Bài thuốc cổ truyền...... dân tộc

7
0
0

xanhthuynguyen

New Member
MÓN ĂN TRỊ BỆNH KHI THỜI TIẾT LẠNH

Nước hoắc hương, gừng tươi
: Có tác dụng giải biểu, hòa vị, dứt nôn, thích ứng với chứng phát nhiệt, sợ lạnh, buồn nôn, khắp người khó chịu. Lấy hoắc hương 50g, đường đỏ 20g, gừng tươi 15g. Hoắc hương rửa sạch thái ngắn, Gừng tươi rửa sạch thái mỏng. Cho hoắc hương và gừng tươi vào cùng và đổ 300ml nước đun sôi 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng.

Nước quế chi: Thích hợp với người ngoại cảm phong hàn, đau đầu, sốt, ra mồ hôi, thở khò khè, nôn khan. Lấy quế chi 10g, bạch thược 10g, gừng tươi 10g, đại táo 5 quả, đường đỏ 30g. Rửa sạch các vị trên cho vào nồi đổ 500ml nước nấu sôi trong 10 phút, gạn lấy nước cho đường đỏ khuấy tan, uống nóng.

Cháo gừng hành: Có tác dụng ra mồ hôi, giải biểu, hòa vị, hết nôn, thích hợp dùng cho người đau đầu, sốt, sợ lạnh, không ra mồ hôi, tâm phiền, buồn nôn. Lấy gạo tẻ 60g, gừng tươi 20g, hành củ tươi 30g, muối 5g. Cho gạo nấu thành cháo nhừ, gừng thái hạt nhỏ, hành cắt khúc ngắn. Cháo chín nhừ cho hành, gừng đã thái nhỏ khuấy đều mang ra ăn nóng.

Món bối mẫu, trứng gà: Có tác dụng ích khí, nhuận phế, chỉ khái (hết ho), hóa đàm, thích hợp trị phế hư ho suyễn lâu ngày, đờm nhiều, khí đoản, ngại nói (lãn ngôn), chóng mặt, tim đập nhanh. Cần bối mẫu 6g, trứng gà 1 quả. Bối mẫu sao vàng hay sấy khô, tán thành bột mịn. Sau đó khoét một lỗ nhỏ ở đầu quả trứng gà cho bột bối mẫu vào lấy giấy dán bịt kín lỗ trứng lại, đặt trứng đứng trong bát (lỗ bịt để lên trên), cho cả bát vào nồi chưng cách thủy 15 phút đem ra ăn. Ngày ăn 1 quả, một liệu trình là 30 ngày liền.

Nước rau mùi, củ cải, hành tươi: Có tác dụng trừ phong hàn, chữa cảm mạo. Rau mùi 30g, hành củ tươi 5 củ, củ cải trắng 1 củ. Rau mùi thái ngắn, hành củ thái nhỏ, củ cải thái miếng. Cho tất cả vào nồi, đổ 500ml nước đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng.

Nước nho, gừng: Chữa phong hàn, trị ho. Nho tươi 100g, gừng tươi 30g, chè xanh 10g, mật ong 20g. Nho rửa sạch xay nhuyễn vắt lấy nước, Gừng tươi rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước, chè xanh rửa sạch pha hãm với nước sôi chắt lấy nước. Sau đó đổ lẫn nước nho, nước gừng, nước chè xanh, mật ong rồi khuấy đều uống lúc nóng. Chia 3 lần trong ngày, uống liền 3 – 5 ngày.

Nước nhân hạt bí đao, đường đỏ: Có tác dụng chữa ho, viêm họng, nhuận phổi. Nhân hạt bí đao 20g, đường đỏ 30g. Nhân hạt bí đao rửa sạch giã nát, rồi trộn nhân hạt bí đao này với đường đỏ. Khi sử dụng cho vào hãm với 300ml nước sôi rồi chắt lấy nước uống khi còn nóng. Ngày uống 2 lần, cần uống 5 – 7 ngày liền.

BÀI THUỐC TỪ LÁ HẸ

Chữa mọi chứng về xuất huyết như thổ huyết, nục huyết v.v.: Lá hẹ 40g, sinh địa 20g. Lá hẹ giã nát vắt lấy nước côt, sinh địa thái nhỏ rồi tẩm với nước cốt lá hẹ, sau đem phơi nắng cho khô và lại tẩm tiếp, làm như vậy vài lần để sinh địa ngấm nước lá hẹ thì cho vào cối giã nát nhuyễn và vo thành viên cỡ đốt ngón tay. Ngày uống 2 lần vào lúc sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Mỗi lần uống 2 viên. Dùng nước củ cải sắc lấy nước làm thang để chiêu với thuốc viên này.

