Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2

10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
[h=1]Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2[/h] 09:00:01 03/01/2013







Bài và ảnh: Linh Nhi - Theo TTVN



[h=2]Trong căn nhà vẻn vẹn 4m2 của ba mẹ con chỉ có duy nhất chiếc giường ọp ẹp, chiếu rách nát và chiếc chăn đã sờn rách không có tiền thay...[/h] Chị Dậu thế kỉ 21

Ở xã Ngọc Thanh, Thị xã Phúc Yên, bấy lâu nay người ta vẫn biết đến một căn nhà xiêu vẹo chơ vơ một góc vườn chuối. Vẫn còn có thể gọi là nhà chỉ vì đó là đó là nơi sinh sống của ba mẹ con chị Lưu Thị Hạnh. Diện tích căn nhà chừng 4m2 chỉ đủ kê đúng một chiếc giường con là vừa hết. Trong đó chúng tôi không đủ chỗ đứng để chụp toàn cảnh chiếc giường. Tài sản khác trong nhà chỉ là mấy cái túi bóng treo lủng lẳng trên vách chứa quần áo mùa đông của mấy mẹ con. Căn nhà quá nhỏ cùng với cái giường ọp ẹp không đủ chỗ tiếp khách chị Hạnh phải mời chúng tôi ra ngoài cửa để nói chuyện, cũng may lúc ấy vừa ngớt mưa.




Căn nhà tạm dột nát của ba mẹ con chị chỉ vẻn vẹn 4m2



Căn nhà được làm bằng bùn đất trộn với rơm và cũng không đủ để làm kín tường phải dùng một mảnh bạt để che lại.



Trong nhà không hề có đồ đạc gì đáng giá, kể cả tủ đựng đồ



Ổ điện nằm sơ sài trên ô cửa sổ dùng cành cây ghép lại, cắm vào vách đất


Bé Lưu Văn Phúc 4 tuổi, con trai chị Hạnh hôm nay nghỉ học ở nhà nghịch ngợm chọc tay vào lỗ vách liền bị mẹ nhắc nhở “Còn chọc tay vào vách nữa thủng hết tối gió vào đó”. Bé Phúc sợ hãi rụt tay ra, chị Hạnh giải thích: “Gió lạnh đêm thằng bé thường không ngủ được mà nhà mình vách bằng đất trát lại thủng lỗ chỗ như này gió đêm nào cũng lùa vào, gió là nỗi ám ảnh hằng đêm của Phúc”. Phúc dựa mình vào thân gỗ bạch đàn khẳng khiu trụ của căn nhà chỉ cho tôi chum gạo đã rỗng mà sáng nay em vừa bỏ vào đó một quả khế rụng từ vườn nhà hàng xóm. Căn nhà được làm bằng bùn đất trộn với rơm và cũng không đủ để làm kín tường phải dùng một mảnh bạt để che lại.

Cháu bé Lưu Thị Hòa gần 2 tuổi khóc gắt trong tay mẹ bởi sáng nay chưa có gì vào bụng. Anh Phúc của bé được gói mì tôm còn bé Hòa ốm nên không chịu ăn cháo trắng. Bé Phúc sưng miệng thỉnh thoảng lại khóc nấc lên từng tiếng, bé kêu đau và há cho tôi xem khoảng miệng bị nhiệt trắng xóa bởi ăn mì tôm nhiều. Thấy vậy ông Bảo ông ngoại của 2 bé kể: “Mấy bữa nay ở đồng không có kiếm ăn được nên mẹ nó chẳng có tiền, bữa nào nó đi học thì còn có cơm ở lớp ăn chứ về nhà thì chỉ có mì tôm thôi”.

