Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả (tầng 1)

Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
216
0
0

mebekevin

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Chào cả nhà, chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ!
Em vẫn tầu ngầm hóng, hihi đọc hết các bài viết mà chẳng biết viết cái gì. Đang trong thời gian học hỏi nâng cao. hihihihi
 
104
0
0

capucino_2612

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Nhà vắng thế, các mẹ đi đâu hết cả rùi. Gửi tiền ngân hàng hết rùi nên ngồi rung đùi hết cả hả các mẹ ui.
 
841
0
0

Mẹ Tiếu Tiếu

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Đã mua vàng vào được chưa hả chị?
 
243
0
0

me-songhye

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Mình thấy vẫn thiếu nhiều mem quá. Các mem ở SG hình như chưa biết top này thì phải.
 
3
0
0

Pi tròn

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

E chào cả nhà !:) e là Pi tròn bên diễn đàn cũ..Phù, cuối cùng cũng tìm được các chị ở đây. May quá, thiếu chút nữa e bị bỏ rơi rùi..
Chúc cả nhà mình sang nhà mới đều ngày càng phát đạt, đi đúng tiêu chí mẹ Hương Giang đề ra...tiết kiệm-bảo toàn vốn - đầu tư và cuối cùng ai cũng sinh sôi được mấy BDS trở lên:>

E xin phép được bắt đầu lót dép ngồi hóng chuyện, hihi:)
 
62
0
0

Me Miu

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Me Miu test chữ ký cái nhé... Hhe, đẹp phết nhẩy, nổi lắm :)
 
62
0
0

Me Miu

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Nhà vắng thế, các mẹ đi đâu hết cả rùi. Gửi tiền ngân hàng hết rùi nên ngồi rung đùi hết cả hả các mẹ ui.
Thì chả biết làm, mẹ HG bảo cứ tạm bỏ vào đó mà. Tuân lệnh thôi!!!!!
 
62
0
0

Me Miu

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Không biết luật có thay đổi không nhỉ ? Mình nghĩ phải 6tr trở lên thì tốt hơn;)
Thấy bảo lần này QH sẽ đưa ra thảo luận nhưng có vẻ chưa quyết liệt lắm. 4tr khi quyết định phải đóng thuế thì Au chỉ >20, bây giờ thì sao???
 
103
0
0

thuytt_hut

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Giá vàng SJC 10.00am : 35,66-35,74
USD tphcm : 21300-21360
HN: 21300-21340
Huhu chị ơi em chậm chân rồi. Hôm nay mới lấy được vàng định mai đi gửi tiết kiệm ai dè lãi suất thấp quá.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Huhu chị ơi em chậm chân rồi. Hôm nay mới lấy được vàng định mai đi gửi tiết kiệm ai dè lãi suất thấp quá.
Em nhớ nhắc chị để thứ hai chị hỏi lại bên NH bạn chị xem còn bao nhiêu nhé !
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Làm sao tránh “bẫy” làm giá vàng?

26-11-2010 10:16:10 Lập đỉnh 38,2 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11, chỉ hơn hai tuần sau, những người ôm vàng mất từ 2 - 3 triệu đồng lượng. Ngày 24/11, Ngân hàng Nhà nước cấp tiếp quota nhập khẩu vàng.
Đọng lại, những người thua thiệt nặng có thêm bài học nhớ đời, nhưng ẩn phía sau đó vẫn là khoảng trống điều hành.

Nên mua vàng dưới dạng dự trữ ngoại hối?

Sau vài ngày hội đồng chính sách tiền tệ Mỹ họp định kỳ tháng 11 với thông điệp "nới lỏng" thêm 600 tỷ USD để khôi phục việc làm, đã dấy lên những nghi ngại đồng USD mất giá và tiên đoán vàng tăng giá. Nhận định này được tiếp sức thêm nhiều yếu tố khác như thị trường các tài sản tài chính, bất động sản trên thế giới chưa thoát khỏi đình trệ, khủng hoảng nợ châu Âu bùng nổ ở Hy Lạp lan sang Irelan và mới hôm kia là chiến sự leo thang giữa hai miền Triều Tiên.