Hoặc có thể dùng phương sau:

Lá hẹ 200g, ngó sen 200g. Cả hai thứ dùng nấu canh ăn hàng ngày. Dùng liên tục trong 5 ngày liền.

Chữa mụn nhọt, lở ngứa: Lấy củ hẹ sao tồn tính, sau nghiền mịn, rồi trộn với mỡ lợn để dùng bôi vào chỗ lở ngứa hay đắp lên mụn nhọt.

Chữa ra mồ hôi trộm: Lấy lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm muối vừa miệng và ăn. Cần dùng hàng ngày.

Chữa hóc xương cá ở họng: Lá hẹ 100g, mật ong 30ml. Giã nát hết lá hẹ sau trộn với mật ong rồi cho người bệnh nuốt từ từ.

Lưu ý: Chỉ nên áp dụng trong điều kiện ở xa cơ sở y tế.

Trị côn trùng chui vào tai: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch giã nát vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai có côn trùng, nó sẽ tự bò ra.

Chữa dương hư: Lấy 15g hẹ tươi, gạo tẻ 50g, nấu thành cháo ăn hàng ngày.

Chữa chứng dương cường, khí tinh tự chảy: Hạt hẹ 6g, phá cố chỉ 6g. Tất cả sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát chia 3 lần uống trong ngày.

Chữa di tinh, mộng tinh, phụ nữ khí hư đới hạ: Dùng 1kg hạt hẹ cho vào nồi rồi đổ giấm vào đun sôi, sau vớt hạt hẹ ra phơi khô, tán nhỏ mịn, cho mật trộn để viên hoàn to cỡ hạt đậu xanh. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 viên.

Cây hẹ chữa ho, chữa hóc xương cá[/COLOR

Lá hẹ tươi nấu cháo với gạo tẻ chữa dương hư

Chữa ho:

Phương thuốc dùng cho người lớn.

Lấy một nắm lá hẹ, giã nát vắt lấy nước cốt, cho vào hạt muối uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần 5ml.

Phương thuốc dùng cho trẻ em.

Lấy lá hẹ cắt nhỏ, cho đường phèn vào cùng một bát, sau cho vào nồi cơm hấp chín. Cho trẻ uống dần trong ngày 2 – 3 lần.

Chữa đau bụng do bị nhiễm lạnh ở phụ nữ đang mang thai: Lấy một nắm lá hẹ giã nát vắt lấy nước cốt, cho vài hạt muối và uống, ngày 3 lần, mỗi lần 5ml.

Chữa chứng co giật, nôn ra nước xanh: Lấy một nắm lá hẹ, gừng một củ. Hai thứ giã nát vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống.

Chữa nôn mửa: Nước cốt lá hẹ 100g, sữa bò 200g, nước cốt gừng 25g. Tất cả trộn đều, hâm nóng, cho người bệnh uống.

Chữa phụ nữ âm đạo tiết ra chất dịch: Lấy 100g củ hẹ giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn đều với 1 quả trứng gà, cho chút đường vào và để bát vào nồi cơm hấp chín. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liên tục trong 5 ngày.

Hoặc có thể dùng củ hẹ giã vắt lấy nước cốt rồi hòa với đồng tiền phơi sương 1 đêm, sau lại hâm nóng uống lúc đói.

RAU MÁ TRỊ RỐI LOẠN TIÊU HÓA

Chữa rối loạn cơ thể: toàn cây rau má có tác dụng tốt trên các cơ quan hấp thu, tiêu hóa, biến dưỡng và bài tiết, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan này, chống lại quá trình gây viêm và còn có tác dụng như một thuốc tẩy nhẹ.

Giúp tăng trí nhớ: lá rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày 3-5 gam sẽ có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực.

Chữa lỵ ở trẻ em: lấy 3-4 lá rau má sắc chung vài cọng thì là, thêm ít đường cho trẻ uống, cùng lúc giã vài lá rau má đắp lên rốn của trẻ.

