ALnML
Super Moderator
(VTC News) – “Máu người Hà Nội có vị sấu chua” - câu văn của cố nhà văn Băng Sơn làm tôi nao nao khi Hà Nội mùa sấu lại về.
Theo câu văn ấy, tôi lang thang trên các nẻo đường Trần Phú, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Tràng Thi... để tìm người hái vị chua trong máu người Hà Nội.
Tìm, rồi thực sự rùng mình trước cảnh người trèo hái sấu. Vì mưu sinh, họ bất chấp nguy hiểm...
Hà Nội có hơn 1.400 cây sấu, đa phần là những cây sấu già được trồng từ thời Pháp thuộc và được trồng nhiều nhất trên tuyến phố Trần Phú, Phan Đình Phùng, Tràng Thi...
Hè sang là mùa sấu trĩu quả, mang đến vị chua rất đặc trưng.
Vị chua đến trong từng bát canh ở bữa cơm gia đình, trong từng cốc nước giải khát như thế này.
Để có những trái sấu dòn chua, ít ai biết rằng công việc trẩy sấu là một công việc nguy hiểm tới cỡ nào. Một buổi sáng trên đường Phan Đình Phùng, gặp hai thanh niên quê ở Hưng Yên, đang lang thang tìm sấu để trẩy.
Đồ nghề trẩy sấu chỉ có một sợi dây dài, một chiếc gậy móc câu và một bao tải đựng quả.
Bất chấp cây cao và không một phương tiện bảo hộ, người thanh niên này chân trần trèo lên cây.
Sau khi tìm được chỗ đứng, anh ta thả dây xuống để kéo gậy móc câu lên.
Gậy móc câu dùng để níu những chùm sấu lại. Người thanh niên chơi vơi trên cành cao, một tay níu sấu, một tay ôm lấy thân cây, không hề có dây bảo hiểm.
Sấu được bẻ từng cành thả xuống và người ở dưới ngồi bứt quả.
Nhiều người đi đường, dừng lại mua sấu ngay tại chỗ. Mỗi cân sấu có giá 40.000 đồng. Và trung bình, mỗi ngày những người hái sấu trẩy được khoảng 40kg.
1.600.000 đồng mỗi ngày đối với những người trẩy sấu là khoản thu nhập không hề nhỏ so với những công việc họ thường làm ở quê.
Nhưng sẽ là cái giá cực đắt nếu không may, bàn chân này trượt khỏi thân cây.
Cần phải xiết chặt quản lý
Trước đây, khi sấu còn sai quả, việc hái sấu được Công ty Công viên Cây xanh tổ chức "đấu thầu" thu hoạch. Ai muốn thu hoạch sấu phải đăng ký và được cấp giấy để "leo trèo" cùng những yêu cầu khắt khe về bảo hộ. Ít nhiều, cách làm này có sự quản lý.
Tổ thu hoạch sấu bây giờ đã giải tán và ai thích thì cứ trèo mà trẩy. Trẩy được thì có tiền, còn không may xảy ra sự cố, tự thân chịu thôi.
Tai nạn từ nghề trẩy sấu ở Hà Nội có thể chưa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chưa đến mức khiến dư luận quan tâm. Tuy nhiên, nó rõ ràng là một nghề tiềm ẩn hiểm họa và nếu tiếp tục buông lỏng trong việc quản lý thu hoạch sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Đông Quang (Thực hiện)
Nguồn: http://vtc.vn/2-293999/xa-hoi/chuyen...u-tren-cao.htm
Theo câu văn ấy, tôi lang thang trên các nẻo đường Trần Phú, Phan Đình Phùng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Tràng Thi... để tìm người hái vị chua trong máu người Hà Nội.
Tìm, rồi thực sự rùng mình trước cảnh người trèo hái sấu. Vì mưu sinh, họ bất chấp nguy hiểm...
Hà Nội có hơn 1.400 cây sấu, đa phần là những cây sấu già được trồng từ thời Pháp thuộc và được trồng nhiều nhất trên tuyến phố Trần Phú, Phan Đình Phùng, Tràng Thi...
Hè sang là mùa sấu trĩu quả, mang đến vị chua rất đặc trưng.
Vị chua đến trong từng bát canh ở bữa cơm gia đình, trong từng cốc nước giải khát như thế này.
Để có những trái sấu dòn chua, ít ai biết rằng công việc trẩy sấu là một công việc nguy hiểm tới cỡ nào. Một buổi sáng trên đường Phan Đình Phùng, gặp hai thanh niên quê ở Hưng Yên, đang lang thang tìm sấu để trẩy.
Đồ nghề trẩy sấu chỉ có một sợi dây dài, một chiếc gậy móc câu và một bao tải đựng quả.
Bất chấp cây cao và không một phương tiện bảo hộ, người thanh niên này chân trần trèo lên cây.
Sau khi tìm được chỗ đứng, anh ta thả dây xuống để kéo gậy móc câu lên.
Gậy móc câu dùng để níu những chùm sấu lại. Người thanh niên chơi vơi trên cành cao, một tay níu sấu, một tay ôm lấy thân cây, không hề có dây bảo hiểm.
Sấu được bẻ từng cành thả xuống và người ở dưới ngồi bứt quả.
Nhiều người đi đường, dừng lại mua sấu ngay tại chỗ. Mỗi cân sấu có giá 40.000 đồng. Và trung bình, mỗi ngày những người hái sấu trẩy được khoảng 40kg.
1.600.000 đồng mỗi ngày đối với những người trẩy sấu là khoản thu nhập không hề nhỏ so với những công việc họ thường làm ở quê.
Nhưng sẽ là cái giá cực đắt nếu không may, bàn chân này trượt khỏi thân cây.
Cần phải xiết chặt quản lý
Trước đây, khi sấu còn sai quả, việc hái sấu được Công ty Công viên Cây xanh tổ chức "đấu thầu" thu hoạch. Ai muốn thu hoạch sấu phải đăng ký và được cấp giấy để "leo trèo" cùng những yêu cầu khắt khe về bảo hộ. Ít nhiều, cách làm này có sự quản lý.
Tổ thu hoạch sấu bây giờ đã giải tán và ai thích thì cứ trèo mà trẩy. Trẩy được thì có tiền, còn không may xảy ra sự cố, tự thân chịu thôi.
Tai nạn từ nghề trẩy sấu ở Hà Nội có thể chưa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng chưa đến mức khiến dư luận quan tâm. Tuy nhiên, nó rõ ràng là một nghề tiềm ẩn hiểm họa và nếu tiếp tục buông lỏng trong việc quản lý thu hoạch sẽ dẫn đến hậu quả khó lường.
Đông Quang (Thực hiện)
Nguồn: http://vtc.vn/2-293999/xa-hoi/chuyen...u-tren-cao.htm