Những loại thực phẩm không nên ăn nhiều trong thời kì mang thai.

7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Dưới đây là một số loại thực phẩm bất lợi đối với thai nhi, phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều.

Bánh quẩy:trong các chất phụ gia của bánh quẩy cần có phèn chua, phèn chua là chất vô cơ chứa nhôm, mỗi 500g bột mỳ cần khoảng 15g phèn chua. Nếu thai phụ chỉ ăn mỗi 2 chiếc bánh quẩy thôi thì đã tương đương ăn 3g phèn chua, lượng nhôm tích luỹ lâu trong cơ thể sẽ gây tác hại khó lường, đặc biệt nó còn xâm nhập đến não của thai nhi, có thể tạo ra những trở ngại cho sự phát triển của não.



Đường hoá học: đường hoá học là hợp chất có được trong quá trình luyện Hắc ín, thành phần chủ yếu của nó là Natri, không có giá trị dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai không nên dùng đường hoá học hoặc những thực phẩm có sử dụng đường hoá học. Đường hoá học gây kích thích đến niêm mạc đường ruột, làm giảm công năng tiêu hoá, gây trở ngại cho việc hấp thụ thức ăn. Đường hoá học thường bài tiết qua đường thận nên sẽ gây tổn hại rất lớn cho thận nếu thường xuyên sử dụng nó.

Những loại thực phẩm có gia vị cay nóng: như hạt tiêu, ớt, quế, sa tế, hồi, bột ngũ vị… phụ nữ mang thai nên dùng ít hoặc không nên dùng. Trung y cho rằng, phụ nữ mang thai mang tính hoả, không nên dùng những thực phẩm có tính nhiệt cao. Khi mang thai đường ruột của phụ nữ thường khô, thực phẩm tính nhiệt thường có tính kích thích, dùng trong thời gian dài sẽ gây thương âm tổn dịch, tạo ra nóng trong, gây táo bón.

Hoàng kỳ hầm gà: Hoàng kỳ vốn có công hiệu ích khí kiện phế, khi hầm cùng với gà, có tác dụng ích khí, là món ăn bài thuốc tốt đối với những người khí hư. Nhưng phụ nữ sắp sinh thì thận trong khi ăn món này, bởi nó làm cho quy luật sinh lý bình thường bị suy giảm, dẫn đến khó sinh.

Sơn tra: phụ nữ khi mang thai thường có cảm giác ghê cổ, buồn nôn, chán ăn… thích ăn loại quả có vị chua ngọt. Sơn tra là loại quả có vị chua ngọt, có tác dụng khai vị, kích thích tiêu hoá, thai phụ rất thích. Nhưng sơn tra lại gây hưng phấn nhất định đối với tử cung, có thể khiến tử cung thu hẹp, nếu thai phụ ăn nhiều sơn tra hoặc sản phẩm chế từ sơn tra, có thể tạo thành lưu sản. Vì vậy, đối với những phụ nữ có tiền sử lưu sản thì cấm ăn sơn tra.

Long nhãn: là loại thức ăn ngon miệng, giàu dinh dưỡng, hàm lượng đường và Vitamin cao. Trung y cho rằng, long nhãn có công hiệu bổ tâm, ích phế, an thần, dưỡng huyết… Nhưng thuộc tính của nó rất nóng, phàm người có thể âm hư nóng trong thì không nên ăn. Phụ nữ sau khi mang thai, hầu hết âm huyết trở nên hư, âm hư thì sinh nội nhiệt, cho nên thường có biểu hiện như khô miệng, táo bón… Trung y chủ trương thai phụ nên ăn đồ mát, mà long nhãn tính nhiệt, phụ nữ sau khi ăn, làm thai nhi thêm nóng, dẫn đến khí huyết thất thường, đau bụng, âm đạo dễ ra máu, sinh non…

Hoa quả: một số thai phụ cho rằng ăn nhiều hoa quả có thể tăng cường dinh dưỡng, không bị béo, con cái sinh ra có làn da đẹp… Kỳ thực, trong hoa quả không chỉ 90% là nước, mà còn chứa hàm lượng đường rất nhiều, lượng đường này rất dễ hấp thụ. Đường trong quá trình chuyển hoá có thể khiến thể trọng tăng nhanh, dễ dẫn đến chứng mỡ máu cao. Vì vậy thai phụ mỗi ngày không nên ăn quá 300g hoa quả.

Đồ ăn nhanh: thai phụ cần lượng nhiều Prôtein, lượng mỡ nhất định, đường, khoáng chất, Vitamin và nguyên tố vi lượng. Đồ ăn nhanh không chỉ ít Protein, và các chất khác ăn nhiều sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu cân, thậm chí chết sau khi sinh.

Nội tạng động vật: gan lợn có giá trị dinh dưỡng cao, chứa 20% Protein. nhiều Vitamin, sắt, canxi, photpho… là thực phẩm cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài răn gan lợn còn có tác dụng bổ máu, bảo vệ gan, dưỡng nhan, phòng trị chứng hôn mê trong giấc ngủ, gan lợn là loại thực phẩm ngon, rẻ. Nhưng theo kết quả nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học, thai phụ nên ăn ít gan lợn. Vì trong thời kỳ mang thai nếu được cung cấp lượng vitamin A quá lớn có thể dẫn đến dị dạng thai. Vitamin A có nhiều nội tạng động vật và gia cầm trong đó hàm lượng trong gan gà cao hơn rất nhiều so với gan lợn. Vì vậy, để bảo toàn cho sức khoẻ thai nhi, thai phụ nên ăn ít nội tạng.

LÊ HƯƠNG (Dịch từ tạp chí Sức khỏe - TQ)
 
Top