Chữa suy nhược thần kinh: nghiền bột lá đã được phơi khô trong râm, uống mỗi ngày 30-60 gam, chia ba lần mỗi ngày cho người lớn và 7,5-25 gam cho trẻ em.

Giúp thanh lọc cơ thể phụ nữ: rau má nhổ cả rễ, phơi khô trong mát, xay thành bột. Mỗi ngày hai lần, sáng và chiều, mỗi lần 3 gam bột uống chung với sữa bò tươi, uống liên tục trong ba ngày ngay sau khi hết kinh. Món thuốc này còn chữa được các chứng đau bụng kinh. Nhờ tính thanh lọc này mà rau má giúp phụ nữ trẻ lâu, da dẻ hồng hào, khí huyết lưu thông tốt, phòng chống được nhiều bệnh tật.

Rau má sấy khô tán bột, uống chung với sữa mỗi ngày có tác dụng tốt cho những người mắc bệnh suy giảm trí nhớ và thị lực. (ảnh minh họa)

Bệnh chân voi và viêm tinh hoàn: những người bị phù chân voi hoặc tinh hoàn bị sưng to, ép lấy dịch rau má tươi, pha thêm nước và bôi ngay lên các vùng bị sưng tấy.

Bệnh ngoài da: rau má được dùng chữa các bệnh ngoài da như chàm, ung nhọt, lở loét, phong và cả bệnh giang mai. Lấy bột lá khô hòa với nước đắp lên các vùng bị nhiễm kèm với uống dịch chiết rau má mỗi ngày ba lần, mỗi lần 1-5 giọt.

Tác dụng kháng khuẩn: chất asiaticosid có trong lá rau má còn có tác dụng làm tan màng sáp của một số vi khuẩn, nhờ đó gia tăng tác dụng kháng khuẩn của rau má.

Cách dùng:

- Dạng nước sắc: 30-60ml, ngày ba lần.

- Dạng bột: 20-60gam, ngày ba lần.

- Dịch ép tươi: 60-100ml/ngày, dạng lá tươi: 50-100gam/ngày.

- Dân gian hay dùng làm rau ghém ăn sống, nấu canh, xay thành nước ép như sinh tố, dùng riêng hoặc chung với các loại rau quả khác.

Không nên dùng rau má quá nhiều vì có thể làm bệnh nhân say thuốc dẫn đến hôn mê.

TÁC DỤNG CHỮA BỆNH CỦA HÀNH HOA

Chữa cảm mạo phong hàn: Hành hoa 10g, lá tía tô 10g, hai vị đem thái nhỏ, lòng đỏ trứng 2 quả. Nấu cháo hoa sau đó cho hành hoa và tía tô, trứng vào đánh đều lên, ăn khi cháo còn nóng. Bài thuốc này có tác dụng giải cảm, ra mồ hôi.

Chữa mụn nhọt: Hành củ nướng chín giã nát đắp vào mụn nhọt khi còn nóng.

Chữa tiểu tiện không lợi: Củ hành hoa 5g, gián đất 1 con, giã nát, băng đắp vào rốn. Tiếp đó có thể dùng bài thuốc sau: hành 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rễ cỏ tranh 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Chữa ngạt mũi, thở không thông: Hành 20g sắc uống.

Chữa tai biến mạch máu não: Ngay khi mới bị, hành một nắm nhỏ, giã nát hòa với nước tiểu trẻ em. Vắt lấy nước uống.

Chữa viêm tuyến vú: Hành 20 - 30g, giã nát, hấp nóng. Đắp chườm vào chỗ đau.

Chữa chín mé: Củ hành nướng chín, đập dập đắp vào chỗ đau.

Chữa u xơ tiền liệt tuyến: Củ hành to 5 củ, phèn chua 9g. Nghiền phèn chua thành bột mịn, giã nát với củ hành thành dạng hồ, băng đắp vào rốn.

Chữa động thai ra máu: Hành củ 20g, giã nát. Ăn với cháo gạo nếp khi còn nóng.

Chữa giun chui ống mật: Hành 80g, giã vắt lấy nước, trộn với 40ml dầu thực vật. Hoặc uống nước hành sau đó uống dầu.

Chữa cảm cúm nhức đầu: Hành ta 6 - 8 củ, gừng sống 10g, xắt mỏng, đô vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2 - 3 lần. Đồng thời nên sắc nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

Chữa cảm sốt nhức đầu: Hành củ 30g, gừng tươi 20g, chè búp khô 8g, tía tô 6g. Sắc thuốc xong, cho bệnh nhân uống làm 2 lần trong ngày. Uống lúc thuốc còn nóng.