Một học giả nói rằng, “giá vàng phản ánh những gì người ta nghĩ về tương lai nền kinh tế”. Khi tất cả thị trường không đảm bảo an toàn cho tài sản của nhà đầu tư thì vàng luôn là nơi trú ẩn an toàn nhất.

Đối chiếu câu chuyện vàng của thế giới với Việt Nam, thấy rằng, nếu giá vàng Việt Nam và thế giới cùng chung bước nhảy, sẽ chẳng có gì đáng nói bởi đó là cái lý của “nước nổi bèo nổi”. Nhưng ở Việt Nam lại khác. Nhiều khi giá thế giới tụt tự bao giờ nhưng trong nước vẫn chót vót.

Gần như thành thói quen, mỗi khi thị trường vàng sốt nóng, Ngân hàng Nhà nước lại “cấp quota, bán ngoại tệ” cho phép nhập khẩu vàng. Đáng lưu ý, trong khoảng thời gian từ 2008 đến trước tháng 11/2010, Ngân hàng Nhà nước rất ít khi cấp quota nhập khẩu vàng với lý lẽ để giảm nhập siêu, nhưng từ ngày 9/11 đến nay đã hai lần cấp quota. Đợt 1 kéo dài hai tuần kể từ 9/11, và đợt 2 từ cuối ngày 24/11 đến hết 31/12/2010.

Rõ ràng Ngân hàng Nhà nước đã hành động đúng, và bằng chứng là sau cơn sốt “9/11”, chỉ với một động thái cấp quota với thời hạn hai tuần, thị trường vàng hạ nhiệt lập tức, đưa giá vàng trong nước gần hơn với giá thế giới. Có người lo “nhập siêu theo sau quota nhập khẩu vàng”, nhưng ở hoàn cảnh đó khó có thể làm khác, vì không thể nào vừa theo đuổi mục tiêu giảm nhập siêu, vừa muốn bình ổn thị trường vàng.

Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra: tại sao Ngân hàng Nhà nước chưa có biện pháp nào khả thi hơn “điệp khúc” nói trên? Có một thực tế không thể không lưu tâm là trước khi hạn cấp quota đợt 1 nói trên hết hiệu lực khoảng 5 ngày, xuất hiện đồn đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ phải cấp tiếp quota. Và điều đó đã xảy ra: cuối ngày 24/11, Ngân hàng Nhà nước cấp quota nhập khẩu vàng, hạn kéo dài tới 31/12.

Đã có không ít kiến nghị lên Ngân hàng Nhà nước rằng, nên duy trì một tỷ lệ vàng nhất định trong quỹ dự trữ quốc gia tương tự một số ngân hàng trung ương trên thế giới đã và đang làm. Một chuyên gia tài chính nhận xét: “Nếu Ngân hàng Nhà nước mua vàng dưới dạng dự trữ ngoại hối thì mỗi khi thị trường biến động xấu, Ngân hàng Nhà nước không phải thụ động “cấp quota, bán ngoại tệ” như bây giờ”.

Yếu tố tỷ giá

Một nguyên nhân khác khiến cho giá vàng trong nước chênh lệch quá mức với giá thế giới là sự chênh lệch tỷ giá cặp tiền VND/USD.

Đầu tháng 11/2010, khi tỷ giá bất thường, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông điệp can thiệp, nhưng mức độ hành động dường như còn quá thận trọng. Kết quả là tỷ giá tự do của VND/USD chỉ giảm đến mức 20.900 đồng/USD và sau đó vọt lên 21.300 đồng/USD, cao hơn tỷ giá chính thức (19.500 đồng/USD) tới 1.800 điểm!

