Xu Hướng Thị Trường Việt Nam năm 2011

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
(Gửi tặng 1 CEO "giấu mặt" trong CSTTers ;) :x )

Nối tiếp thành công của Hội thảo “Xu Hướng Thị Trường Việt Nam năm 2010” ngày 19/11/2010 tại KS Park Hyatt Câu lạc bộ CEO tiếp tục tổ chức Hội thảo “Xu Hướng Thị Trường Việt Nam năm 2011” với sự tham gia chia sẻ rất nhiệt tình của các của các diễn giả là CEO của các công ty chuyên về đầu tư, thị trường tiêu dùng, bất động sản và chứng khoán.

Các diễn giả tham gia trao đổi


Hội thảo phần nào đã giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về xu hướng đầu tư trong nước và các nguồn vốn đầu tư vào nước ngoài hiện nay. Bênh cạnh đó, vấn đề chung về tình hình tỷ giá và lãi suất cũng được Ông Johan Nyvene – CEO Công ty CP Chứng khoán TP.HCM (HSC) nêu ra khá cụ thể và nhận được nhiều sự quan tâm của khách tham dự.


Với nhiều năm nghiên cứu và tìm hiểu về thị trường Bất động sản Việt Nam, Ông Marc Townsend – CEO của CBRE Việt Nam cũng đã có những dự báo nhất định về xu hướng bất động sản trong năm 2011.

Khách tham dự hội thảo

Bà Nguyễn Hương Quỳnh – Đại diện của công ty Nielsen cũng đã đem đến một không khí sôi nỗi cho buổi hội thảo với những kết quả nghiên cứu về xu hướng tiêu dùng của người Việt và đưa ra nhiều dự báo về xu hướng đầu tư mới trong năm 2011.

Bà Đặng Thị Minh Phương – Chủ tịch CLB CEO
tặng hoa và kỷ niệm chương cảm ơn các diễn giả

Buổi hội thảo cũng đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các cơ quan thông tấn báo chí, đài truyền hình, các thành viên Câu lạc bộ CEO và khách mời. Chương trình kết thúc sau nhiều câu hỏi và những trao đổi của khách mời và diễn giả.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Xu Hướng Thị Trường Việt Nam năm 2011

Khuynh hướng tiêu dùng thông minh với việc tiếp nhận thông tin về sản phẩm nhanh chóng, quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe và các sản phẩm làm đẹp, quan tâm đến các sản phẩm công nghệ cao… được dự báo là những xu hướng thị trường trong năm 2011 tại Việt Nam.

Trong báo cáo "Triển vọng tiêu dùng năm 2011" của Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel đã đưa ra 9 dự báo về xu hướng tiêu dùng trong năm 2011 trên thế giới theo đó mua sắm trực tuyến sẽ tăng trong năm tới; Sinh viên sẽ phải chịu học phí cao hơn và người lao động sẽ đình công để phản đối học phí tăng trong khi thu nhập của họ tăng không đáng kể. Cũng trong năm 2011, các nhà cung cấp dịch vụ và bán lẻ nên xem lại những gì họ chào bán cho lao động nữ. Riêng tại Anh, 43% trong tổng số người tiêu dùng được hỏi ý kiến cho biết sẽ ưu tiên tiết kiệm hay chuyển tiền vào quỹ dự phòng đã tăng mạnh so với mức 15% năm ngoái. Trong khi đó tại Mỹ, 1/3 trong số những người được hỏi cho biết họ đang sử dụng thẻ ghi nợ nhiều hơn thẻ nợ và hoạt động giao dịch trên thẻ ghi nợ dự kiến tăng gần 60% . Cũng trong năm tới, khi thu nhập và học vấn của nữ giới được nâng lên, một xu hướng mới sẽ được tạo ra trong cả hoạt động kinh doanh và tiêu dùng. Đây cũng là cơ hội tốt cho các thương hiệu hướng tới đáp ứng nhu cầu nữ giới ở mức cao hơn… Đó là dự báo khuynh hướng của thị trường tiêu dùng thế giới còn tại Việt Nam xu hướng tiêu dùng của người Việt đang thay đổi, đặc biệt là giới trẻ.