Tác dụng chữa bệnh của hành hoa, Sức khỏe, Hanh hoa chua benh, chua benh tu hanh hoa, tac dung cua hanh hoa, hanh hoa, hanh, chua benh, mun nhot, cu hanh
Chữa đau thần kinh sườn: củ hành tươi giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau. (nguồn ảnh: internet)

Chữa xơ vữa động mạch: củ hành 60g, giã nát cùng 60g mật ong đun sôi kỹ, quấy đều, sau khi nguội cho vào bình đã khử khuẩn để dùng dần. Ngày 2 lần, mỗi lần 5 - 7g, uống với nước sôi. 7 ngày là 1 đợt điều trị. Lúc uống bỏ bã hành ra.

Chữa bí đái, bụng dưới trướng đau: Củ hành, ruột ốc ruộng. Lượng bằng nhau, cùng giã nát, đun chín, dán vào huyệt quan nguyên (cách dưới rốn khoảng 3 tấc ta).

Chữa đau thần kinh sườn: Củ hành tươi 100g, gừng sống 2 củ, củ cải trắng 2 miếng. Giã nát, sao nóng bọc vào túi vải hơ nóng đắp vào chỗ đau.

Chữa bệnh tiểu đường: Củ hành tươi 100g, rửa sạch cắt nhỏ chần qua nước sôi, thêm vào ít xì dầu, dầu vừng trộn đều ăn với cơm, ngày 2 lần.

Chữa sâu bọ độc cắn bị thương: Hành củ to, mật ong vừa đủ, cùng giã nát dạng hồ đắp vào chỗ đau.

Chữa viêm khớp: Củ hành to 60g, gừng già 15g. Cùng giã nát, cho rượu trắng vừa đủ, đánh đều đắp vào chỗ đau.

Chữa tay chân tê dại: Củ hành to 62g, gừng 16g, ớt 3g, đun nước uống. Ngày 2 lần.

