây tình cờ tôi biết một toà báo ở Hà Nội có 16 người thì có 4 chị em không chồng mà có con. Họ cũng được nghỉ đẻ, được hưởng mọi chế độ sinh đẻ như những người có chồng. Đặc biệt họ nhận được sự cảm thông giúp đỡ của mọi người xung quanh. Từ việc đưa đi nhà hộ sinh, đón về, đến chăm sóc đứa con nhỏ, giặt tã lót, mua đường sữa, cả khu tập thể xúm lại giúp đỡ mỗi người một việc rất cảm động. Có những anh xăng xái chẳng khác gì vợ mình đẻ. Chưa bao giờ tôi thấy tình hàng xóm, láng giềng ấm áp đến thế. Chỉ cách nhau có vài ba thập kỷ mà quan niệm cuả xã hội đã chuyển biến một trời một vực, nhanh đến không ngờ.
Xóm con rơi
Tôi có người bạn cùng học từ thời sinh viên ở cách Hà Nội chưa đến 100 km đến chơi. Thấy tôi đang cặm cụi viết, anh hỏi viết gì? Tôi bảo viết về con rơi. Anh cười thích thú vỗ vai tôi đồm độp bảo hôm nào về quê mình chơi, ở đó có cả một xóm con rơi tha hồ mà viết. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh kể rằng: Làng tôi, con gái cứ đến 25 tuổi mà chưa lấy được chồng coi như ế, không hy vọng có ai lấy nữa. Ngày trước những người như vậy đành cam phận làm “bà cô” đến già, suốt đời không chồng, không con. Nhưng bây giờ nếu không may mắn được làm vợ thì họ vẫn được làm mẹ.
Chẳng ai bảo ai, những nhà có con gái ế chồng đều dựng cho con một căn nhà ở cuối làng nơi có bến đò, nhiều đàn ông qua lại. Người khá giả thì làm nhà xây, lợp ngói, sân gạch. Người nghèo cũng tường gạch, mái rạ. Các cô gái ra đó ở một mình, tìm một anh nào nhỡ đò vào ngủ một đêm xin đứa con. Họ không xin con của đàn ông trong làng để tránh những phiền phức về sau. Mới đầu có một hai người. Bây giờ hình thành cả một xóm đến vài chục nhà. Có người xin hẳn hai đứa. Chẳng ai cười ai vì cũng như nhau cả. Chính quyền xã cũng không can thiệp vì đó là quyền tự do của người ta. Vả lại xã cũng chẳng mất gì, chỉ có thêm nhân khẩu, thêm sức lao động mà sau này chắc chắn xã hội sẽ bớt đi những người già cô đơn.
Nhưng thât tình tôi chưa hiểu việc xin con một người qua đường như thế nào? Đâu phải đơn giản như là cầm cái đèn đến bảo anh cho em xin tí lửa? Chắc chắn ngượng ngùng lắm chứ, ai lại bảo: “Anh cho em xin… đứa con?”. Không hiểu họ làm thế nào? Ông bạn tôi vốn là giáo viên dạy văn, lại có tính hài hước từ thời trẻ hóm hỉnh kể: “Đúng là không hề đơn giản tí nào. Có một anh chàng cán bộ địa chất đi công tác qua đấy. Chiều chạng vạng tối, anh ta đứng vụm tay lên miệng gọi “Đò ơi !” mấy lần chẳng thấy ai thưa.
Bỗng có một cô gái đi đến. Anh ta mừng quá hỏi: “Cô ơi liệu tối thế này còn đò nữa không?”. Cô gái nhìn anh địa chất đẹp trai, cười hiền lành: “Chẳng còn đò nữa đâu anh ạ. Thôi anh về nhà em ngay gần đây nghỉ lại rồi sáng mai sang sông”. Thấy cô gái quá tử tế, anh cám ơn rồi theo cô về nhà. Hỏi gia đình đi đâu cả, cô nói em ở có một mình. Cô bảo anh nghỉ ngơi, ra sông tắm rửa cho sảng khoái rồi chuẩn bị ăn cơm. Khi anh địa chất đi tắm về thì mâm cơm thịt gà thịnh soạn đã dọn sẵn.
