Yên Tử trong làn sương sớm...

354
0
16

Mr_Ech

Member
Yên Tử trong làn sương sớm

Trăm năm tích đức tu hành
Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu...​

Chẳng mong thành quả tu như các vị trưởng lão... Nhưng với lòng hướng Phật, mùa xuân ngày rộng tháng dài, Mr_Ech cũng lên đường hành hương một chuyến... Chuyến đi trong đêm, để còn kịp khi về ghé qua Côn Sơn Kiếp Bạc, bởi vậy mà Mr_Ech đã có dịp được ngắm nhìn Yên Tử, Trúc Lâm trong màn sương sớm mênh mang kì ảo...











Núi Yên Tử là ngọn núi cao trong dãy núi Đông Triều vùng đông bắc Việt Nam. Núi thuộc xã Thượng Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Vốn là là một thắng cảnh thiên nhiên, ngọn Yên Tử còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh "đất tổ Phật giáo Việt Nam". Trên đỉnh núi thường có mây bao phủ nên ngày trước có tên gọi là Bạch Vân sơn.Tổng chiều dài đường bộ để lên đỉnh Yên Tử (chùa Đồng) là khoảng 6000m với 6 giờ đi bộ liên tục qua hàng ngàn bậc đá, đường rừng núi...

Chùa Đồng Yên Tử trở thành trung tâm của Phật giáo từ khi vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng khoác áo cà sa tu hành và thành lập một dòng Phật giáo đặc trưng của Việt Nam, đó là dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử và trở thành vị tổ thứ nhất với pháp danh Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông. Ông đã cho xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ trên núi Yên Tử để làm nơi tu hành và truyền kinh, giảng đạo. Gần chục ngôi chùa và hàng trăm ngọn tháp lớn nhỏ nơi núi thiêng Yên Tử, là nơi ghi dấu ấn của sự ra đời thiền phái Trúc Lâm, dòng gốc đạo Phật của nước ta hiện nay.

Ngày 10 tháng giêng hàng năm được coi là ngày khai hội chính thức cho cả 3 tháng Hội xuân Yên Tử. Trong những ngày hội, có ngày số du khách hành hương về Yên Tử lên đến hàng vạn người. Về Yên Tử, du khách không chỉ muốn tìm về cội nguồn của dòng Phật giáo nước ta mà còn muốn chiêm ngưỡng những cảnh quan hùng vĩ, những kiến trúc độc đáo của đất nước.

Ngày 17 tháng 5 năm 2008, Yên Tử và Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) đã cùng với chùa Bái Đính ở Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) là những địa danh của Việt Nam được chọn là những thắng tích phật giáo cho các đại biểu tham dự đại lễ Phật đản thế giới lần đầu tiên tại Việt Nam đến thăm quan, chiêm bái.

Từ Hà Nội có thể đi xe ô-tô theo đường 5 vượt quãng đường 125 km, qua thị xã Uông Bí thì rẽ vào đường Vàng Danh, đi tiếp khoảng 9 km thì rẽ trái. Có thể lên núi Yên Tử bằng hai cách: Theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1,2 km lên tới độ cao 450 m gần chùa Hoa Yên. Với cách này có thể ngắm nhìn toàn cảnh rừng núi Yên Tử từ trên cao với những cây tùng, đại hàng trăm năm tuổi xen lẫn trong những rừng cây xanh tươi và hít thở không khí trong lành; theo đường đi bộ dài trên 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông...

Khởi hành từ nhà lúc 01h20, đến chân núi lúc 4h30. Sương bay mịt mùng. Vẫn còn sớm lắm mà dòng người đã mải miết hướng về cõi Phật... "Mênh mênh mang mang, Phù Vân Yên Tử, vi vi vu vu, Trúc Lâm thiền tự...". Dọc đường dốc leo, lời bài hát của Phó Đức Phương cứ văng vẳng bên tai... Hoá ra, dẫu tâm hướng về cõi Phật, mà lòng vẫn mang nặng ưu tư trần thế... Vẫn mệt nhoài cõi tạm hoang vu...

Lên cao, trời rạng dần. Nhìn xuống dưới, cả lũng sâu ngập chìm trong sương, bồng bềnh huyền ảo:









Và từng đoàn khách hành hương đang mải miết trong làn sương sớm:





Yên Tử đã đưa hệ thống cáp treo vào phục vụ khách du lịch. Trong màn sương, những chiếc cáp treo tiêu chuẩn ISO 9001 đã kịp thức dậy phục vụ khách du lịch:







Thấp thoáng trong sương sớm là những mái chùa, ngọn tháp, khiến cho tâm hồn bình yên đến lạ:





Yên Tử trong sương sớm huyền ảo như chính những huyền thoại về dòng thiền Trúc Lâm mà bao đời nay còn lưu giữ!

Cả ngày lang thang đất Phật, biết bao điều lạ, nhưng cái ấn tượng về buổi sớm vẫn không hề mờ phai, bởi sự bình yên,thanh tịnh của nó !
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Top