Một dẫn chứng khác là Ngân hàng Nhà nước công bố “bán ngoại tệ theo hai danh mục của Bộ Công thương”, tức là chỉ bán cho đối tượng nhập khẩu hàng hóa trong nước chưa sản xuất được và ngược lại. Tuy nhiên, cả tuần nay (tính đến 25/11), Ngân hàng Nhà nước không hề bán một Đô la nào để nhập khẩu một mặt hàng vẫn được coi là ưu tiên số 1 và cũng không giải thích lý do. Vì thế, một số doanh nghiệp cứ tưởng mình là đối tượng trong “danh mục ưu tiên mua ngoại tệ” cứ hối thúc ngân hàng thương mại bán ngoại tệ, trong khi ngân hàng thương mại làm văn bản đề nghị mua lên Ngân hàng Nhà nước nhưng chưa được giải quyết.

Trong điều kiện hiện nay, theo công bố của Tổng cục Thống kê, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2010 tăng 1,86%, thì các mặt hàng nhập khẩu sẽ bị đội giá hơn nữa. Bởi không một doanh nghiệp nào chịu hạch toán theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước nằm bất động cả tháng nay ở mức 19.500 đồng/USD, mà họ tính theo giá ngoại tệ tự do ở chợ Hà Trung, Hà Nội.

Phải tự bảo vệ mình

Trở lại với câu chuyện vàng. Một thực tế chưa được thừa nhận một cách chính thống là gần đây, thị trường vàng bị “làm giá” quá nhiều. Chuyên viên khối đầu tư một ngân hàng nói: “Có những thời điểm giá tăng rất vô lý, nhưng không nhìn thấy nhu cầu ở đâu”!

Theo ông, “mánh” làm giá của giới đầu cơ cũng chỉ thực hiện theo nguyên lý thông thường. Chẳng hạn, các nhà cái nắm giữ vàng có thể đẩy giá lên bằng cách sẵn sàng bỏ tiền mua lại vàng từ những cửa hàng nhan nhản trong phố sau khi các cửa hàng này thấy đã cân đối được lợi nhuận. Khi giá bị đẩy cao thì lực mua xuất hiện và tâm lý bầy đàn ùa đến.

Một nhân viên bảo vệ ở “chợ” vàng Trần Nhân Tông (Hà Nội) nói: “Thật kỳ cho dân mình, giá cao thì tranh mua, thấp thì tranh bán!”. Tất nhiên, đó là thời điểm để các nhà cái thu vốn và lãi về, nhả rủi ro cho thị trường.

Có vẻ như “mánh” này càng dễ hiện thực hóa bởi một lý do khác từ cơ chế nhập khẩu vàng. Từ trước tới nay, muốn nhập vàng thì phải chờ Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép khá lâu. Không ít trường hợp giá vàng thế giới đi qua một vòng “sốt, giảm” nhưng giấy phép vẫn chưa được cấp. Trong lúc chờ đợi sự chuyển động ì ạch của giấy phép, những nhà cái chắc sẽ không tội gì không vin vào cái lý “cung, cầu bất cập”, thổi giá lên để hiện thực hóa lợi nhuận.

Bởi thế, lời khuyên của chuyên viên ngân hàng nói trên là, người dân cần biết cách tự bảo vệ mình bằng cách nắm vững giá vàng thế giới để quy đổi ra giá vàng trong nước, qua công thức khá đơn giản sau: giá trong nước = (giá thế giới + phí vận chuyển + phí bảo hiểm) x (1 + thuế nhập khẩu) : 0,82945 x tỷ giá USD/VND.

Tham số đi theo công thức trên gồm: phí vận chuyển (tùy thuộc nhập khẩu ở “chợ” New York hay Singapore, nhưng nói chung gần đây đều nhập từ Singapore) tương đương khoảng 0,75 USD/oz, phí bảo hiểm 0,25 USD/oz, thuế nhập khẩu hiện nay là 0% và phí gia công là 40.000 đồng/lượng.

Thêm một lưu ý, theo tính toán của doanh nghiệp, nếu giá trong nước thấp hơn giá thế giới từ 80 - 150 nghìn đồng/lượng là có lãi và doanh nghiệp sẵn sàng nhập khẩu.