ĐẬU ĐEN XANH LÒNG PHƯƠNG THUỐC KỲ DIỆU

Sách “Lãnh Hải Y Thoại” của La Đình Phổ đời nhà Thanh Trung Quốc có ghi khí cuả đậu đen xanh lòng làm sang mắt, bổ thận, tim, gan, mắt sáng, thính tai, đen tóc, Mạnh gân cốt, Nhuận trường, không táo bón không rối loạn, giải độc, tiêu thủy, thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không vặt
Sách “Dương Tâm Thư” của Huy Thần viết: Mỗi sáng nuốt 49 hạt đậu đen xanh lòng suốt đời sang mắt thính tai, tóc đen, tiêu mụn nhọt
Truyện “Bông Hoa giản dị” của Ngô Doãn Phú có đoạn ghi: Trẻ nhỏ mỗi ngày nuốt một hạt, đến mười tuổi nuốt 49 hạt sẽ ít bị ốm đau, không đau mắt
1. DƯỢC TÍNH: Mát ngọt không độc
- Đậu đen giã nát đắp chỗ sưng tấy
- Ăn đậu đen nấu chin trị mụn nhọt
- Nuốt đậu đen mỗi sang 49 hạt làm bổ thận, bổ gan, bổ tim, thanh nhiệt hoại huyết, giải độc tiêu đàm, giảm đau, sáng mắt, đen tóc, đen râu, mạnh gân bổ cốt, tránh táo bón, phòng bệnh
- Khí của đậu là bí quyết mạnh khỏe sống lâu, vì thân khai nhị (lỗ tiêu, lỗ tiểu) thận khí đủ thì đủ tiêu, tiểu thông lợi
Có một thầy giáo 42 tuổi tối đọc sách, chấm bài, biết được bài thuốc này ông dùng liên tục 4 năm, kết quả là đứng giảng bài liên tục 4 giờ liền không thấy mỏi mệt, miệng không khô, lưỡi không ráo, tiếng không khàn, ít có cảm giác mệt mỏi, đặc biệt là nhãn lực khỏe hơn hồi trẻ
Một ông tên Lý 20 năm bị táo bón, sau khi dùng đậu đen một tháng đại tiện được thoải mái, ông vui mừng nói sung sướng hơn trúng số độc đắc
Một cô nhân viên bưu điện mặt đầy mụn trứng cá, chỉ uống đậu đen hơn 1 tháng, các mụn nhọt đều không còn nữa
Một cụ già 80 tuổi, dạy chữ nho hàng ngày phải giơ tay viết nhưng không run, mắt không đeo kính, lên lầu cao không thở dốc . Hỏi bí quyết trường thọ mạnh khoẻ, cụ trả lời 50 năm liền, mỗi ngày cụ nuốt 49 hạt đâu đen
2. CÁCH DÙNG
- Sáng thức dậy, sau khi đánh răng rửa mặt, dùng nước sôi để nguội rửa sạch hạt đậu đen, uống với nước đã nấu chin, đừng ngâm lâu đậu đen sẽ bị lên men
- Không nấu, không tán, không nhai, chỉ nuốt trọng như thuốc
- Nuốt xong, ăn điểm tâm
- Ai cũng nuốt được, không kiêng cữ
- Với những người không bị bệnh thận, có thể dùng nước rửa đậu
3. LỜI DẶN THÊM
- Đây là phương thuốc kỳ diệu, vì chỉ một loại mà chữa được nhiều chứng bịnh cho mọi lứa tuổi
- Rất kinh tế vì rất rẻ tiền, 1 ký đậu dùng được mấy tháng
- Khả thi vì bất cứ ai dù nghèo đến mấy cũng có thể mua được và ở đâu cũng có bán
TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
1. PHƯƠNG THUỐC
- Buổi sáng trước khi ăn sáng, nuốt sống (nuốt trọn không nhai) 49 hạt đậu đen xanh lòng (chọn lấy hạt to)
- Phật có 2 con số : 7 và 7 số 49 là bội của 2 số (7x7=49), con số mang tính khoa học huyền bí
2. TÁC DỤNG
- Bổ tim, gan, thận
- Mắt sáng, thính tai, đen tóc
- Mạnh gân cốt
- Nhuận trường, không táo bón không rối loạn
- Giải độc, tiêu thủy
- Thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, không vặt
Trên cơ sở phát huy của 6 tác dụng trên, BỆNH TIỂU ĐƯỜNG tự nhiên biến mất, đường trong máu trở về mức thích nghi
Ta uống liên tục từ giờ đến hết đời, dù bệnh tiểu đường có muốn tái phát cũng không tài nào tái phát được, có nghĩa là suốt đời không bị tiểu đường nữa
Bệnh tiểu đường thuộc loai nan y, thế giới không có thuốc đặc trị dứt bệnh, chỉ giải quyết cơn thôi rồi cũng tái phát. Nếu có bị nặng sẽ không ứng loại thuốc nào hết. Chính nó là cơ sở phát sinh ra nhiều loại bệnh quái ác đưa đến tử vong. Các bạn chớ nên coi thường
TRẺ EM
- Đậu đen ngâm nước sôi 1 đêm sang uống
- Trẻ con từ 3 tuổi đến 10 tuổi chỉ cần mỗi ngày uống 7 hạt thì:
1- Mắt sang, không đau mắt, dù học nhiều cũng ít bị cận
2- Tiêu hóa tốt, không táo bón
3- Sức khỏe tốt, ít ốm đau
- Từ 11 đến 16 tuổi uống 21 hạt (3x7=21), Tuổi 17 trở lên uống 49 hạt như người lớn
- Baì thuốc này của thi hữu Thạch Trung, chủ nhiệm CLB thơ Lê Anh Xuân Mỏ Cày Bến Tre sưu tầm và uống có kết quả rất tốt đã khỏi bệnh, uống 6 tháng lên 10 kg, nên tặng cho thi hữu Nguyễn Thành chủ nhiệm CLB thơ Ba Tri Bến Tre, Nguyễn Thành bị tiểu đường lâu nămuống vô cũng khỏi, sức khỏe được tăng cường theo 6 tác dụng trên, mới uống được 5 tháng tóc bạc giảm dần thấy rõ rệt, có khả năng đen tóc trở lại mặc dù tuổi đã 73, Nguyễn Thành thấy quá hay nên tặng cho tôi. Tôi không bị tiểu đường nhưng rất cần 6 tác dụng của nó nên bắt đầu uống từ 1/10/2004 (lấy mốc 1/10)
- Bài thuốc này nằm trong tập sách LÃNH TRAI Y THOẠI của LỤC ĐÌNH PHỔ đời nhà Thanh, là loại thuốc quý có tầm cỡ thần dược
- Chúc bạn bị tiểu đường uống được khỏi hẳn, các bạn không tiểu đường uống nâng được sức khỏe lên.