Con dại cái mang

Ông Lưu Tân Bảo là bố đẻ của chị Hạnh bùi ngùi kể: “Nhà tôi có bốn đứa con, cái Hạnh là đứa thứ 4 sinh năm 1990. Nó cũng không được lanh lợi lắm, học hết lớp 4 rồi đi làm thuê ở mấy khu đầm gần đây. Năm 2007 nó đi cắt cỏ thuê ở khu trang trại gần hồ Đại Lải ở đấy nó quen bố lũ trẻ. Thế rồi chúng nó đùng đùng đòi cưới, tôi không đồng ý lắm nhưng mà thôi thì cũng vun vén cho chúng nó. Vậy mà..”

Người đàn ông làm nghề trông cá chăn vịt ở ven hồ Đại Lải đưa chị Hạnh về tận Đông Anh, Hà Nội làm dâu. Gia đình chồng chị khi ấy cũng làm nông nghiệp khó khăn, chửa vượt mặt bé Phúc chị vẫn phải ra đồng làm việc. Hạnh phúc đến với chị khá ngắn ngủi khi Phúc chưa kịp ra đời chồng chị đã hiện rõ bản chất là một thanh niên lười lao động ham mê cờ bạc rượu chè. Suốt ngày anh ta về nhà vòi tiền vợ và có khi say xỉn còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay với vợ. Không chịu được cảnh đó, cô gái vừa qua tuổi 17 tuổi ôm bụng về cậy nhờ cha mẹ đẻ.





Chiếc chạn bát lèo teo dăm ba chiếc phủ bụi.



Cái bếp nhỏ trống hơ trống hoác ở bên cạnh với mấy viên gạch kê lên làm chỗ đun.


Sau khi sinh bé Phúc một thời gian chồng chị sang tìm và lần này đòi ở lại hẳn Phúc Yên. Thương con bố mẹ chị dồn tiền thuê cho vợ chồng chị một mảnh đất ở ngoài bãi để dựng một túp lều và tiện đi làm thuê. Cũng thời gian này bé Hòa ra đời. Nhưng với bản chất ham mê cờ bạc lại lười lao động chồng chị càng ngày càng chán cảnh làm ăn chắt chiu cùng vợ, anh ta đã bỏ đi biệt từ lúc bé Hòa vừa tròn 2 tháng tuổi. Gia đình bên nội cũng không đoái hoài gì tới hai đứa cháu nhỏ bơ vơ nên chị Hạnh đành bế con về cậy nhờ bố mẹ đẻ.

Chẳng có đủ lực để giúp cô con gái nhỡ nhàng, bố mẹ cùng với các chị gái đã lấy chồng xa của chị Hạnh gom góp công sức dựng được túp lều nhỏ bằng bùn trát rơm và lợp vài viên ngói vỡ làm chỗ chui ra chui vào cho ba mẹ con. Túp lều 4m2 một cái bếp nhỏ trống hơ trống hoác ở bên cạnh với mấy viên gạch kê lên làm chỗ đun. Xoong nồi ba chiếc méo xẹo và cái chạn bát lèo teo dăm ba chiếc phủ bụi.

Hỏi chị nhà vệ sinh ở đâu, chị cười: “Đến chỗ chui ra chui vào còn không có nữa là nhà vệ sinh các cháu nhỏ và em đi nhờ nhà hàng xóm rồi nhờ chỗ ông bà”. Nhà bố mẹ ở bên kia góc vườn cũng chẳng lấy gì làm khá giả. Ông Bảo mới bị tai nạn lao động làm tràn dịch khớp đến nay cái chân trái của ông vẫn chưa thể đi lại hoàn toàn được nên tất cả đều trông cậy vào vợ ông chạy chợ kiếm ăn từng bữa. Cậu em trai út đang sống cùng ông bà làm thợ điện ở gần đó cũng chỉ đủ nuôi thân. Rất thương con và hai đứa cháu thơ dại nhưng sự giúp đỡ lớn nhất của ông bà cũng chỉ là cho hai mẹ con chị được một mảnh đất nhỏ dựng túp lều tranh, lúc mưa gió mang hai cháu lên căn nhà được lợp ngói không vỡ của mình để ngủ.

