me-songhye
New Member
Ðề: Làm thế nào để tiết kiệm - bảo toàn vốn- đầu tư tài sản của mình hiệu quả
Chị ơi như vậy nhà nước vẫn để thả nổi tỷ giá đúng không chị? Em thấy nhiều bài báo viết hôm nay cháy chợ USD. Tình hình chị dự đoán em này có thể lên đến 22 không?Ưu tiên tỉ giá
Tỉ giá USD/VND trên thị trường tự do hiện đã vượt qua mốc cao nhất của chính nó trong “cơn sốt” vàng ngày 9.11.2010. Chênh lệch giá chợ đen và ngân hàng gần 10%.
Hai tuần qua, giá vàng thế giới giảm và xoay quanh ngưỡng 1.360 USD/ounce, giá vàng trong nước giảm theo nhưng vẫn luôn cao hơn giá quốc tế. Những ngày giá vàng giảm, USD thị trường tự do lại lên giá so với tiền đồng. Vàng và tỉ giá vẫn là hai lực kéo, đỡ cho nhau đứng ở mức cao.
Trong khi đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục cấp hạn ngạch nhập khẩu vàng với thời hạn dài hơn, nhưng không công bố số lượng nhập, đồng thời cũng không có thông tin về con số ngoại tệ đã được cơ quan này bán ra can thiệp thị trường. Sự “tranh tối tranh sáng” của thông tin khiến người dân và doanh nghiệp chưa ngừng găm giữ ngoại tệ.
Ông Hồ Hữu Hạnh, Giám đốc Chi nhánh NHNN TPHCM nói với báo chí hiện lượng ngoại tệ trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn lên tới 9 tỉ USD. Mặc dù lãi suất tiền gửi ngoại tệ của tổ chức kinh tế chỉ có 1%/năm, còn lãi suất tiền đồng phổ biến 13%-14%/năm tùy kỳ hạn (có cộng lãi suất thưởng, hoặc lãi suất bậc thang), nhưng doanh nghiệp vẫn nghiêng về giữ ngoại tệ.
Điều chỉnh tỉ giá chính thức hay yêu cầu kết hối lúc này không phải là giải pháp thích hợp. Chính phủ vừa tuyên bố sẽ giữ nguyên tỉ giá từ nay đến Tết Nguyên đán và cam kết ấy phải được thực hiện nhằm củng cố lòng tin của người dân vào chính sách tiền tệ.
Kết hối là biện pháp hành chính, chưa kể nó có thể vi phạm cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Bây giờ khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm đã ở trong tầm tay, ổn định vĩ mô, kềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu. Do đó, vị thế của đồng nội tệ cần phải được khôi phục và một trong những cách khôi phục là tăng lãi suất tiền đồng.
Mức tăng phải đủ mạnh trong một thời gian nhất định, đảm bảo để người dân và doanh nghiệp nhận thấy nên chuyển sang giữ đồng Việt Nam. Chỉ cần một nửa trong số 9 tỉ USD của doanh nghiệp TPHCM trên tài khoản tiền gửi được bán cho ngân hàng và sau đó các ngân hàng bán cho NHNN, dự trữ ngoại hối quốc gia sẽ tăng đáng kể.
Và cũng chỉ cần người dân không mua thêm USD và vàng, thay vào đó gửi tiết kiệm tiền đồng, tỉ giá thị trường tự do sẽ hạ nhiệt. Đây cũng là chính sách thích hợp để đón đầu dòng kiều hối chảy về nước mạnh mẽ trong dịp lễ cuối năm, và người dân bán cho ngân hàng thay vì giữ hay bán ra thị trường tự do.
Về lý thuyết, lãi suất tăng sẽ giúp ngăn chặn lạm phát. Có ý kiến cho rằng chỉ số CPI tháng 11 đã ở đỉnh, nhưng người ta cũng biết rằng giá cả các mặt hàng thường tăng mạnh vào thời gian giáp tết, nhất là lương thực - thực phẩm, dịch vụ, giao thông... những mặt hàng chiếm tỉ trọng lớn trong rổ hàng hóa tính CPI. Lãi suất cao sẽ đẩy dòng tiền tiết kiệm tăng và chi tiêu giảm, hạ lạm phát. Đó có lẽ là điều nền kinh tế cần trong ngắn hạn.
Doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn với lãi suất cao, ngân hàng cũng không thể cho vay thêm được. Nhưng xét ngắn hạn, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm đã đạt và một khi khó khăn hơn với lãi suất, doanh nghiệp được bù đắp bằng sự dễ chịu và ổn định của tỉ giá. Sự đánh đổi ngắn hạn mang tính tình thế không phải là không có lợi cho doanh nghiệp.
NHNN đã nhìn ra sự vận động đó khi gần đây, cho dù có ngân hàng nâng lãi suất tiết kiệm lên 14,5%/năm, hay không ít ngân hàng huy động ở mức 13,7 - 13,8%/năm, cao hơn quy định cho phép nhưng NHNN đã không nhắc nhở, không thanh tra (lãi suất huy động tối đa bằng 150% lãi suất cơ bản, tức 13,5%/năm, lãi suất cho vay được theo cơ chế thỏa thuận).
Tuy nhiên, cộng hưởng của những động thái trên vẫn chưa đủ sức tạo ra sự đổi chiều của dòng vốn từ ngoại tệ sang tiền đồng. Đã đến lúc lãi suất cơ bản phải phát huy tác dụng của nó và phát đi tín hiệu về một mặt bằng lãi suất cao hơn.
Ngân hàng HSBC, bộ phận nghiên cứu toàn cầu, trong bản báo cáo mới nhất về Việt Nam đề ngày 26.11.2010, mang tên “Chưa có cải thiện” (No improvement yet), nhận định thâm hụt thương mại và lạm phát, hai nhân tố cốt lõi của kinh tế, vẫn đang gây sức ép lên tiền đồng. HSBC kỳ vọng lãi suất cơ bản sẽ tăng thêm 100 điểm phần trăm (1%) trong tháng 12 để chặn đà tăng của sức ép đó. Ý kiến của HSBC không phải không có cơ sở.
Từ nhiều năm trước, trong lịch sử điều hành tỉ giá của NHNN, cơ quan này hiểu hơn ai hết phá tỉ giá là phá lòng tin. Muốn lấy lại niềm tin, ổn định tỉ giá một cách linh hoạt, cần ổn định giá trị đồng tiền Việt.
Kinh tế Việt Nam 5 năm qua tăng trưởng bình quân 6 - 7%/năm, thì không có lý gì đồng USD mất giá ngay cả với đồng kíp của Lào, đồng riel của Campuchia, mà nó lại cứ tăng giá so với VND. Hai tháng trước mắt sẽ là cơ hội ngắn hạn không lặp lại để nâng sức mạnh tiền đồng. Rồi khi bài toán tỉ giá được giải, câu trả lời cho bài toán lãi suất sẽ tự đến. Theo Hải Lý
Lao động