ĐẬU XANH NGHUYÊN HẠT.

Đậu xanh có thể dùng để nấu chè (chè bưởi, chè thạch đậu xanh…) và xôi (xôi đậu xanh, xôi xéo, xôi vò…) có thể ăn cả mùa đông và mùa hè. Ngoài ra đậu xanh còn được dùng để chế biến các món ăn làm thuốc như:

Thanh nhiệt giải độc, bồi bổ

Đậu xanh 500 g đãi sạch, cho vào 1 lít nước, nấu cùng 1 kg giò heo trước. Khi giò heo gần nhừ thì lấy ra bóc lớp da, thêm 3g hành thái, 3g gừng, 6g muối rồi lại cho vào nồi đun nhừ. Để nguội rồi cho vào tủ lạnh để đông, cắt thành miếng mỏng ăn. Món này thích hợp với người lo âu, bồn chồn, nhất là người làm việc nơi có nhiệt độ cao.

Bổ tỳ vị, thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu

Đậu xanh 500g, dạ dày lợn 200g, diếp cá 30g, gừng 5g, hành 5g, muối vừa đủ. Dạ dày thái miếng vuông, cho đậu xanh đã đãi sạch nấu với dạ dày trong 500ml nước. Đun to lửa cho sôi rồi hạ lửa nấu 1 tiếng cho các thứ còn lại vào trong 10 phút là được. Ngày 1 lần ăn 50g dạ dày lợn (1/4) còn lại ăn tùy ý.

Bổ can thận, tinh khí, giải độc

Đậu xanh 100g, hải đới 100g, xương ống lợn 200g, muối vừa đủ. Hải đới ngâm nở, thái chỉ, xương lợn đập giập. Cho tất cả vào 500ml nước. Đun to lửa cho sôi rồi hạ nhỏ, lửa đun khoảng 1 tiếng. Ngày ăn 1 lần, mỗi lần 50g hải đới. Uống nước canh.

Chữa táo bón, đại tiện ra máu, lòi dom, trĩ mới phát

Đậu xanh với gạo nếp nhồi vào một đoạn ruột lợn vừa đủ với tỷ lệ 2 đỗ 1 nếp, 2 đầu ruột buộc chặt lại luộc 1 tiếng cho chín rồi ăn. Có công năng nhuận tràng, bổ trung ích khí, thanh nhiệt.

HẠT LẠC

Chữa ho nhiều đờm: Nhân lạc 30 g, nấu chín nhừ rồi trộn lẫn 30 g mật ong, ngày ăn 2 lần sẽ khỏi.

Chữa ho lau ngày không khỏi: Nhân lạc cộng với táo tàu, mật ong, mỗi thứ lấy 30 g sắc lấy nước uống, uống 2 lần/ ngày.

Chữa ho lâu ngày, đờm ít: Nhân lạc 15 g, hạnh nhân ngọt 15 g rồi giã nát. Lấy mỗi lần 10 g trộn với một ít mật ong, hoà lẫn nước sôi rồi ăn.

Chữa viêm khí quản mạn tính: Mỗi ngày ăn 30 g lạc vào buổi sáng và buổi tối.

Trị bệnh nói khàn: Nấu 60 - 100 g lạc rồi ăn (để cả vỏ bọc ngoài nhân lạc). Ngày ăn 1 lần, nếu ăn cùng mật ong thì hiệu quả tốt hơn.

Chữa bệnh cao huyết áp:

- Nhân lạc để cả vỏ bọc rồi ngâm trong dấm, sau đó bọc kín miệng lọ. Sau một tuần bỏ lạc ngâm ra ăn, mỗi lần ăn 10 hạt, ngày ăn 2 lần.

- Lấy 125 g vỏ cứng củ lạc (có thể nghiền vụn ra), nấu lấy nước uống, mỗi lần 10 g, ngày uống 3 lần.

- Lá lạc, thân cây lạc non mỗi thứ 30 g, sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

Chữa bệnh thiếu máu:

- Nhân lạc 100 g, táo tầu, đường đỏ mỗi thứ 50 g, nấu nhừ lên, ngày ăn 1 lần.