Nỗi niềm Tết đến


Học hết lớp bốn lại không biết thêm một nghề phụ nào khác, tất cả công việc để có thể nuôi hai đứa con của chị Hạnh chỉ là hằng ngày ra đồng mò cua bắt ốc đến mùa cấy gặt thì đi làm thuê cho người ta. Một sào ruộng cấy chẳng đủ cho ba mẹ ăn hết mùa, còn tiền đóng học mỗi tháng 190 nghìn của Phúc ở trường mẫu giáo thực sự là gánh nặng của chị.

Mấy bộ quần áo rét của các con chị đều do chương trình áo ấm tình thương của hội chữ thập đỏ phát cách đây mấy ngày. Những ngày giáp tết chị khao khát mua được một manh áo mới cho các con.

Chiếc giường ọp ẹp, chiếu rách nát và chiếc chăn đã sờn rách hết cả chẳng có tiền thay. Chị khóc: “Giờ em chỉ mong có một chiếc xe đạp để đi lại. Lúc trước người bà con cho chiếc xe đạp cũ nhưng mấy tháng trước em để trên bờ ruộng không biết ai đó đi qua dắt mất. Mỗi lần đi làm phải đi bộ 2-3 cây số có khi về tới nhà đã tối chẳng kịp nấu cơm cho bọn trẻ”.


Chị Hạnh và đứa con gái 2 tuổi


Hỏi chuyện sắm tết chị nghẹn ngào: “Còn mấy tháng đóng học của cháu Phúc em còn nợ cô giáo ở trường nữa cơ ạ. Tết thì cũng như ngày thường thôi chỉ mong có đủ cơm ăn là mừng rồi”

Ước mơ đầu năm mới của chị Hạnh đơn giản chỉ là tết này có đủ cái ăn cho các con, bé Hòa không phải khóc ngặt vì cháo trắng. Ước mơ lớn nhất trong đời chị chỉ là sang năm nữa vẫn có thể cho Phúc đi học lớp 1 như con cái nhà người ta. Còn chị có thể ở trong cái nhà bằng đất trát đất cả đời cũng được.

Rời căn nhà của mẹ con chị Hạnh, vượt qua 100m đất bùn lầy lội sau một sáng mưa phùn, đi qua con dốc nhỏ là tới khu thiên đường resort Flemingo Đại Lải với những nhà hàng sang trọng và khu sân golf lớn nhất nước, chúng tôi có cảm giác như mình vừa xuyên qua hai thế giới...

Mọi giúp đỡ xin gửi về:

Chị Lưu Thị Hạnh - Thôn Đồng Câu, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
Hoặc chuyển khoản qua Tài khoản kho bạc nhà nước
Số tài khoản: 3751.0.901.1582
Tên đơn vị: Hội Chữ thập đỏ thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Địa chỉ: UBND thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung chuyển tiền: Giúp đỡ gia đình chị Lưu Thị Hạnh



http://kenh14.vn/xa-hoi/xot-xa-hoan...e-con-trong-can-nha-4m2-20121228113246355.chn
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
741
0
0

TC&T

New Member
Ðề: Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2

Chị Loan,
Em gửi chị tình hình em đi thực tế hôm trước.
Về căn bản, các thông tin về bạn Hạnh giống như Kênh 14 đã đưa tin, em chỉ cập nhật thêm một số chi tiết em tìm hiểu được.
Hôm em vào thì chỉ gặp bạn Hạnh & bé gái nhỏ (2t) ở nhà. Bé trai lớn đi đâu đó cùng ông bà ngoại không có nhà.
Căn nhà bé tí tẹo và đồ đạc vẫn chẳng có gì. Trước Tết, khi được lên báo cũng có một vài đoàn từ thiện đến thăm và cho quà. Và đây là quà mẹ con chị Hạnh nhận được trước Tết:
Chăn, đệm, quần áo cũ, bát đũa.