Như vậy, những người mua vàng sẽ biết mình nên mua ở mức giá nào là hợp lý. Dĩ nhiên, điều này không bao giờ đúng với những người có máu “đỏ đen” bởi còn phụ thuộc vào kỳ vọng thị trường và “khẩu vị rủi ro” của họ. Nhưng kể cả “khẩu vị” ấy dù cao đến đâu, cũng xin đừng quên đây là cuộc chơi mà nhà cái thường nắm chắc phần thắng!
Theo VnEconomy.

Bài viết này các mẹ không nên bỏ qua! Vì vậy spier007 mới yêu cầu các mẹ vững vàng tâm lý là vậy !
Mẹ HG lại lôi qua lần nữa vì ít thấy nhấn nút TKS, không phải cái nút đó mình quan tâm mà mình muốn các mẹ nắm được nguyên lý của giới KD vàng và để mình biết các mẹ đã đọc rồi.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Chống đầu cơ vàng: độc trị độc
Cần có một biện pháp mạnh để kéo giá vàng trong nước ngang với giá quốc tế mới chống được nạn đầu cơ vàng.

Hơn 2.500 lượng là tổng số vàng mà một tổ chức có chức năng kinh doanh kim loại quý hiếm này bán ra trong ngày 9-11-2010 với giá từ 38 triệu đồng/lượng trở lên. Họ chủ trương bán hết kho nếu giá vàng ở trên mức đó. Tuy nhiên nhu cầu mua ở mức giá họ sẵn sàng bán không cao như mong đợi. Vào lúc giá vàng “rơi” xuống dưới ngưỡng 38 triệu/lượng, họ ngừng bán.

Động thái ngừng bán được lý giải như sau: chúng tôi là người kinh doanh, giá phải ở một mức đảm bảo có lợi nhuận mới bán. Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước không cho phép các tổ chức tín dụng chuyển đổi 30% vàng huy động thành tiền như trước, các ngân hàng còn phải mua lại vàng để bù vào số vàng đã chuyển đổi. Nhu cầu vàng, như thế, gián tiếp được đẩy lên cho dù trong thời gian dài hay ngắn.

Sự cách biệt của giá quy đổi và giá thị trường

Trước “cơn sốt” ngày 9-11 giá vàng khá bình lặng, một sự bình lặng chứa đựng những ngọn lửa âm ỉ khi tỷ giá thị trường tự do không thể rớt xa mức 21.000 đồng/đô la Mỹ. Lúc đó đã có những dấu hiệu lăm le đẩy tỷ giá thị trường tự do bằng giá vàng. Điều kiện cần cho dấu hiệu chuyển thành động thái thật là sự gia tăng đột biến của giá vàng thế giới. Điều ấy đã xảy ra khi giá vàng quốc tế vượt ngưỡng 1.400 đô la Mỹ/ounce.

Đến lượt mình, khi giá vàng tăng, giá đô la tiền mặt tự do trở nên rẻ hơn so với vàng và hệ quả tất yếu là người ta “chạy” sang mua đô la. Giá đô la tiền mặt tác động tức thì đến giá đô la chuyển khoản. Động thái găm giữ đô la từ các đối tượng có nguồn thu ngoại tệ càng được củng cố.

Trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” đó, sự cách biệt giữa giá vàng quy đổi theo tỷ giá kịch trần mà các ngân hàng được phép giao dịch chính thức và giá thị trường là điều được ghi nhận. Giá vàng quốc tế cao nhất ở mức 1.425 đô la Mỹ/ounce, tương đương giá quy đổi 33,5 triệu đồng/lượng (công thức tính: giá vàng thế giới x 1,200556 x tỷ giá 19.500 đồng, chưa tính phí gia công), chênh lệch tới 4,5 triệu đồng/lượng so với giá thị trường. Mức 38 triệu đồng/lượng của giá vàng nội địa tương đương hơn 1.600 đô la Mỹ/ounce, là mức giá cao nhất thế giới. Còn nếu tính theo tỷ giá thị trường tự do cao nhất thời điểm ấy, giá vàng nội địa tương đương 1.482 đô la Mỹ/ounce, cũng vẫn khiến các tổ chức đầu cơ quốc tế phải ngả mũ chào!

