metyruoi
Active Member
(BĐV) Giun Anisakis Simple có nhiều trong các loại gỏi cá hồi gây thủng ruột, tắc ruột… Thậm chí, nếu giun chui vào não có thể gây tử vong.
Nhiều người lầm tưởng cho rằng cá biển rất an toàn. Gỏi cá hồi, sushi đang trở thành món ăn ưa chuộng ở Việt Nam. Nhiều người tự mua cá hồi về chế biến món ăn nổi tiếng này mà không lường trước nguy cơ nhiễm giun Anisakis Simple.
Chết do giun Anisakis simple phá hủy não
ThS Bùi Ngọc Thanh, Quản lý dự án FIBOZOPA - dự án xây dựng năng lực nghiên cứu Ký sinh trùng có nguồn gốc thủy sản được tổ chức DANIDA Đan Mạch tài trợ tại Việt Nam cảnh báo, tuy Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào bị giun Anisaki làm thủng ruột, gây tắc ruột... Tuy nhiên, trào lưu ăn gỏi cá hồi sống, ăn sushi... đang phát triển là nguy cơ nhiễm giun Anisakis simple rất cao.
Tại Nhật Bản mỗi năm có đến cả ngàn ca bị ngộ độc loại ký sinh trùng này, đặc biệt có một trường hợp bị giun Anisakis chui vào não, gây tử vong. Đó là ông Shota Fujiwara (quận Gifu, Tokai) thường xuyên ăn gỏi cá hồi và sushi. Ông thường bị đau đầu, chậm chạp, hay quên... Chụp CT não không phát hiện bất thường nhưng dưới lớp da đầu có chuyển động nhỏ bất thường.
Ăn gỏi cá dễ nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Qua gây tê da đầu, bác sĩ tá hỏa khi thấy những con sâu nhỏ nhỏ tựa con giòi lúc nhúc bò ra, chính là loài giun Anisakis simple. Khi đại phẫu mở hộp sọ BS đã bắt được hàng trăm con và sau đó, ông Shota Fujiwara tử vong vì những con giun đã phá hủy hoàn toàn não bộ.
TS Trần Văn Vỹ, chuyên gia Viện nuôi trồng thủy sản 1 cảnh báo, Anisaki không chỉ có trong gỏi cá hồi mà còn cả cá ngừ, mực. Đây là một loại giun có chu kỳ sinh sản phức tạp: Anisakis đẻ trứng trong nước biển, ấu trùng nở ra được các loài tôm, cua ăn vào, sau đó cả lại ăn các tôm, cua này. Anisakis thường gặp trong thớ thịt và nội tạng ở nhiều loài cá biển và nhuyễn thể chân đầu như: cá mòi, cá tuyết, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá kiếm..., mực ống và mực nang... Vì vậy, gỏi sushi được làm từ các loại cá này nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
Chỉ ăn cá hồi khi đông lạnh đúng tiêu chuẩn
ThS Thanh cho biết, Anisakis có thể gây tác hại đối với sức khỏe con người theo 2 cách. Thứ nhất, gây bệnh đường ruột do ấu trùng khu trú tại thành ruột. Nguy hiểm hơn ấu trùng di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác đặc biệt như não bộ, mắt có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thứ hai, gây nên hiện tượng ngộ độc do độc tố với triệu chứng điển hình như nôn mửa dữ dội, tiêu chảy hoặc phát ban.
Biểu hiện của bệnh là khi ăn cá sống nhiễm giun có thể bị ngứa ở cổ họng phải ho khạc giun ra ngoài. Nếu bị nuốt vào bụng, giun sẽ bám vào ruột hoặc chui sâu vào lớp cơ của thành ruột, nhẹ thì gây đau đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy, phát ban... nặng thì tắc ruột, thậm chí giun có xuyên thủng qua ruột và lọt vào xoang bụng gây nên viêm màng bụng.
Để tránh các trường hợp ngộ độc do Anisakis, nhiều nước trên thế giới đã có quy định, phải đông lạnh cá trước khi ăn sống ở nhiệt độ - 20oc trong một tuần hay ở nhiệt độ - 35oC trong 15 giờ, để loại trừ ấu trùng Anisakis simple. Do đó, nếu không đông lạnh cá trước khi chế biến nên nguy cơ ngộ độc, nhiễm bệnh từ cá rất cao.
Các BS khuyến cáo, tốt nhất chỉ nên ăn cá đã được nấu chín. Các biện pháp vắt chanh, chế giấm vào lát cá hoặc uống rượu mạnh khi ăn gỏi cá đều không có tác dụng diệt giun Anisakis.