Còn đồ đạc thì em vạch màn ra mới thấy cái quạt trần này, cũng là được cho. Chụp lên ảnh trông thế này thôi chứ bên ngoài nó như cái quạt đồ chơi, bé tí tẹo, chỉ phe phẩy gió được một chút.

Hỏi thăm về gia cảnh, Hạnh bảo từ khi có bầu bé Hoà, con gái thứ 2 đến nay, chồng bỏ đi làm ăn xa chưa gặp mặt lần nào. Hiện tại, 2 vợ chồng chưa ly hôn nhưng hoàn toàn không liên lạc với nhau nên Hạnh cũng không biết chồng ở đâu. Và chồng thì từ ngày 2 vợ chồng còn ở với nhau cũng chỉ suốt ngày đi đánh bài rồi về đánh đập vợ.
Hiện tại, ông bà ngoại cho Hạnh miếng đất ở góc vườn, chỗ dựng cái lều, làm nơi ở cho 3 mẹ con.

Bắt đầu từ năm nay, hàng tháng, Hạnh nhận được trợ cấp từ xã mỗi tháng 200 nghìn cho trường hợp khó khăn đặc biệt, mẹ đơn thân nuôi 2 con.
Tuy là hộ nghèo khó khăn đặc biệt nhưng bé Bảo đi học mẫu giáo vẫn phải đóng tiền hàng tháng, hình như là 230k/tháng. Em có hỏi thăm chị bán quán ở đầu đường, chị ấy bảo là xã cũng có chủ trương miễn giảm tiền học cho bé nhưng chưa thấy.
Kế sinh nhai hàng ngày là đi mò cua bắt ốc rồi đem bán kiếm tiền. Tuy nhiên, theo quan sát của em và cũng theo lời của người làng nói, Hạnh thuộc diện chậm chạp hơn người thường, không khôn ngoan nhanh nhẹn. Ví dụ, bắt được cua ốc đi bán, người ta trả bao nhiêu thì biết bấy nhiêu chứ cũng không biết đòi giá, mặc cả với người mua. Lúc rỗi rãi thì đi chăn vịt hay làm cho ông bà ngoại nhưng không có công. Ngoài ra, Hạnh được ông bà cho 1 sào ruộng để cày cấy.
Với thu nhập như thế nên tiền đóng học cho con cũng khó khăn, một tháng phải đóng làm nhiều lần mới đủ. Bữa ăn hàng ngày chỉ có rau, mắm muối. Em hỏi thì một tháng dám mua thịt khoảng 2, 3 lần gì đó cho con ăn. Ngoài ra, thỉnh thoảng được cậu em ruột lấy trứng vịt của ông bà ngoại đem xuống cho, khoảng 1 tuần cho một lần, mỗi lần được mấy quả. Theo lời Hạnh kể thì ông bà ngoại có vẻ khó tính và rất chặt chẽ về kinh tế. Khi em mua quà ở quán nước ngoài đường vào cho, chị bán hàng cũng dặn là phải nhớ đưa cho mẹ con nhà nó chứ đừng đưa cho ông bàL. Những khi hết gạo thì 3 mẹ con lại chuyển sang ăn cháo, có vay gạo của ông bà ngoại thì sau đó cũng phải mua trả chứ ông bà không cho.

Căn bếp thì trống trải quá không thể nấu ăn được. 3 mẹ con nấu nhờ bếp nhà ông bà rồi bê về nhà mình ăn.
Còn căn nhà thì xập xệ quá, trời khô ráo và mưa nhỏ thì vẫn ngủ ở nhà, nhưng hôm nào mưa to thì phải lên ngủ nhờ nhà ông bà.
Hôm em đến thì không gặp ông bà ngoại nhưng cũng tạm điều tra về tình hình kinh tế: Nhà ông bà có 1 con bò, 1 đàn vịt khoảng 100 con, 1 đàn gà khoảng 4,5 chục con. Trong nhà cũng có 1 cái TV & tủ lạnh.
Đây là nhà ông bà ngoại ạ.