Lấy độc trị độc

Cung cầu ngoại tệ căng thẳng là chuyện có thật, nhưng căng thẳng ở tỷ giá 19.500 đồng/đô la Mỹ. Còn nếu tỷ giá này được cộng thêm phí để giá giao dịch thật ngang với tỷ giá thị trường tự do, thì nguồn cung vẫn có và có tương đối nhiều. Trong khi đó, giá vàng nội địa hiện tại vẫn cao hơn giá quốc tế dù Nhà nước đã cho nhập vàng và bãi bỏ thuế nhập khẩu.

Vàng và tỷ giá thị trường tự do tiếp tục là hai lực kéo, đỡ cho nhau đứng ở mức cao. Khi giá vàng quốc tế giảm, giá vàng trong nước giảm theo nhưng rất chậm và ít, còn giá đô la thị trường tự do tăng lên. Ngược lại tỷ giá thị trường tự do giảm nếu giá vàng quốc tế tăng kéo giá vàng trong nước tăng theo.

Để chống đầu cơ giá vàng, cho nhập vàng nhỏ giọt theo hạn ngạch là chưa đủ. Ở đây cần một biện pháp mạnh để kéo giá vàng nội địa ngang với giá quốc tế. Và một khi giá vàng trong nước bằng hoặc thấp hơn giá thế giới, khoảng cách giữa tỷ giá hối đoái chính thức và phi chính thức sẽ ngắn lại. Muốn giá giảm, đơn giản là nguồn cung phải cao, phải có ai đó tung vàng ra bán. Câu hỏi là ai bán? Vàng ở đâu để bán?

Thống kê cho thấy nguồn vàng hàng triệu lượng đang nằm ở các ngân hàng thương mại và các công ty kinh doanh vàng, bạc đá quý. Các ngân hàng không dám và không thể bán vàng vì một mặt e ngại giá lên, lỗ không ai bù, mặt khác quy định không cho phép bán. Trước đây mỗi khi giá vàng tăng, một bộ phận nhà đầu tư vay vàng ngân hàng để bán, chờ giá xuống mua lại trả nợ. Nay “cửa đánh xuống” này đã bị chặn.

Các công ty kinh doanh vàng bạc 100% vốn nhà nước cũng không thể đảm đương vai trò người bình ổn thị trường vàng. Người có thể bán vàng ra và bình ổn, điều tiết thị trường phải là Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Nhưng NHNN lấy vàng đâu để bán? NHNN có thể vay vàng của các doanh nghiệp và ngân hàng và ủy thác cho họ bán theo mức giá chỉ đạo của NHNN.

Cần bao nhiêu lượng vàng để dập tắt “cơn sốt”? Con số có thể là 50.000 lượng theo như chúng tôi tham khảo ý kiến của một số công ty và tổ chức tín dụng. Thực tế chỉ ra tổ chức nọ chỉ cần bán ra 2.500 lượng là giá giảm. Trong trường hợp họ tiếp tục bán thêm, giá giảm nữa. Với mục tiêu điều tiết thị trường, NHNN có thể bán thêm cho đến khi giá vàng nội - ngoại ngang nhau, vì NHNN không kinh doanh như các doanh nghiệp.

Đánh đổi

Bán vàng vay như thế NHNN thu được tiền đồng. Đây là một cửa hiệu quả hút tiền về để kiềm chế lạm phát. Ngoài ra, nhìn từ góc độ kinh doanh lãi suất vay vàng của NHNN có thể 1-2%/năm (lãi suất huy động vàng của ngân hàng đang giảm mạnh), trong khi lãi suất tiền đồng đang ở mức 12-13,5% đầu vào và 15-20%/năm đầu ra.

