Tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo

2
0
0

egacon

New Member
Mô tả cây cà gai leo (Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam)

Mô tả:
Cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn. Thân hoá gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều; cành non toả rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, gốc tròn hoặc hình nêm, đầu tù; phiến lá có thuỳ nông không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên; cuống lá cũng có gai.
Hoa màu tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi 7 – 9; đài có lông, xẻ thành 4 thuỳ tam giác nhọn, không gai; tràng có 4 thuỳ hình trái xoan nhọn; nhị 4 màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.
Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng sau đỏ, đường kính 5 – 7 mm; hạt hình thận màu vàng.
Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9.

[FONT=&quot]Bộ phận dùng: Rễ và cành lá - Radix et Ramulus Solani.[/FONT][FONT=&quot]
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở khắp mọi nơi từ vùng núi thấp đến trung du và đồng bằng ven biển. Các tỉnh có nhiều là Thái Bình, Nam Hà, Thanh Hoá, Nghệ An. Cũng thường được trồng làm hàng rào. Có thể thu hái rễ và cành lá quanh năm, rửa sạch, thái lát, phơi khô hay sấy khô. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.
Thành phần hóa học: Toàn cây, nhất là rễ, chứa saponin steroid và các alcaloid solasodin, solasodinon; còn có diosgenin và các flavonoid.
Tính vị, tác dụng: Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu.
[/FONT]
Công dụng
Cà gai leo được dùng trị rắn cắn, phong thấp, đau nhức các đầu gân xương, ho, ho gà, dị ứng. ngày dùng 16 – 20g dạng thuốc sắc uống.
1. chữa rắn cắn: theo kinh nghiệm dân gian Lào, khi bị rắn cắn mà vết thương sưng tấy, nhức nhối, để cấp cứu kịp thời, có thể lấy 30 – 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hoà với khoảng 200ml nước đun sôi để nguội, chắt nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. người bị nạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay, bớt đau nhức, ngủ được. sang ngày sau, tiếp tục cho uống nước sắc rễ cà gai leo phơi khô (10 – 30g, rễ khô, chặt nhỏ, sao vàng, nấu với 600,l nước còn 200ml). mỗi ngày uống 2 lần. dùng 3 – 5 ngày là khỏi hẳn.
với bài thuốc trên, bệnh viện Hưng Nguyên ở Nghệ An đã chữa khỏi hoàn toàn 14 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có một vài trường hợp bị nặng.

Các chế phẩm của cà gai leo đã được ứng dụng điều trị trên lâm sàng:
1. Solamin A (bào chế từ 3 dược liệu là rễ cây cà gao leo, rễ khúc khắc và rễ ngưu tất) và Solamin B (bào chế từ 2 dược liệu, thân lá cà gai leo và rễ ngưu tất) có tác dụng chống viêm và giảm đau rõ rệt trên lâm sàng. Kết quả tốt nhất và trương đối nhanh với đau lưng cấp do lạnh và sang chấn. đối với viêm đa khớp dạng thấp, chưa có biến dạng về khớp và đối với các chứng đau nhức đơn thuần, tác dụng điều trị tương đối tốt. khi đã có biến dạng về xương, cơ, khớp, kết quả kém. Thuốc không gây tác dụng phụ gì đáng kể, cần chú ý uống thuốc sau bữa ăn để tránh kích ứng niêm mạc dạ dày.
Xét về mặt y lý đông y, solamin có tính bình (không nóng, không lạnh) nên có thể thích hợp với các bệnh nhân thấp khớp ở thể nhiệt. những bệnh nhân này khi uống thuốc bổ huyết khu phong bị nóng sinh ra táo bón, ngứa, mề đay, mất ngủ.
2. A.P.D. bào chế từ cà gai leo, ngưu tất và sâm đại hành, trong đó thành phần chính là cà gai leo. Thuốc đã chữa khỏi các đợt cấp tính của chứng viêm quanh răng, viêm lợi mủ chân răng và làm chậm lại thời kỳ tái phát của bệnh. Hiệu quả điều trị của A.D.P. không kém so với các phương pháp chữa tây y. A.D.P. có tác dụng tốt trong điều trị viêm cấp tính vùng niêm mạc miệng, phối hợp với phương pháp chữa tây y, thời gian điều trị rút ngắn nhiều. thuốc dễ dùng, không độc, không gây kích ứng niêm mạc, không gây viêm lợi thứ phát.
3. Haina bào chế từ dạng chiết toàn phần của cà gai leo được chứng minh có tác dụng hạn chế sực phất triển xơ gan, chống viêm, chống oxy hoá và chống colagenase. Haina được thử trên lâm sàng chữa viêm gan mạn và viêm gan virus B có kết quả tốt.
Theo Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
 
2
0
0

egacon

New Member
Ðề: Tác dụng bảo vệ gan của cà gai leo

Giải độc gan dạng viên nén, sự kết hợp giữa mật nhân và cà gai leo

Mật nhân: Còn có tên khác là Chục bệnh, Bách bệnh, (Eurycoma longifolia)
Mật nhân có những tác dụng dược lý đã được chứng minh như sau:
- Mật nhân có tác dụng tăng dục. Có mối tương quan giữa hoạt tính kích thích sinh dục nam và lượng nội tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh. Thân và rễ bách bệnh làm tăng lượng testosteron trong cơ thể. Hiện nay trên thế giới thường dùng Mật nhân làm thuốc kích dục và tăng khả năng hoạt động sinh lý cho đàn ông.
- Một chế phẩm thuốc từ Mật nhân có tác dụng lợi mật rõ rệt và không làm thay đổi thành phần của mật ở chuột lang.
- Chế phẩm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình hư biến của gan chuột cống trắng gây nên do carbon tetraclorid. Nó cũng làm tăng sự tái tạo của tế bào gan chuột nhắt trắng trong mô hinhh gây tổn thương gan thực nghiệm.
- Áp dụng trên bệnh nhân có chỉ định điều trị lợi mật, chế phẩm từ Mật nhân đã làm giảm bilirubin- máu một cách có ý nghĩa.
- Theo kinh nghiệm dân gian, vỏ thân Mật nhân được dùng chữa các trong hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu chảy, gần như vị hậu phác, còn dùng chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu, chữa lưng đau mỏi do thấp. Tác dụng bảo vệ gan và thải trừ độc tố ra khỏi cơ thể của Mật nhân rất mạnh ngoài ra còn làm tăng miễn dịch của cơ thể, tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, làm mạnh gân xương.
 
Top