Còn về việc xây nhà tình nghĩa, em có nhờ zai nhà em nhờ người quen hỏi mấy ông cán bộ xã giúp nhưng zai nhà em đang khất em đến tuần sau.
Hôm em đến, vì cũng không biết nhà mình định thế nào với trường hợp này nên em cũng chỉ lấy danh nghĩa cá nhân thấy nói có hoàn cảnh khó khăn nên đến hỏi thăm. Em mua cho 2 con một túi quà, mừng tuổi cho bé gái 100k, chú lái xe đi cùng mừng tuổi 50k.
Và đây là ảnh em chụp cùng 2 mẹ con.


Bài báo cáo đến đây là hết. Chị còn yêu cầu gì nữa thì báo em ạ.
 
741
0
0

TC&T

New Member
Ðề: Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2

Do em hơi bị low tech, không biết upload ảnh lên web nhà mình thế nào.
Em đã gửi ảnh gốc vào địa chỉ gmail của nhà mình.
Các chị upload lên giúp em với ạ.

Em cảm ơn nhiều nhiều.
 
6,216
0
36

susu1811

Active Member
Ðề: Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2

Do em hơi bị low tech, không biết upload ảnh lên web nhà mình thế nào.
Em đã gửi ảnh gốc vào địa chỉ gmail của nhà mình.
Các chị upload lên giúp em với ạ.

Em cảm ơn nhiều nhiều.
Thường thì phải up lên một trang nào đó rồi mới lấy link sang diễn đàn được chị ạh.
 
2,019
2
38

Mẹ Mít nhợn

Active Member
Ðề: Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2

Em xin phép up ảnh giúp chị TC&T ạh!

Chị Loan,
Em gửi chị tình hình em đi thực tế hôm trước.
Về căn bản, các thông tin về bạn Hạnh giống như Kênh 14 đã đưa tin, em chỉ cập nhật thêm một số chi tiết em tìm hiểu được.
Hôm em vào thì chỉ gặp bạn Hạnh & bé gái nhỏ (2t) ở nhà. Bé trai lớn đi đâu đó cùng ông bà ngoại không có nhà.
Căn nhà bé tí tẹo và đồ đạc vẫn chẳng có gì. Trước Tết, khi được lên báo cũng có một vài đoàn từ thiện đến thăm và cho quà. Và đây là quà mẹ con chị Hạnh nhận được trước Tết:
Chăn, đệm, quần áo cũ, bát đũa.







Còn đồ đạc thì em vạch màn ra mới thấy cái quạt trần này, cũng là được cho. Chụp lên ảnh trông thế này thôi chứ bên ngoài nó như cái quạt đồ chơi, bé tí tẹo, chỉ phe phẩy gió được một chút.



Hỏi thăm về gia cảnh, Hạnh bảo từ khi có bầu bé Hoà, con gái thứ 2 đến nay, chồng bỏ đi làm ăn xa chưa gặp mặt lần nào. Hiện tại, 2 vợ chồng chưa ly hôn nhưng hoàn toàn không liên lạc với nhau nên Hạnh cũng không biết chồng ở đâu. Và chồng thì từ ngày 2 vợ chồng còn ở với nhau cũng chỉ suốt ngày đi đánh bài rồi về đánh đập vợ.
Hiện tại, ông bà ngoại cho Hạnh miếng đất ở góc vườn, chỗ dựng cái lều, làm nơi ở cho 3 mẹ con.