Vay vàng có rủi ro nếu giá quốc tế tăng. Sự chênh lệch lãi suất vay vàng và lãi suất tiền đồng thu được có thể bù đắp một phần rủi ro. Việc bán vàng ở mức giá cao và giảm dần cho đến khi giá trong nước ngang giá quốc tế có thể mang lại một phần bù đắp nữa, nhưng chưa đủ.

Do đó, khi vay vàng NHNN cần bảo hiểm và khi giá quốc tế có chiều hướng lên, NHNN có thể mua vàng option bên ngoài (quyền chọn mua) để tự vệ. Vào thời điểm thị trường bình ổn, NHNN chủ động mua vàng để trả cho doanh nghiệp, ngân hàng.

Bình ổn thị trường vàng bằng cách trên đòi hỏi nghệ thuật tiến hành, sự kết hợp của nhiều yếu tố từ nghiên cứu, dự báo, xây dựng chiến lược, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và cả “cảm giác thị trường”. Nó là sự đánh đổi xứng đáng nhằm góp phần ổn định vĩ mô, đặc biệt tỷ giá, lạm phát.

Đáng quan tâm là phần lớn số vàng NHNN ủy thác bán ra qua các doanh nghiệp, ngân hàng sẽ quay trở lại ngân hàng dưới dạng tiết kiệm vì ít ai giữ vàng ở nhà. Tận dụng vòng quay này thuộc khả năng của người cầm trịch - NHNN.

Nhìn rộng hơn, trong hoàn cảnh Việt Nam, nơi vàng không chỉ là hàng hóa, mà còn là phương tiện thanh toán, tích lũy tiết kiệm của người dân, đồng thời có mối quan hệ mật thiết với tiền đồng, ngoại tệ, Nhà nước phải quản lý thị trường vàng bằng chính những công cụ thị trường. Khi người dân có nhu cầu về vàng, không thể ngăn chặn nhu cầu ấy bằng mệnh lệnh hành chính. Cầu được thỏa mãn đầy đủ, thị trường sẽ bình yên.


Theo Hải Lý
TBKTSG
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Chuyện các ông Thống đốc lên diễn đàn Quốc hội
Sự phân vai không rõ ràng khi phát ngôn về tỷ giá, lãi suất giữa Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đương nhiệm với Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia được đại biểu Quốc hội đem ra chất vấn Thủ Tướng
Theo đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia do Thủ tướng thành lập có chức năng chủ yếu là tư vấn, giám sát chính sách, thế nhưng ngày 4/11 vừa qua tại Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy lại đứng ra công bố về tỷ giá, lãi suất, một việc mà theo bà Mai lẽ ra thuộc trách nhiệm phát ngôn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Tại buổi họp này, Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy tuyên bố chủ trương để lãi suất vận hành theo cơ chế thị trường. Nhưng theo bà Mai, tuyên bố này không những không hạ nhiệt thị trường mà còn khiến đôla, giá vàng có biểu hiện bất thường.

"Tôi đề nghị Thủ tướng có ý kiến về tình hình trên, đặc biệt đối với những phát ngôn, những thông tin cần được minh bạch, công khai và chính xác, có trách nhiệm để không mang lại những hiệu ứng tiêu cực đối với thị trường", bà Mai chất vấn Thủ tướng trên diễn đàn Quốc hội sáng 24/11.

Bà Mai là một người ngoại đạo với ngành ngân hàng. Chất vấn của bà cũng chỉ đề cập một phần câu chuyện nên không phải ai cũng có thể hiểu ngọn ngành. Nhưng với những người trong ngành, đây thực sự là vấn đề đáng lưu tâm. Bởi câu chuyện không chỉ gói gọn trong việc ông Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính được nói cái gì hay ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải nói cái gì, mà nằm ở chỗ lời nói của ông nào là thông điệp chính thức của Chính phủ.
Buổi họp của Thường trực Chính phủ với các bộ trưởng diễn ra tối 3/11 khi thị trường vàng và ngoại tệ đang lên cơn sốt, giá đôla tự do cao hơn ngân hàng tới gần 1.500 đồng. Sáng hôm sau, khi Ngân hàng Nhà nước chưa phát đi bất cứ thông điệp gì với thị trường thì Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia bất ngờ mời phóng viên đến trao đổi về kết luận của buổi họp.