Anh ta cảm kích ngồi vào mâm nghĩ bụng người ở đây tốt thật, chỉ mới gặp nhau mà đãi như khách quý. Cơm nước xong xuôi, cô gái bảo: “Nhà em có mỗi cái giường, em nhường cho khách, còn em trải chiếu nằm ngay đây. Anh cứ ngủ tự nhiên thoải mái như ở nhà”. Hai bên cứ đùn đẩy mãi cuối cùng khách cũng phải ngủ trên giuờng, chủ nhà nằm dưới đất chỉ cách hai bước chân. Đi bộ cả ngày lại được bữa cơm rượu no nê, chàng địa chất vừa đặt mình đã ngáy pho pho, trong khi cô chủ nhà cũng tắm rửa sạch sẽ thơm tho cứ nằm phấp phỏng đợi.
Gà gáy lần thứ hai vẫn chẳng thấy động tĩnh gì mà trời thì sắp sáng đến nơi. Chủ nhà đánh bạo đến bên giường khe khẽ lay lay bàn tay khách. Chàng địa chất giật mình mở mắt hỏi: “Gì vậy cô?”. Không biết nói sao, cô đành bảo: “Anh ngáy to, em không ngủ được”. Chàng khách xin lỗi và từ lúc ấy không dám ngủ nữa. Nhưng lát sau thấy cô chủ cứ ngồi bần thần khiến chàng cũng băn khoăn: “Cô cứ yên tâm ngủ đi. Tôi là người trí thức, không có gì đáng ngại đâu”. Lúc ấy cô chủ mới thở dài thất vọng hoàn toàn rồi thiếp đi. Sáng ngày ra, chàng địa chất thấy chủ nhà đang vãi thóc cho gà ăn. Anh ta đến bên, lạ lùng hỏi: “Sao chỉ có 2 con gà mái mà cô nuôi những 5 con gà trống?”. Cô chủ buồn bã trả lời: “Lũ này trông đẹp mã thế nhưng có mỗi một con là trống thật thôi, còn lại toàn “gà trí thức” cả ấy mà”. Té ra cô nghĩ trí thức đồng nghĩa với… thiến!
Chuyện con rơi không còn là chuyện lạ. Đó là đứa con ngoài giá thú, có khi là kết quả của sự lỡ làng nhưng cũng có khi do chủ ý.
Chuyện ngày xưa
Nói là “ngày xưa” nhưng thực ra cũng chỉ cách đây mấy chục năm, khi chế độ phong kiến chưa bị lật đổ, những người phụ nữ “chửa hoang” bị hành xử không khác gì thời trung cổ. Họ bị gọt đầu bôi vôi, dẫn giải đi bếu riếu khắp làng. Có nơi còn bị buộc vào bè thả trôi sông cho đến chết.
Nhưng đó là chuyện mà người viết bài này cũng chỉ nghe kể lại chứ mắt không nhìn thấy. Nhưng những chuyện tác giả được chứng kiến diễn ra cách đây chỉ vài ba thập kỷ tuy không đến nỗi khủng khiếp như vậy, cũng để lại những ấn tượng đau lòng.
Một cô học sinh ở một trường trung học chuyên nghiệp cách Hà Nội không xa. Cô gái 19 tuổi, đang học năm thứ hai thì có chửa. Hồi đó quyền chửa đẻ là độc quyền của phụ nữ có chồng. Không chồng mà chửa là tội tày đình, có lẽ còn nặng hơn cả những tội trộm cắp hay phạm pháp khác. Ai đã một lần mắc vào cái tội ấy coi như suốt đời không ngóc đầu lên được. Cô gái đó tên là Lựu. Một nữ sinh xinh đẹp, thông minh duyên dáng, hay được lên giới thiệu chương trình trong những đêm văn nghệ. Khi cái thai lớn dần lên trong bụng, Lựu vẫn bó bụng thật chặt để không ai biết.
