Xin CSTT cứu giúp trường hợp này - "Mẹ ơi xin đừng mang con về con sợ phải chết lắm"

2
0
0

meoquynh

New Member
Trường hợp này đáng thương quá, mình có thể hỗ trợ giúp bé được kg các mẹ, nếu có ai đứng ra nhận ck và đem đến tận tay gia đình bé thì yên tâm hơn là ck vào tk của báo. Cám ơn các mẹ đã đọc thông tin.


“Mẹ ơi, xin đừng mang con về con sợ phải chết lắm”
(Dân trí) – Người mẹ nghèo rối bời tâm can nhìn đứa con thơ cố níu lấy tay mình van lơn. Chị bối rối vì trót nói trước mặt con “chắc phải mang bé về”. Dẫu biết rằng chị sẽ vĩnh viễn mất con nhưng vợ chồng chỉ còn hai bàn tay trắng, chị biết làm gì hơn.


Mười năm về trước, tình yêu mộc mạc của anh trai cày và cô giáo mầm non nơi xứ Quảng đã lay động tâm hồn của biết bao con người trên vùng quê nghèo Quế Sơn. Hai tâm hồn đồng điệu ấy tìm được hơi ấm của nhau, để đến ngày hôm nay kết quả tình yêu của họ là hạnh phúc vô bờ khi có được 3 “thiên thần”: Ngọc Thúy (11 tuổi) Ngọc Trâm (9 tuổi) và Ngọc Cẩm (7 tuổi).


Dù cuộc sống khó khăn, nhưng gia đình anh Thái Ngọc Hùng (37 tuổi) và chị Lê Thị Thu Thảo (37 tuổi) không ngày nào vơi tiếng cười. Cả ba cô con gái đều biết cách làm vui lòng đấng sinh thành, không chỉ chăm việc nhà đỡ đần cho mẹ cha, bé nào đến lớp cũng luôn là “dũng sĩ” của điểm 9 điểm 10. Hết việc đồng áng lại bắt tay vào nghề phụ hồ nhưng vợ chồng anh Hùng chẳng biết mệt mỏi vì niềm tin “sự cực nhọc của mình hôm nay sẽ tạo tiền đề để các con vững bước trên con đường tri thức”.




Người mẹ đau đớn như đứt từng khúc ruột khi nghe tiếng thổn thức của con


Những tưởng cuộc sống ấm êm của gia đình họ sẽ bình lặng trôi đi, ngờ đâu sóng gió thình lình ập đến gieo rắc mầm đau khổ. Buổi chiều muộn khi hoàng hôn đã khuất bóng sau lũy tre làng, chị Thảo lật đật trở về từ cánh đồng. Đến đầu ngõ lòng người mẹ có linh cảm chẳng lành vì không thấy các con ríu rít ra đón như mọi ngày, bếp núc cũng lạnh tanh… Chị chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, đứa con lớn đã hớt hải chạy đến “mẹ ơi bé Cẩm bị làm sao ấy, em cứ kêu mỏi lưng, đau đầu gối con xoa bóp hoài mà chẳng thấy đỡ”. Ném vội cái cuốc xuống đất chị nhào vào nhà.


Gần 10 năm tận tụy với những mái đầu trẻ thơ ở trường mầm non xã Quế An, nhưng khi chị Thảo nghỉ phép sinh bé Cẩm cũng là lúc nhà trường giảm biên chế. Chị chỉ là giáo viên hợp đồng nên mơ ước mang cái chữ đến cho con trẻ từ đó cũng phải gấp lại cùng trang sách. Rời công việc yêu thích cô giáo làng quay về với đồng ruộng, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời” nhưng quanh năm vợ chồng chị cũng chỉ kiếm được cho các con những bữa cơm dưa cà mắm muối.


Anh Hùng tháo vát nên học được việc phụ hồ làm nghề tay trái lúc nông nhàn, công việc thất thường nhưng nhờ có nó mà tiền học hành của các con cũng nhẹ gánh phần nào. Dù đã cố gắng phấn đấu, nhưng gia đình họ vẫn chưa thể “thoát nghèo” nên khi nghe đứa con gái út đau yếu bất thường chị Thảo đã phát hãi. Tưởng con chỉ nhức mỏi bình thường nên chị xoa bóp rồi mua thuốc cho bé uống. Nhưng ngờ đầu bệnh tình chẳng những không thuyên giảm mà còn trở nặng thêm, bé Cẩm xuất hiện các triệu chứng chướng bụng, không tiêu tiểu.




Bé Ngọc Cẩm run rẩy nghĩ đến cảnh sẽ vĩnh viễn phải xa rời mẹ cha và hai chị


Hai vợ chồng bàn tới tính lui rồi quyết định mang con đi bệnh viện kiểm tra. Vét sạch sành sanh trong nhà chỉ còn không đủ tiền xe đưa con đi, chị chạy ngược chạy xuôi vay mượn của bà con lối xóm được hơn 3 triệu rồi hỏa tốc lên đường. Mới đưa bé đến bệnh viện địa phương, các bác sĩ đã chuyển ngay ra bệnh viện Đà Nẵng vì bé bị tràn dịch màng phổi. Kết quả xét nghiệm máu tại đây bác sĩ kết luận bé bị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho (một dạng của ung thư máu - PV).


Nghe bệnh của con như sét đánh ngang tai, vợ chồng chị Thảo đờ đẫn hồn xiêu phách lạc. 12 triệu vay nặng lãi cùng mọi vật có giá trong nhà kể cả chiếc xe đạp đi học của lũ trẻ cũng đội nón ra đi theo một tháng điều trị của bé Cẩm tại Đà Nẵng. Nhưng bệnh tình của bé ngày một trở nặng nên đầu tháng 8 cháu phải chuyển vào bệnh viện Truyền máu huyết học TPHCM để tiếp tục chạy chữa. “Còn nước còn tát” anh Hùng cầm cố nhà đất, nhờ người vay mượn được thêm 35 triệu đồng tất tả theo con.


Hy vọng tràn trề đã tiếp thêm nghị lực cho gia đình khi BS Phạm Hữu Luôn, Phó khoa Huyết học trẻ em cho biết: “Tình trạng bệnh của bé chưa đến mức nặng, nếu điều trị theo đúng phác đồ thì tỷ lệ thành công để đạt được việc đẩy lùi bệnh lên đến 80%.” Tuy nhiên, bé phải trải qua ít nhất 5 đợt điều trị trong vòng 3 năm, chi phí cho mỗi đợt điều trị sau khi bảo hiểm chi trả gia đình còn phải thanh toán hơn 50 triệu đồng, bên cạnh đó còn nhiều khoản khác nằm ngoài danh mục bảo hiểm.


Thêm một tháng bé Cẩm chữa trị tại TPHCM qua đi, số tiền anh Hùng mới xoay được chỉ như muối bỏ biển “sắp hết rồi anh ạ, giờ còn được mấy trăm nghìn nữa thôi”. Nhìn đứa con thơ co ro trên giường bệnh, những tiếng rên của bé như nhát dao sắc lẹm cắt vào lòng chị Thảo. Vợ chồng chị đang “giằng xé” chẳng biết nên đưa con về hay tiếp tục để con nằm viện thêm được ngày nào biết ngày ấy.


http://dantri.com.vn/c167/s167-51572...i-chet-lam.htm
 
Top