Ngay khi bắt đầu, Chủ tịch Ủy ban Lê Đức Thúy nhấn mạnh đây là công việc đột xuất không có trong kế hoạch của Ủy ban và ông phải gặp báo chí theo yêu cầu của Thường trực Chính phủ nhằm truyền đạt chủ trương mới về vấn đề lãi suất, tỷ giá. Ông cho biết Chính phủ đồng ý để Ngân hàng Nhà nước bơm ngoại tệ mạnh tay hơn để phục vụ các nhu cầu nhập khẩu thiết yếu, thay vì chỉ nhỏ giọt như thời gian qua. Cùng với việc bơm ngoại tệ, ông cho biết Chính phủ chủ trương để lãi suất tiền đồng vận hành theo cơ chế thị trường, thay vì yêu cầu các ngân hàng hạ lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp như trước đây. Điều này đồng nghĩa với việc “chấp nhận lãi suất trên thị trường tăng lên”.

Việc Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia công bố những thông tin chính sách thay cho Ngân hàng Nhà nước khiến nhiều người thắc mắc, song đa phần đều tin tưởng vì ông Lê Đức Thúy từng đảm đương vai trò Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, lại là người có tài diễn thuyết nên ông được Chính phủ chọn để phát đi thông điệp nhạy cảm cũng không phải là việc quá khó hiểu.

Tuy nhiên, thị trường thực sự nhiễu thông tin khi vài ngày sau đó, Ngân hàng Nhà nước tăng lãi suất cơ bản (từ 8% lên 9%) nhưng lại "bật đèn xanh" để Hiệp hội Ngân hàng thống nhất với các thành viên khống chế lãi suất huy động tiền đồng không quá 12% một năm. Về việc bơm ngoại tệ cho thị trường, Thống đốc Nguyễn Văn Giàu cũng chỉ dè dặt tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cho các nhu cầu thiết yếu, chứ không cam kết bán mạnh tay hay đáp ứng đủ nhu cầu. Mà thực tế nhiều ngày sau đó, lượng bán cho ngân hàng cũng rất khiêm tốn.

Sự nhiễu loạn thông tin đã dẫn tới hệ quả nhiều ngân hàng phá vỡ thỏa thuận, âm thầm đẩy lãi suất vượt 12% một năm, tỷ giá trên thị trường tự do có giảm đôi chút nhưng vẫn neo ở mức cao trên 21.000 đồng. Doanh nghiệp thì căn cứ vào tuyên bố bơm mạnh ngoại tệ để căn vặn ngân hàng không chịu bán đủ nhu cầu, thậm chí có đơn vị đòi chủ tịch, tổng giám đốc ngân hàng ký xác nhận không có nguồn để bán.

Ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc đương nhiệm của Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: Nhật Minh

Trả lời đại biểu Nguyễn Thị Bạch Mai, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết ông đã đề nghị Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước hợp tác với nhau, làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình trên tinh thần có lợi cho đất nước, cho nền kinh tế.

"Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia cũng nguyên là Thống đốc Ngân hàng. Khi tôi kiêm nhiệm Thống đốc Ngân hàng thì 2 đồng chí này làm Phó Thống đốc. Trong cuộc họp tôi có nói các đồng chí phối hợp với nhau, họp báo nói thế nào, trình bày thế nào để chủ trương về kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, điều hành tỷ giá lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với điều kiện nước ta. Còn cách nói, cách diễn đạt mỗi đồng chí có thể có chỗ này, chỗ khác thì chúng ta rút kinh nghiệm", Thủ tướng nói.