Chỉ thấy trong những buổi tập thể dục, cô cứ nhảy như con choi choi chắc là định cho cái thai tụt ra nhưng không được. Cho đến tháng cuối cùng, Lựu đành phải báo cáo với lớp trưởng và bị phòng tổ chức gọi lên. Câu hỏi duy nhất mà ông trưởng phòng tổ chức hỏi không biết bao nhiêu lần là: “Chửa với ai?”. Nhưng cô nhất định không nói. Sau bí quá, cô nói bừa là với một anh bộ đội qua đường. Lại hỏi tên anh ta là gì? Hòm thư bao nhiêu? Cô đành bịa ra một cái tên và một con số hòm thư dài dằng dặc. Thế mà anh cán bộ tổ chức kỳ công lấy xe đạp đèo cô ta lên Hà Nội quyết tìm bằng được bố đứa trẻ. Nhưng dĩ nhiên làm gì có cái hòm thư ấy.
Thế là cuộc truy hỏi lại tiếp tục cho đến khi đứa trẻ ra đời. Người mẹ khốn khổ lầm lũi sinh con trong tủi nhục. Vài tháng sau thấy cô không được học nữa mà hàng ngày kéo cái xe cải tiến đi thu gom rác trong sân trường trước hàng trăm con mắt khinh bỉ. Không biết về sau số phận cô ra sao? Một cô khác phá thai bằng cách uống thứ nước gì đó đến nỗi đau bụng lăn lộn từ trên giường xuống đất, đưa đi cấp cứu thì chết khi chưa đến bệnh viện. Khi khám nghiệm tử thi mới biết là có thai. Những chuyện đau lòng do “chửa hoang” thời đó không bút nào kể hết. Tuy nhiên có lẽ chỉ vài câu chuyện đó cũng đủ thấy việc ngày nay chúng ta trao cho người phụ nữ quyền được sinh đẻ, được làm mẹ, dù có chồng hay không là nhân đạo vô cùng.
Gần đây tình cờ tôi biết một toà báo ở Hà Nội có 16 người thì có 4 chị em không chồng mà có con. Họ cũng được nghỉ đẻ, được hưởng mọi chế độ sinh đẻ như những người có chồng. Đặc biệt họ nhận được sự cảm thông giúp đỡ của mọi người xung quanh. Từ việc đưa đi nhà hộ sinh, đón về, đến chăm sóc đứa con nhỏ, giặt tã lót, mua đường sữa, cả khu tập thể xúm lại giúp đỡ mỗi người một việc rất cảm động. Có những anh xăng xái chẳng khác gì vợ mình đẻ. Chưa bao giờ tôi thấy tình hàng xóm, láng giềng ấm áp đến thế. Chỉ cách nhau có vài ba thập kỷ mà quan niệm cuả xã hội đã chuyển biến một trời một vực, nhanh đến không ngờ.
Xóm con rơi
Tôi có người bạn cùng học từ thời sinh viên ở cách Hà Nội chưa đến 100 km đến chơi. Thấy tôi đang cặm cụi viết, anh hỏi viết gì? Tôi bảo viết về con rơi. Anh cười thích thú vỗ vai tôi đồm độp bảo hôm nào về quê mình chơi, ở đó có cả một xóm con rơi tha hồ mà viết. Thấy tôi tròn mắt ngạc nhiên, anh kể rằng: Làng tôi, con gái cứ đến 25 tuổi mà chưa lấy được chồng coi như ế, không hy vọng có ai lấy nữa. Ngày trước những người như vậy đành cam phận làm “bà cô” đến già, suốt đời không chồng, không con. Nhưng bây giờ nếu không may mắn được làm vợ thì họ vẫn được làm mẹ.
Chẳng ai bảo ai, những nhà có con gái ế chồng đều dựng cho con một căn nhà ở cuối làng nơi có bến đò, nhiều đàn ông qua lại. Người khá giả thì làm nhà xây, lợp ngói, sân gạch. Người nghèo cũng tường gạch, mái rạ. Các cô gái ra đó ở một mình, tìm một anh nào nhỡ đò vào ngủ một đêm xin đứa con. Họ không xin con của đàn ông trong làng để tránh những phiền phức về sau. Mới đầu có một hai người. Bây giờ hình thành cả một xóm đến vài chục nhà. Có người xin hẳn hai đứa. Chẳng ai cười ai vì cũng như nhau cả. Chính quyền xã cũng không can thiệp vì đó là quyền tự do của người ta. Vả lại xã cũng chẳng mất gì, chỉ có thêm nhân khẩu, thêm sức lao động mà sau này chắc chắn xã hội sẽ bớt đi những người già cô đơn.
