Uống rượu bia điều khiển ô tô sẽ bị phạt đến 15 triệu đồng

5,624
9
38

metyruoi

Active Member
Mức phạt tăng nặng này cao gấp 2,5 lần so với trước kia, áp dụng đối với hành vi điều khiển ô tô khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá giới hạn cho phép quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP sửa đổi vừa được Chính phủ ban hành.

Theo đó, người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 - 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 - 0,4 miligam/1 lít khí thở thì sẽ bị phạt tiền từ 8-10 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với mức phạt hiện nay từ 2-3 triệu đồng; vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng (mức phạt hiện nay từ 4-6 triệu đồng).

Hành vi này đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thì bị phạt từ 500.000 - 1.000.000 đồng (mức phạt hiện nay từ 200.000 - 400.000 đồng). Còn đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (thay cho mức phạt hiện nay là từ 500.000-1.000.000 đồng).

Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng (thay cho mức phạt hiện nay 300.000 - 500.00 đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h.

Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP cũng quy định phạt tiền từ 600.000 - 800.000 đồng (thay cho mức phạt hiện nay 300.000 - 500.00 đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h đến dưới 10 km/h.

Trường hợp điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 10-20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức phạt hiện nay là từ 800.000 - 1.200.000 đồng). Phạt tiền từ 8 - 10 triệu đồng (hiện nay 4 - 6 triệu đồng) đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h, ngoài ra còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 60 ngày.

Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 -20 km/h (hiện nay trên 20km/h) sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng. Trường hợp người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h sẽ bị phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng (mức hiện nay là 500.000 - 1.000.000 đồng).

Với hành vi chở khách, chở người vượt quá quy định, theo Nghị định mới sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng (hiện nay mức phạt là từ 200.000-300.000 đồng) trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện; Người điều khiển ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) vi phạm hành vi chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10-15 chỗ ngồi, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16-30 chỗ ngồi, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.

Đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly hơn 300 km, sẽ bị phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng (hiện nay từ 300.000-500.000 đồng) trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nếu chở quá từ 2 người trở lên trên xe đến 9 chỗ ngồi, chở quá từ 3 người trở lên trên xe 10-15 chỗ ngồi, chở quá từ 4 người trở lên trên xe 16-30 chỗ ngồi, chở quá từ 5 người trở lên trên xe trên 30 chỗ ngồi.

Ngoài ra, Nghị định sửa đổi này cũng quy định nâng mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự vi phạm một số hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương, mức phạt thấp nhất là 100.000 đồng và cao nhất là 800.000 đồng/lần vi phạm.

Quy định cũng áp dụng xử phạt cụ thể đối với người điều khiển, người ngồi trên xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe thô sơ vi phạm một số một số hành vi áp dụng riêng trong khu vực nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương... từ 100.000 - 200.000 đồng/lần vi phạm; đối với người đi bộ xử phạt hành chính ở mức từ 60.000 - 120.000 đồng/lần vi phạm.

Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ chính thức có hiệu lực từ 0h ngày 20/5/2010, tuy nhiên sau 1 thời gian dài áp dụng xử lý vi phạm giao thông đường bộ cho thấy mức phạt hành chính của Nghị định này chưa đủ sức nặng, vì vậy đã có rất nhiều kiến nghị tăng nặng tiền phạt nhằm tăng sức răn đe, thay đổi nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông. Trong Nghị định mới sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP đã nâng cao nhiều mức xử phạt hành chính áp dụng với các hành vi cụ thể vi phạm Luật giao thông đường bộ.

Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 10/11/2012.
 
Theo Dân Trí
 
Top