Sau lời giải thích của Thủ tướng, đại biểu Mai không chất vấn thêm, Quốc hội cũng không có đại biểu nào đề cập tới vấn đề này. Nhưng thị trường kỳ vọng một thông điệp rõ ràng hơn thế, rằng Chính phủ chấp nhận để lãi suất tiền đồng theo cơ chế thị trường nhằm giảm áp lực với tỷ giá đồng đôla, hay vẫn muốn lãi suất vận hành hợp lý nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Gần như "bất lực" trước nạn loạn cào cào lãi suất tiền đồng, Hiệp hội Ngân hàng đã có văn bản gửi Thủ tướng mong muốn nắm rõ hơn chủ trương của Chính phủ.

Trong lúc chờ thông điệp chính thức, các ngân hàng vẫn âm thầm đẩy lãi suất huy động lên cao, khiến dòng tiền chạy loạn từ nơi này đến nơi khác. Có nơi đã đưa lãi suất huy động lên 15% và phần đông trong số khách hàng lũ lượt kéo đến gửi tiền những ngày qua là "giật" được từ ngân hàng khác.

Lãi suất cho vay cũng bị đẩy lên ngưỡng mới và đang tiệm cận mức kỷ lục của năm 2008, vượt qua khả năng chịu đựng của nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nơi đang chắt chiu vượt khó nhằm duy trì công ăn việc làm cho hàng triệu lao động. Hôm qua, Hiệp hội Thép đã chính thức lên tiếng về chuyện doanh nghiệp hội viên phải vay với lãi suất 19%. Nhiều người đang tính tới chuyện nếu có tiền thà đi gửi ngân hàng còn hơn đầu tư sản xuất kinh doanh không lợi nhuận.
 
912
0
0

HƯƠNGGIANG

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Huhu chị ơi em chậm chân rồi. Hôm nay mới lấy được vàng định mai đi gửi tiết kiệm ai dè lãi suất thấp quá.
NH họ thay đổi lãi suất liên tục, từ lúc chị nói với em đến giờ được 2 tuần rồi còn gì ? để sáng thứ hai chị hỏi lại bên chổ bạn chị xem lãi suất còn bao nhiêu nhe !
 
71
0
0

lexus2000

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Các mẹ thân mến ! Để giúp việc trao đổi thông tin thuận tiện hơn, và giúp nhau nhận ra người quen cũ. Mẹ HG mong muốn các mẹ đăng ký lại nick cũ của mình tại phần chữ ký của mổi cá nhân ! ( Ngoại trừ nick cũ và nick mới giống nhau ).
Cám ơn các mẹ đã quan tâm!
Hehe! Meminhanh đây! Nhớ mẹ HG và cả nhà mình mún chết luôn! Mà đăng ký nick cũ ko được, đành lấy nịc này cho đổi mới! Cả nhà thông cảm nhé!:p

Ko bít sang đây có tha hồ buôn bán ko mẹ HG nhỉ?
 
32
0
0

Liendp

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Tàu ngầm học hỏi các mẹ mãi, giờ mới nổi lên đây.
Chị HG ơi em ngưỡng mộ chị quá cơ...
Chào các mẹ em là dothuy bên nhà cũ
hì hụi mãi mới vào đc đây
Chúc cả nhà luôn vui vẻ và hạnh phúc
Chúc mẹ HG thật nhiều sức khỏe và trẻ đẹp mãi
Chị nhận ra em rùi nhé...hehe, khi nào off HN nhớ gọi chị nhé.
 
7,827
1
38

Me Minh "meo"

Active Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

Topic này hay nhỉ, em đọc 1 lèo, mỗi tội đọc từ bài cũ đi, thế là bước 1 đã sai căn bản rùi các mẹ nhỉ, cho e ngồi bậu cửa hóng nhé. Mọi ng trong đây hình như quen biết nhau hết rồi thì phải @};- .
 
1,136
0
0

Mẹ Đạt

New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả

chào cả nhà!!! EM đang lo sốt vó lên với vụ vay tiền NH!!! Xã bận quá, ko về để ký thủ tục được!! Giờ chỉ sợ họ chốt sổ sớm thì tèo cả nhà luôn!! Nhà em vay 50M mà cứ như ng ta vay cả tỷ!!! :((
 
Trạng thái
Không mở trả lời sau này.
Top