- Nhân lạc, đậu đỏ, đậu xanh, mỗi thứ 30 g; đường đỏ, đường trắng, dường phèn mỗi thứ 10 g rồi nấu nhừ lên, ngày ăn 1 lần.

- Nhân lạc, hạt sen đã bỏ vỏ và tâm sen mỗi thứ 30 g; cẩu khởi 15 g; táo tầu 9 quả, một ít đường đỏ rồi cho 300ml nước vào nấu cách thuỷ cho nhừ, ngày ăn 1 - 2 lần.

Chữa loét dạ dày và hành tá tràng: Lạc nhân 100 g nấu lẫn với thịt lợn hoặc trứng gà để ăn. Cũng có thể uống 2 thìa dầu lạc đã nấu vào buổi sáng, sau nửa gìơ thì bắt đầu ăn sáng. Dùng như vậy trong 1 - 2 tuần liên tục là thấy có kết quả.

Chữa đi tiểu ra máu do vận động nhiều:

- Lạc nhân, hạt sen đã bỏ vỏ cứng và tâm sen mỗi thứ 30 g. Nấu sôi xong cho lửa nhỏ hầm thật nhừ, sau đó cho 1 thìa đường vào đun tiếp, một lúc sau đem ăn, 2 ngày ăn một lần.

- Vỏ bọc ngoài nhân lạc khoảng ½ chén nhỏ, đem rang khô rồi nghiền vụn, hoà nước uống mỗi ngày 1 - 2 lần.

Chữa viêm mũi: Lạc nhân 30 g nấu chín, cho thêm ít đường phèn rồi ăn hết trong ngày.

Chữa đau khớp: Rễ cây lạc 60 g, nấu với một ít thịt lợn nạc thật nhừ rồi ăn.

Chữa di tinh: Vỏ bọc ngoài nhân lạc 6 g, nấu lấy nước uống mỗi ngày 2 lần.

ĐẬU TƯƠNG

Bài 1: Hỗ trợ điều trị liệt dương, di tinh: Đậu phụ, thịt dê, tôm, gừng, hành, nấu thành món ăn trong bữa cơm hằng ngày. Mỗi liệu trình từ 5-7 ngày.

Bài 2: Hỗ trợ giúp sản phụ ít sữa: Đậu phụ 500 g, vương bất lưu hành (sao) 30g, thêm nước 3 bát nước, đem đun nhỏ lửa khoảng 1 giờ, ăn đậu, uống nước thuốc, ăn liền 5 ngày.

Bài 3: Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Đậu phụ 300g, nấm hương 30g, măng tươi 3g, rau cải 10g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ, nấu thành món canh ăn trong các bữa cơm. Có thể thay thế bài: Đậu phụ 100g, mộc nhĩ 15g, dầu thực vật, hành gừng tươi và gia vị vừa đủ, nấu thành canh ăn. Cũng có thể lấy đậu phụ 200g, giá đậu tương 250g, cải canh 100g, dầu thực vật và gia vị vừa đủ, nấu canh ăn. Mỗi liệu trình 5 - 7 ngày.

Bài 4: Chữa rối loạn tiêu hoá do nóng: Đậu phụ luộc với dấm, ăn ngày 2-3 lần, mỗi lần 100-150g. Dùng liền 5 ngày.

Bài 5: Chữa tiểu tiện nhiều, phụ nữ nhiều khí hư: Váng sữa đậu nành 50g, bạch quả 10g (bỏ vỏ và lõi), gạo tẻ 30 - 40g, nấu cháo ăn. Ăn liền 7 ngày.

Bài 6: Cai thuốc lá: Đậu phụ sống 20g, khoét một số lỗ, cho đường đỏ vào hấp chín, mỗi lần thèm thuốc thì xúc mấy thìa ăn, dần dần sẽ thấy ác cảm với thuốc lá.

Ngoài ra, uống sữa đậu nành có thể dự phòng bệnh mất trí nhớ tuổi già hoặc chứng hen suyễn. Đối với bệnh nhân thiếu máu, đậu tương giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, cải thiện tình trạng sức khỏe. Những người trẻ tuổi dùng các sản phẩm đậu tương chế biến hàng ngày sẽ tránh được mụn nhọt, nổi mề đay, giữ được làn da luôn tươi trẻ. Tuy nhiên, khi áp dụng bài thuốc trên phải được các thầy thuốc bắt mạch để dùng cho thích hợp.
 
Top