Nhiều người lầm tưởng cho rằng cá biển rất an toàn. Gỏi cá hồi, sushi đang trở thành món ăn ưa chuộng ở Việt Nam. Nhiều người tự mua cá hồi về chế biến món ăn nổi tiếng này mà không lường trước nguy cơ nhiễm giun Anisakis Simple.
Chết do giun Anisakis simple phá hủy não
ThS Bùi Ngọc Thanh, Quản lý dự án FIBOZOPA - dự án xây dựng năng lực nghiên cứu Ký sinh trùng có nguồn gốc thủy sản được tổ chức DANIDA Đan Mạch tài trợ tại Việt Nam cảnh báo, tuy Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nào bị giun Anisaki làm thủng ruột, gây tắc ruột... Tuy nhiên, trào lưu ăn gỏi cá hồi sống, ăn sushi... đang phát triển là nguy cơ nhiễm giun Anisakis simple rất cao.
Tại Nhật Bản mỗi năm có đến cả ngàn ca bị ngộ độc loại ký sinh trùng này, đặc biệt có một trường hợp bị giun Anisakis chui vào não, gây tử vong. Đó là ông Shota Fujiwara (quận Gifu, Tokai) thường xuyên ăn gỏi cá hồi và sushi. Ông thường bị đau đầu, chậm chạp, hay quên... Chụp CT não không phát hiện bất thường nhưng dưới lớp da đầu có chuyển động nhỏ bất thường.
Qua gây tê da đầu, bác sĩ tá hỏa khi thấy những con sâu nhỏ nhỏ tựa con giòi lúc nhúc bò ra, chính là loài giun Anisakis simple. Khi đại phẫu mở hộp sọ BS đã bắt được hàng trăm con và sau đó, ông Shota Fujiwara tử vong vì những con giun đã phá hủy hoàn toàn não bộ.
TS Trần Văn Vỹ, chuyên gia Viện nuôi trồng thủy sản 1 cảnh báo, Anisaki không chỉ có trong gỏi cá hồi mà còn cả cá ngừ, mực. Đây là một loại giun có chu kỳ sinh sản phức tạp: Anisakis đẻ trứng trong nước biển, ấu trùng nở ra được các loài tôm, cua ăn vào, sau đó cả lại ăn các tôm, cua này. Anisakis thường gặp trong thớ thịt và nội tạng ở nhiều loài cá biển và nhuyễn thể chân đầu như: cá mòi, cá tuyết, cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá kiếm..., mực ống và mực nang... Vì vậy, gỏi sushi được làm từ các loại cá này nên nguy cơ lây nhiễm là rất cao.
Chỉ ăn cá hồi khi đông lạnh đúng tiêu chuẩn
ThS Thanh cho biết, Anisakis có thể gây tác hại đối với sức khỏe con người theo 2 cách. Thứ nhất, gây bệnh đường ruột do ấu trùng khu trú tại thành ruột. Nguy hiểm hơn ấu trùng di chuyển đến các cơ quan nội tạng khác đặc biệt như não bộ, mắt có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Thứ hai, gây nên hiện tượng ngộ độc do độc tố với triệu chứng điển hình như nôn mửa dữ dội, tiêu chảy hoặc phát ban.
Biểu hiện của bệnh là khi ăn cá sống nhiễm giun có thể bị ngứa ở cổ họng phải ho khạc giun ra ngoài. Nếu bị nuốt vào bụng, giun sẽ bám vào ruột hoặc chui sâu vào lớp cơ của thành ruột, nhẹ thì gây đau đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu chảy, phát ban... nặng thì tắc ruột, thậm chí giun có xuyên thủng qua ruột và lọt vào xoang bụng gây nên viêm màng bụng.
Để tránh các trường hợp ngộ độc do Anisakis, nhiều nước trên thế giới đã có quy định, phải đông lạnh cá trước khi ăn sống ở nhiệt độ - 20oc trong một tuần hay ở nhiệt độ - 35oC trong 15 giờ, để loại trừ ấu trùng Anisakis simple. Do đó, nếu không đông lạnh cá trước khi chế biến nên nguy cơ ngộ độc, nhiễm bệnh từ cá rất cao.
Các BS khuyến cáo, tốt nhất chỉ nên ăn cá đã được nấu chín. Các biện pháp vắt chanh, chế giấm vào lát cá hoặc uống rượu mạnh khi ăn gỏi cá đều không có tác dụng diệt giun Anisakis.