Nhưng thât tình tôi chưa hiểu việc xin con một người qua đường như thế nào? Đâu phải đơn giản như là cầm cái đèn đến bảo anh cho em xin tí lửa? Chắc chắn ngượng ngùng lắm chứ, ai lại bảo: “Anh cho em xin… đứa con?”. Không hiểu họ làm thế nào? Ông bạn tôi vốn là giáo viên dạy văn, lại có tính hài hước từ thời trẻ hóm hỉnh kể: “Đúng là không hề đơn giản tí nào. Có một anh chàng cán bộ địa chất đi công tác qua đấy. Chiều chạng vạng tối, anh ta đứng vụm tay lên miệng gọi “Đò ơi !” mấy lần chẳng thấy ai thưa.
Bỗng có một cô gái đi đến. Anh ta mừng quá hỏi: “Cô ơi liệu tối thế này còn đò nữa không?”. Cô gái nhìn anh địa chất đẹp trai, cười hiền lành: “Chẳng còn đò nữa đâu anh ạ. Thôi anh về nhà em ngay gần đây nghỉ lại rồi sáng mai sang sông”. Thấy cô gái quá tử tế, anh cám ơn rồi theo cô về nhà. Hỏi gia đình đi đâu cả, cô nói em ở có một mình. Cô bảo anh nghỉ ngơi, ra sông tắm rửa cho sảng khoái rồi chuẩn bị ăn cơm. Khi anh địa chất đi tắm về thì mâm cơm thịt gà thịnh soạn đã dọn sẵn.
Anh ta cảm kích ngồi vào mâm nghĩ bụng người ở đây tốt thật, chỉ mới gặp nhau mà đãi như khách quý. Cơm nước xong xuôi, cô gái bảo: “Nhà em có mỗi cái giường, em nhường cho khách, còn em trải chiếu nằm ngay đây. Anh cứ ngủ tự nhiên thoải mái như ở nhà”. Hai bên cứ đùn đẩy mãi cuối cùng khách cũng phải ngủ trên giuờng, chủ nhà nằm dưới đất chỉ cách hai bước chân. Đi bộ cả ngày lại được bữa cơm rượu no nê, chàng địa chất vừa đặt mình đã ngáy pho pho, trong khi cô chủ nhà cũng tắm rửa sạch sẽ thơm tho cứ nằm phấp phỏng đợi.
Gà gáy lần thứ hai vẫn chẳng thấy động tĩnh gì mà trời thì sắp sáng đến nơi. Chủ nhà đánh bạo đến bên giường khe khẽ lay lay bàn tay khách. Chàng địa chất giật mình mở mắt hỏi: “Gì vậy cô?”. Không biết nói sao, cô đành bảo: “Anh ngáy to, em không ngủ được”. Chàng khách xin lỗi và từ lúc ấy không dám ngủ nữa. Nhưng lát sau thấy cô chủ cứ ngồi bần thần khiến chàng cũng băn khoăn: “Cô cứ yên tâm ngủ đi. Tôi là người trí thức, không có gì đáng ngại đâu”. Lúc ấy cô chủ mới thở dài thất vọng hoàn toàn rồi thiếp đi. Sáng ngày ra, chàng địa chất thấy chủ nhà đang vãi thóc cho gà ăn. Anh ta đến bên, lạ lùng hỏi: “Sao chỉ có 2 con gà mái mà cô nuôi những 5 con gà trống?”. Cô chủ buồn bã trả lời: “Lũ này trông đẹp mã thế nhưng có mỗi một con là trống thật thôi, còn lại toàn “gà trí thức” cả ấy mà”. Té ra cô nghĩ trí thức đồng nghĩa với… thiến!
Theo Trịnh Trung Hòa
PLXH