Bắt đầu từ năm nay, hàng tháng, Hạnh nhận được trợ cấp từ xã mỗi tháng 200 nghìn cho trường hợp khó khăn đặc biệt, mẹ đơn thân nuôi 2 con.
Tuy là hộ nghèo khó khăn đặc biệt nhưng bé Bảo đi học mẫu giáo vẫn phải đóng tiền hàng tháng, hình như là 230k/tháng. Em có hỏi thăm chị bán quán ở đầu đường, chị ấy bảo là xã cũng có chủ trương miễn giảm tiền học cho bé nhưng chưa thấy.
Kế sinh nhai hàng ngày là đi mò cua bắt ốc rồi đem bán kiếm tiền. Tuy nhiên, theo quan sát của em và cũng theo lời của người làng nói, Hạnh thuộc diện chậm chạp hơn người thường, không khôn ngoan nhanh nhẹn. Ví dụ, bắt được cua ốc đi bán, người ta trả bao nhiêu thì biết bấy nhiêu chứ cũng không biết đòi giá, mặc cả với người mua. Lúc rỗi rãi thì đi chăn vịt hay làm cho ông bà ngoại nhưng không có công. Ngoài ra, Hạnh được ông bà cho 1 sào ruộng để cày cấy.
Với thu nhập như thế nên tiền đóng học cho con cũng khó khăn, một tháng phải đóng làm nhiều lần mới đủ. Bữa ăn hàng ngày chỉ có rau, mắm muối. Em hỏi thì một tháng dám mua thịt khoảng 2, 3 lần gì đó cho con ăn. Ngoài ra, thỉnh thoảng được cậu em ruột lấy trứng vịt của ông bà ngoại đem xuống cho, khoảng 1 tuần cho một lần, mỗi lần được mấy quả. Theo lời Hạnh kể thì ông bà ngoại có vẻ khó tính và rất chặt chẽ về kinh tế. Khi em mua quà ở quán nước ngoài đường vào cho, chị bán hàng cũng dặn là phải nhớ đưa cho mẹ con nhà nó chứ đừng đưa cho ông bàL. Những khi hết gạo thì 3 mẹ con lại chuyển sang ăn cháo, có vay gạo của ông bà ngoại thì sau đó cũng phải mua trả chứ ông bà không cho.



Căn bếp thì trống trải quá không thể nấu ăn được. 3 mẹ con nấu nhờ bếp nhà ông bà rồi bê về nhà mình ăn.
Còn căn nhà thì xập xệ quá, trời khô ráo và mưa nhỏ thì vẫn ngủ ở nhà, nhưng hôm nào mưa to thì phải lên ngủ nhờ nhà ông bà.
Hôm em đến thì không gặp ông bà ngoại nhưng cũng tạm điều tra về tình hình kinh tế: Nhà ông bà có 1 con bò, 1 đàn vịt khoảng 100 con, 1 đàn gà khoảng 4,5 chục con. Trong nhà cũng có 1 cái TV & tủ lạnh.

Đây là nhà ông bà ngoại ạ.









Còn về việc xây nhà tình nghĩa, em có nhờ zai nhà em nhờ người quen hỏi mấy ông cán bộ xã giúp nhưng zai nhà em đang khất em đến tuần sau.
Hôm em đến, vì cũng không biết nhà mình định thế nào với trường hợp này nên em cũng chỉ lấy danh nghĩa cá nhân thấy nói có hoàn cảnh khó khăn nên đến hỏi thăm. Em mua cho 2 con một túi quà, mừng tuổi cho bé gái 100k, chú lái xe đi cùng mừng tuổi 50k.
Và đây là ảnh em chụp cùng 2 mẹ con.



Bài báo cáo đến đây là hết. Chị còn yêu cầu gì nữa thì báo em ạ.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
741
0
0

TC&T

New Member
Ðề: Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2

Em cảm ơn chị Mẹ Mít nhợn nhiều nhiều ạ. Có mấy cái ảnh vào trông hoành tráng hẳn lên:)
 
10,159
29
48

ALnML

Super Moderator
Ðề: Xót xa hoàn cảnh khốn khó của ba mẹ con trong căn nhà 4m2

Em cảm ơn chị Mẹ Mít nhợn nhiều nhiều ạ. Có mấy cái ảnh vào trông hoành tráng hẳn lên:)
Vào đó nhắc chị để c em mình bàn chuyện này nhé
 
Top