Bà Nguyễn Hương Quỳnh, Phó Giám đốc Công ty Nghiên cứu thị trường AC Nielsen Việt Nam cho biết người tiêu dùng Việt Nam ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn cho các sản phẩm phải có nhiều giá trị gia tăng so với trước kia. Trong năm tới sẽ có 3 khuynh hướng tiêu dùng đó là tiêu dùng thông minh; tiếp nhận thông tin về sản phẩm nhanh chóng; quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe và các sản phẩm làm đẹp… Cũng theo nghiên cứu của AC Nielsen người tiêu dùng quan tâm đến các sản phẩm công nghệ thông tin như iPhone khi mà công nghệ 3G đã xuất hiện và phổ biến trên thế giới, hiện đang chuyển dần sang công nghệ 4G. Tuy nhiên người tiêu dùng cũng không muốn sử dụng các sản phẩm này vì giá cao, nhiều tính năng nhưng không biết cách sử dụng. Vì vậy các công ty sản xuất cần hướng dẫn kỹ cho người tiêu dùng các tính năng, công dụng của sản phẩm công nghệ. Xu hướng mua hàng qua mạng, điện thoại cũng đang được nhiều người biết đến vì khách hàng ngày càng bận rộn nên sẽ dành ít thời gian đi mua sắm, thay vào đó họ sẽ đặt hàng qua mạng để giao tận nhà. Mua bán trực tuyến đang trở thành thói quen của nhiều người tiêu dùng, việc bán hàng qua điện thoại di động và trên mạng xã hội là một bước tiến, tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành buôn bán, tạo nên một không gian ảo để các nhà sản xuất và người tiêu dùng trao đổi với nhau, giúp các DN giảm bớt chi phí về nhân viên, hành chính, mặt bằng chi nhánh, giải quyết vấn đề hàng tồn kho... Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có thị trường điện thoại di động phát triển nhanh nhất trên thế giới, điều này đang và sẽ mở ra những cơ hội mới cho ngành bán lẻ của Việt Nam trong tương lai.Về địa điểm mua sắm, hiện nay các siêu thị lớn như Co.op Mart và BigC vẫn chiếm thị phần lớn, tiếp đó là các trung tâm thương mại như Diamond và Pakson, kế đến là các chuỗi cửa hàng tiện lợi và cuối cùng là kênh mua sắm truyền thống như chợ và các cửa hàng tạp hóa. Ngoài ra trong những năm tới người tiêu dùng sẽ có khuynh hướng chuyển qua các chuỗi cửa hàng vì sẽ tiện cho việc đi lại. Các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh cũng sẽ bùng nổ trong năm tới như sự thành công của các cửa hàng gà rán KFC, Lotteria…

Về thị trường bán lẻ Việt Nam trong năm 2011 được kỳ vọng tăng trưởng tốt. Các cửa hàng bán lẻ hiện đại của các doanh nghiệp trong nước như Hapro Mart, Saigon Co.op, Fivimart, Citimart, G7 Mart… ngày càng xuất hiện nhiều, chủ yếu tập trung tại Hà Nội và TPHCM, chiếm thị phần của hệ thống bán lẻ hiện đại khoảng 20 - 30%. Hình thức bán lẻ ở Việt Nam càng ngày càng phong phú hơn. Tuy nhiên song song với những lạc quan của thị trường bán lẻ Việt Nam thì những việc cẩn trọng vì suy thoái kinh tế vẫn còn đang tác động mạnh và có diễn biến khó lường, nhất là tình hình giá cả tiêu dùng tăng cao sẽ có những tác động nhất định đến thị trường bán lẻ. Ngoài ra với hơn 74% dân số tập trung ở nông thôn, thị trường nông thôn là thị trường đầy tiềm năng nhưng các DN bán lẻ Việt Nam vẫn chưa khai thác được, và đây là nhược điểm mà các DN bán lẻ Việt Nam cần nhanh chóng tìm ra cách khai thác hiệu quả vào thị trường này. Tuy nhiên, từ phía các DN bán lẻ Việt Nam cũng đã và đang rất quyết tâm trong việc xây dựng phát triển hệ thống phân phối, liên kết với các đối tác nước ngoài để khai thác tiềm năng của nhau.
 
Top